V.League giữa mùa dịch Covid-19: Toán khó nhưng phải giải
Nhiều người đặt câu hỏi: Tại sao có nhiều đội bóng muốn dừng giải? Tại sao những đề xuất của một số CLB lại có một điểm chung, đó là không xuống hạng?
Tất nhiên, đó là một giải pháp mà nhà điều hành giải cần phải cân nhắc trong bối cảnh Covid-19 đang tái bùng phát. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng phản ánh một thực tế là quá nhiều đội bóng đang bị ám ảnh cuộc chiến khốc liệt mang tên xuống hạng.
Đầu mùa giải, BCH VFF đã quyết định giảm nửa suất xuống hạng do tình hình dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng đến các hoạt động bóng đá. Điều này làm giảm áp lực cho các đội bóng V.League trong bối cảnh họ đang phải chống chọi với rất nhiều khó khăn để duy trì hoạt động. Thế nhưng, điều này lại mang đến thiệt thòi cho các đội bóng hạng Nhất khi mất đi nửa suất thăng hạng. Mà ai cũng biết, mùa giải này hạng Nhất có nhiều đội bóng được đầu tư với tham vọng phải lên chơi V.League. Nhưng trong hoàn cảnh không mong muốn, các đội bóng hạng Nhất và cả VFF cũng cần phải tính toán làm hài hòa bài toán vĩ mô. Cũng vì thế mà việc giảm suất lên V.League ở giải hạng Nhất được đón nhận một cách ổn thỏa.
Trở lại với đề xuất không xuống hạng ở V.League vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Có thể thấy, nhiều đội bóng tán thành với đề xuất mang tính tình thế này. Nhưng, đó đều là những đội bóng đang phải đối diện với nguy cơ phải xuống hạng. Từ những đội bóng giàu truyền thống như SLNA, Hải Phòng đến tên tuổi từng làm mưa, làm gió một thời Thanh Hóa và cả cựu vương Quảng Nam…
Chưa bao giờ V.League chứng kiến quá nhiều đội bóng bị cuốn vào vòng xoáy trụ hạng đến vậy. Nhiều chuyên gia cho rằng, thể thức mới khiến cho V.League kịch tính, hấp dẫn và minh bạch hơn bao giờ hết. Ở đó, các đội bóng đều nhập cuộc với tất cả những gì mình có bởi ai cũng phải đối diện với nguy cơ nếu không lọt vào Top 8. Và khi người ta không thể biết trước điều gì sẽ xảy đến trong tương lai thì việc V.League bỏ suất xuống hạng thực sự là một lối thoát đáng để suy ngẫm.
Video đang HOT
Các đội bóng ở nhóm cuối nhanh chóng có được sự đồng thuận về giải pháp tình thế cho V.League. Đó cũng là một phản ứng dễ hiểu dù điều đó nếu thành hiện thực thì sẽ mang đến rất nhiều hệ lụy cho V.League. Và điều mà nhiều quản lý lo ngại nhất chính là việc, bóng đá Việt Nam sẽ đánh mất nhịp điệu phát triển và khả năng thu hút các nguồn lực từ xã hội trong tương lai gần. Và đây cũng chính là điều mà các nhà quản lý phải cân nhắc một cách thấu đáo nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất cho bóng đá Việt Nam.
Điều gì đang chờ tuyển Việt Nam ở nửa sau năm 2020?
Tình huống có thể xuất hiện trong phần còn lại của năm là đội tuyển Việt Nam và các CLB phải nghỉ thi đấu.
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) xác nhận AFF Cup 2020 sẽ hoãn sang năm 2021. Điều đáng nói là nếu AFF Cup, giải đấu ở phạm vi Đông Nam Á, còn phải hoãn lại, thật khó để tin vòng loại World Cup 2022, thuộc phạm vi châu Á, có thể tiếp tục diễn ra. Nếu 2 giải này đều không thể đá trong năm 2020, tuyển Việt Nam sẽ không còn trận chính thức nào từ nay tới cuối năm.
Nếu vòng loại World Cup 2020 cũng hoãn, tuyển Việt Nam sẽ không còn trận chính thức nào trong năm 2020. Ảnh: Minh Chiến.
So với kế hoạch ban đầu của bóng đá Việt Nam là dành trọn 3 tháng cuối cho đội tuyển quốc gia, biến động này thực sự làm đảo lộn tất cả.
Quãng thời gian cuối năm vốn được xem là sân chơi cho các đội tuyển trong khu vực. Đông Nam Á sẽ tổ chức SEA Games vào cuối năm lẻ, AFF Cup vào cuối năm chẵn. Những năm gần đây, lịch trình cuối năm càng trở nên dày đặc hơn khi Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) bắt đầu kéo Asian Cup và U23 châu Á vào tổ chức ở giai đoạn này.
Nhiều người tin việc AFF Cup hoãn là cơ hội hoàn hảo cho bóng đá nội, cụ thể là V.League, trở lại.
Đó dường như là tính toán hợp lý bởi khác với AFF Cup vốn chịu ảnh hưởng từ nhiều quốc gia khác, V.League chỉ liên quan tới tình hình dịch bệnh trong nước. Thực tế cho thấy 2 tháng vừa qua, V.League đã trở lại, thậm chí hấp dẫn hơn mong đợi. Mọi thứ từng ủng hộ bóng đá Việt Nam cho tới khi dịch bệnh bùng phát lần thứ 2 cách đây ít ngày.
Đợt hoãn giải trước đã khiến hệ thống bóng đá đóng băng hơn 2 tháng. Lần này, trước các diễn biến phức tạp của dịch bệnh, không một tổ chức bóng đá nào có thể trả lời chính xác thời điểm trở lại của bóng đá.
Các đội bóng đều đang cho cầu thủ xả trại để chờ diễn biến tiếp theo của V.League và Cúp quốc gia. Ảnh: Minh Chiến.
Vì không thể trả lời chính xác ngày trở lại của V.League, ban tổ chức cũng không thể ước lượng được ảnh hưởng về tài chính, thiệt hại về kinh tế cho từng CLB và cả giải đấu. Đợt hoãn giải trước đã khiến các CLB lao đao, cầu thủ bị giảm lương, tài trợ bị ảnh hưởng, thậm chí làm thay đổi mô hình tổ chức V.League vốn tồn tại gần 2 thập niên.
Một đợt dịch nữa không đơn giản là nhân đôi những khó khăn từng có. Khác với lần đầu, sức khỏe tài chính của các CLB, nhất là những đội "nhà nghèo" đều giảm đi so với hồi đầu năm.
V.League cũng đi được nửa chặng đường, kết quả của giai đoạn một sẽ buộc các đội phải có những tính toán riêng tùy theo quyền lợi của mình. Bằng chứng là phương án hủy V.League và cúp quốc gia đều đã được nhắc tới, phần lớn xuất phát từ nhóm đội đang có nguy cơ xuống hạng.
Khác với lần hoãn giải đầu tiên, nguy cơ hủy V.League 2020 giờ trở nên rõ ràng hơn nhiều.
Tình huống có thể xuất hiện trong phần còn lại của năm là đội tuyển tới CLB không còn một trận đấu nào. Đó là viễn cảnh mà người hâm mộ không muốn thấy.
Chuyển nhượng ngoại binh giữa mùa: Cơn đau đầu của các đội V.League Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thị trường chuyển nhượng giữa mùa giải 2020 được dự báo rất ảm đạm, không sôi động như mọi năm. Điều này đang gây ra những khó khăn cho các CLB V.League, dù họ rất muốn bổ sung, tăng cường ngoại binh chất lượng để tăng tốc ở giai đoạn 2. Chất lượng ngoại binh đến...