V.League: Bóng đá không chỉ là thua – thắng
Bóng đá Việt Nam đang ở giai đoạn nước rút.
Những người làm bóng đá đang chạy đua với thời gian, với sự khắc nghiệt của thời tiết và cơn khủng hoảng Covid-19 để kết thúc được giải đấu trong hạn định. Nhưng, tất cả những điều đó không thể khiến họ hướng về xã hội và có hành động ý nghĩa như một cách để đáp đền cuộc sống.
Hôm qua, tranh thủ khoảng thời gian nghỉ ngắn ngủi, Văn Quyết và những người bạn đã là tìm mua gạo để tiếp sức cho CLB Thiện Tâm An vốn nhiều năm qua theo đuổi một công việc ý nghĩa đó là nấu cơm tặng các bệnh nhân khó khăn của bệnh viện K Tân Triều. Sau đợt dịch thứ hai, việc huy động nguồn lực cho công việc từ thiện khó khăn hơn. Hay tin đó, Văn Quyết cùng người bạn của mình đã quyết định gửi tặng hơn một tấn gạo để các thành viên CLB Thiện Tâm An tiếp tục làm công việc ý nghĩa.
Video đang HOT
Trong gian khó, con người ta có xu hướng gần nhau hơn, sẻ chia hơn để cùng nhau bước qua sự nghiệt ngã của cuộc sống. Hẳn những người yêu bóng đá, nhất là những nơi đã từng đối diện với dịch bệnh và mới đây nhất là đồng bào ở khúc ruột miền Trung sẽ cảm thấy ấm lòng trước hành động đẹp từ VPF và các thành viên tham dự giải chuyên nghiệp Việt Nam. Lần đầu tiên, đồng loạt các trận đấu ở giải V.League và hạng Nhất QG sẽ tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiệt hại bởi con lũ lịch sử. Cùng với đó, tất cả các trận đấu đều tổ chức lễ mặc niệm những nạn nhân của cơn lũ.
Bóng đá không chỉ là bóng đá. Bóng đá còn là xã hội. Bóng đá là cây cầu nhân ái. Bóng đá là chỗ để chúng ta yêu và được yêu, nơi từng thành viên trong sân chơi ấy thể hiện sự nhân ái và trách nhiệm với bóng đá. Bóng đá từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Và bóng đá nhờ nhân dân, nhờ cộng đồng mà có được sự thương yêu và cả tiền bạc, danh vọng. Thế nên, ngay ở thời khắc khó khăn này của đất nước, bóng đá phải biết lắng nghe hơi thở của cuộc sống, san sẻ một phần may măn mà mình đang có và tạo ra sức lan tỏa với cộng đồng nhằm thúc đẩy sự gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Thế mới nói, bóng đá có sự thắng thua, toan tính trong từng trận đấu. Nhưng, chỉ có thế thôi thì bóng đá không có được vị thế đặc biệt trong lòng người. Bên cạnh những trận đấu nghẹt thở còn có cả chỗ để chúng ta thể hiện chân lý “sống là cho, đâu chỉ nhận của riêng mình”.
VFF xoá "tháp ngược" bóng đá Việt Nam
Bắt đầu từ mùa 2021, ba giải vô địch quốc gia, hạng nhất quốc gia và hạng nhì quốc gia sẽ cùng có số lượng tham dự là 14 đội, không còn mô hình "tháp ngược" như trước.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) vừa ban hành quyết định điều chỉnh số lượng đội bóng tham dự giải các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia giai đoạn 2021-2023.
Theo đó, kể từ mùa 2021, các giải vô địch quốc gia, hạng nhất và hạng nhì sẽ cùng có 14 CLB. Đi cùng sửa đổi này, giải hạng nhì 2020 sẽ có 3 suất thăng hạng (thay vì 1 suất) mùa sau. Việc sửa đổi này mục đích tăng chất lượng cho giải hạng nhất nói riêng và hệ thống các giải chuyên nghiệp quốc gia nói chung.
Giải hạng nhất 2020 sẽ có 3 suất thăng hạng để đảm bảo đủ 14 CLB dự mùa 2021
Phó Chủ tịch VFF Cao Văn Chóng cho biết: "Các đội hạng nhất thi đấu không có cầu thủ ngoại, ngân sách hoạt động ở mức vừa phải nên Ban chấp hành VFF xét thấy từ mùa giải 2021 là thời điểm phù hợp để tăng số đội ở giải hạng nhất. Phương án này được các CLB đồng thuận cao, tạo điều kiện để các địa phương phát triển phong trào".
Trước đó, giải hạng nhất thường xuyên bất ổn về số đội tham dự do tình trạng bỏ giải vì thiếu kinh phí, có thời điểm giải chỉ còn 7 CLB tham dự (mùa 2017).
Cũng bởi giải hạng nhất teo tóp nên bóng đá Việt Nam nhiều năm qua bị chê là phát triển theo mô hình tháp ngược. Bởi ở các nền bóng đá phát triển, những giải đấu cấp thấp hơn được ví như chân đế với số lượng đội tham dự nhiều hơn để làm bệ đỡ cho giải đấu cấp trên, còn Việt Nam thì ngược lại.
Chưa cần so với các nền bóng đá phát triển của thế giới mà chỉ nhìn sang láng giềng khu vực là Thái Lan, họ có hệ thống 4 giải chuyên nghiệp với số lượng tham dự đúng theo mô hình kim tự tháp, lần lượt là 64 CLB (Thai-League 4), 32 CLB (Thai-League 3), 18 CLB (Thai-League 2) và 16 CLB (Thai-League 1).
Đội tuyển quốc gia muốn mạnh thì phải có giải vô địch quốc gia lớn mạnh, tương tự giải vô địch quốc gia chất lượng chỉ khi có hệ thống giải hạng nhất, hạng nhì phát triển... Việc các giải chuyên nghiệp Việt Nam tiến dần tới mô hình phát triển chung là điều tất yếu, dù để duy trì nó sẽ là một thách thức.
Băng Tâm
Thua đậm Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu lỡ cơ hội thăng hạng sớm Ở lượt trận thứ 3 giai đoạn 2 giải hạng Nhất quốc gia - LS 2020, đội đầu bảng Bà Rịa Vũng Tàu đã bất ngờ để thua đậm 0-4 trước Bình Định ngay trên sân nhà, khiến cuộc đua lên hạng càng thêm kịch tính. Trước lượt trận này, Bà Rịa Vũng Tàu hơn Khánh Hòa và Bình Định 4 điểm. Chính...