V.League: Mong manh thầy ngoại
Ngoại trừ HLV Kiatisak Senamuang, ba ông thầy ngoại còn lại ở V.League đều đang trải qua những tháng ngày khó khăn sau khởi đầu không thể tệ hơn của đội nhà. Nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả yếu kém ấy khi khách quan có, chủ quan duy ý chí cũng không phải là ít.
Bỏ ra số tiền lớn để thuê thầy ngoại, lãnh đạo các CLB chắc chắn đều tỏ rõ quyết tâm muốn có thành tích tốt. Nhưng dường như, sự mong chờ ấy chưa được đền đáp tương xứng, ít nhất là khi nhìn vào kết quả 6 lượt trận vừa qua tại V.League. Ngoại trừ bầu Đức đang có những tháng ngày tươi đẹp cùng “ Zico Thái” Kiatisak khi HAGL làm nên lịch sử với ngôi đầu trong 2 vòng liên tiếp, các ông bầu còn lại gồm bầu Đoan ( Thanh Hóa), bầu Hùng ( TP.HCM) hay bầu Bình ( Sài Gòn FC) đều phải gặm nhấm nỗi đau khi đội nhà thua nhiều hơn thắng, tụt dần xuống nhóm “cầm đèn đỏ”. Rõ ràng, khó có thể chấp nhận thực tế phũ phàng rằng, Thanh Hóa đã rơi xuống chót bảng sau 3 trận thua liên tiếp. Hai thất bại muối mặt vừa qua biến TP.HCM thành ứng cử viên xuống hạng, trong lúc “người anh em” Sài Gòn FC cũng cùng chung vận mệnh sau chuỗi 3 trận thua.
Trong thành tích tệ hại ấy, có nhiều nguyên nhân khi chủ quan có, khách quan duy ý chí cũng không phải là ít. Nói về Thanh Hóa thì khi tìm lý do, ai cũng đánh giá cao năng lực của HLV Ljupko Petrovic. Đa phần đều nhận xét, dấu ấn chiến thuật của vị HLV lão làng này là rất rõ ràng, có mảng miếng. Ở nhiều trận đấu, Thanh Hóa gần như làm chủ cuộc chơi, gây sức ép lên phần sân đối phương và tạo được những cơ hội ăn bàn rõ nét. Nhưng đến phần xử lý cá nhân của các chân sút trên hàng công thì hoặc vụng về, hoặc thiếu may mắn. “Đen đủi” là từ dùng để đánh giá về 4 trận thua vừa qua của Thanh Hóa. Điều này cũng đồng nghĩa, ông Petrovic đã ghi dấu ấn trong lối chơi chung của đội bóng xứ Thanh. Nhưng ghế của ông thầy ngoại này khó đảm bảo nếu thành tích của Thanh Hóa tiếp tục kém trong một vài trận tới. Đó là sự nghiệt ngã của bóng đá dù rằng, chuyên môn của người cầm lái rất vững vàng.
HLV Ljupko Petrovic đang gặp nhiều khó khăn khi Thanh Hóa đã thua 3 trận liên tiếp – Ảnh: PHAN TÙNG
Khác với CLB Thanh Hóa khi có sự chia sẻ của giới chuyên môn và NHM về kết quả không tốt, HLV Mano Polking (TP.HCM) và Shimoda Masahiro (Sài Gòn FC) bị quy trách nhiệm chính trong thành tích tệ hại của đội nhà. Bi kịch cho hai đội bóng cùng thành phố là họ không thiếu tiền, nhưng chính sách chuyển nhượng không phù hợp đã đẩy họ vào cảnh bi đát như hiện tại.
Nếu xét về bằng cấp, các ông Polking và Shimoda đều có đủ. Nhưng vấn đề chính của hai chiến lược gia này là không hiểu nội tại của đội nhà, để rồi từ đó đưa ra những triết lý bóng đá không phù hợp. Như CLB TP.HCM, ngoại binh quá kém, Lee Nguyễn đã qua thời kỳ đỉnh cao phong độ, trong lúc chất lượng hậu vệ nội của đội nhà không cao nhưng ông Polking vẫn bỏ trung vệ Diakite để mơ mộng về lối tấn công tổng lực. Khi hàng công chưa kịp ghi bàn thì sự yếu thế của hàng thủ đã khiến họ phải trả giá.
Video đang HOT
Bằng cấp có đủ, nhưng có vẻ như kinh nghiệm huấn luyện đỉnh cao thực tế của ông Shimoda không nhiều khi trước đây ông thường làm trợ lý, GĐKT (chủ yếu về quản lý)… Ông thầy người Nhật Bản có lẽ bị hoa mắt trước ngôn từ mỹ miều về năng lực của các cầu thủ, tưởng các học trò là giỏi thật nên đã xây dựng lối chơi quá sức, để rồi Sài Gòn FC không kham nổi dẫn đến chuỗi 3 trận thua liên tiếp vừa qua. Đây được coi là hệ lụy của quá trình chuẩn bị nhân sự chủ quan, khiến ông Shimoda phải nhận hậu quả và trở thành HLV nước ngoài đầu tiên bị sa thải ở mùa giải năm nay.
Bất cứ lý do gì dù khách quan hay chủ quan nhưng nhìn từ quá khứ, tỷ lệ thành công của thầy ngoại ở V.League là rất thấp. Với những gì đang diễn ra, nguy cơ thêm một mùa giải “thất thu” nữa của các HLV nước ngoài là rất dễ xảy ra.
Số phận trái ngược của ngoại binh V.League trong mùa chuyển nhượng
Cùng là ngoại binh có trình độ, xuất hiện trên phiên chợ chiều của mùa chuyển nhượng V.League, nhưng không phải ai cũng may mắn như Gramoz Kurtaj.
Vài ngày trước khi thị trường chuyển nhượng V.League 2021 khép lại, Gramoz Kurtaj đã tìm được một đội bóng mới, không lâu sau khi anh bị CLB Nam Định từ chối gia hạn hợp đồng.
Nhưng không phải ngoại binh nào cũng may mắn như cầu thủ người Đức.
Từng là Vua phá lưới V.League 2017, Claudecir (trái) rơi vào cảnh không đội nào muốn nhận. Ảnh: Minh Huy.
Những người không may
Gramoz đến thì có người phải đi. Có Gramoz, HLV Ljupko Petrovic hoàn thiện bộ khung ngoại binh ở đội Thanh Hóa. Ông quyết định chia tay Chevaughn Walsh.
Nhưng Walsh vẫn là người may mắn. Anh bị đội Thanh Hóa thải loại và lập tức được CLB Hà Tĩnh dang tay cứu vớt. HLV Phạm Minh Đức chọn Walsh, bỏ Claudecir. Vua phá lưới V.League 2017 là điểm kết cuối cùng, nạn nhân của chuỗi domino chuyển nhượng ngoại binh tại V.League.
Từ một ngôi sao, Claudecir giờ không được đội bóng nào nhận và đứng trước hai lựa chọn: tìm bến đỗ ở nước ngoài hoặc trở về quê nhà.
Không phải những cầu thủ mới thử việc như Claudecir mới thất bại. Các ngoại binh đã đóng góp nhiều cho CLB cũng có thể bị cắt hợp đồng, điển hình là Pape Diakite.
Pape Diakite dù còn một năm hợp đồng với CLB TP.HCM nhưng vẫn bị rút khỏi danh sách đăng ký vì HLV Mano Polking muốn chơi với 3 tiền đạo ngoại. Anh và người đại diện đang đàm phán với một CLB ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu đội bóng này chịu trả tiền đền bù hợp đồng cho CLB TP.HCM, Diakite sẽ ra nước ngoài thi đấu. Nếu không, anh sẽ ở lại làm khán giả, sớm nhất tới giai đoạn hai V.League 2021.
"Tôi vẫn còn lựa chọn là về với gia đình ở quê nhà mà vẫn nhận đủ lương từ CLB TP.HCM", Diakite nói với Zing .
Trung vệ Walter Luiz là trường hợp tương tự người đồng nghiệp quê Senegal. Anh được CLB Viettel thanh lý hợp đồng, rút khỏi danh sách đăng ký giai đoạn một V.League để nhường chỗ cho một tiền đạo ngoại khác. "Tôi và CLB Viettel đã giải quyết trong êm đẹp. Tôi về quê thăm gia đình ngay lập tức", Luiz chia sẻ với Zing .
Hôm 27/1, CLB Quảng Ninh công bố việc đăng ký Diogo Pereira cho giai đoạn một, điều này đồng nghĩa Patrick Da Silva cũng đứng trước hai lựa chọn: Hoặc ở lại chờ đến giai đoạn hai, hoặc rời Việt Nam tìm bến đỗ mới.
Một số cầu thủ "Tây" kỳ cựu ở V.League cũng phải ở trong trạng thái chờ điển hình là Joshep Mpande và Lê Văn Phú (Issifu Ansah). Họ lần lượt không được CLB Hải Phòng và Nam Định đăng ký giai đoạn một. Họ sẽ "ngồi chơi" và chờ hy vọng ở nửa sau mùa giải.
Sau khi rời Quảng Ninh, Andre Fagan từng tuyên bố không muốn chơi cho CLB Hải Phòng nhưng vẫn được đội bóng đất cảng tìm mọi cách để giữ lại. Ảnh: Việt Hùng.
Và những người gặp may
Trong số ngoại binh tầm trung, Gramoz Kurtaj có lẽ là người may mắn nhất. Anh ghi 2 bàn trong chiến thắng mở màn của CLB Nam Định trước Hà Nội và lẽ ra sẽ có một bản hợp đồng ở hầu hết CLB V.League. Nhưng sự cố sau đó với HLV Nguyễn Văn Sỹ khiến Gramoz bị đẩy đi khi kỳ chuyển nhượng chỉ còn vài ngày. May cho anh, CLB cũ Thanh Hóa đã dang rộng vòng tay. Gramoz kịp tìm được đội bóng mới ngay trước kỳ chuyển nhượng kết thúc.
Konan Oussou cũng là một ngoại binh may mắn. Anh chưa từng thi đấu ở V.League, được thử việc ở CLB Bình Dương của HLV Phan Thanh Hùng. Cựu HLV tuyển Việt Nam khá ưng ý với Konan nhưng cuối cùng vẫn không chọn anh. Nhờ sự cố của Gramoz, đội Nam Định thiếu ngoại binh và Konan lập tức nhận được hợp đồng.
Một cầu thủ khác cũng liên quan tới CLB Nam Định là Đỗ Merlo. Ở tuổi 36, Merlo vừa hay lại vừa may. Anh gia nhập đội Nam Định mùa trước và ngay lập tức tỏa sáng. Phong độ cao tại đội bóng thành Nam đưa Merlo tới CLB Sài Gòn, giúp anh trở lại với cuộc đua vô địch V.League, điều Merlo đã không được trải nghiệm từ rất lâu.
Một ngoại binh khác cũng gặp may là Andre Fagan. Anh từng không ít lần tuyên bố "không bao giờ thi đấu cho CLB Hải Phòng nữa". Cá nhân anh và người đồng hương Errol Stevens cũng gặp không ít rắc rối ở đội bóng đất cảng. Nhưng sau những thương thuyết giữa đôi bên, Fagan chấp nhận ở lại. Và bây giờ, anh là đội trưởng của CLB Hải Phòng trên đỉnh bảng V.League.
Chevaughn Walsh, Claudecir, Gramoz hay Fagan đều có năng lực, đều nhiều kinh nghiệm ở V.League. Nhưng không phải ai cũng gặp may và có cơ hội ra sân tại V.League 2021.
Vì sao HLV Petrovic, Kiatisak hay Lee Nguyễn muốn trở lại V.League? Kiatisak, Petrovic hay Lee Nguyễn đều là những tên tuổi lớn, từng gây được tiếng vang nhất định với bóng đá Việt Nam trong quá khứ. Trước thềm mùa giải 2021, nhiều tên tuổi ở cả băng ghế huấn luyện lẫn trên sân cỏ đều đồng ý quay lại Việt Nam. HLV Kiatisak Senamuang nhận lời bầu Đức trở lại CLB HAGL, HLV...