VKSND Tối cao yêu cầu báo cáo vụ làm oan nhưng không bồi thường
Lãnh đạo VKSND Tối cao yêu cầu VKSND TP.HCM kiểm tra lại vụ việc, báo cáo lãnh đạo VKSND Tối cao phụ trách và Vụ 7, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND Tối cao để theo dõi.
Liên quan đến vụ &’Kỷ luật 7 cán bộ làm oan nhưng không bồi thường’ mà báo Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh, lãnh đạo VKSND Tối cao đã yêu cầu VKSND TP.HCM kiểm tra lại vụ việc, báo cáo lãnh đạo VKSND Tối cao phụ trách và Vụ 7, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND Tối cao để theo dõi.
Đây là một vụ án oan xảy ra từ 20 năm trước, lúc ấy đã có bảy cán bộ tố tụng bị kỷ luật nhưng người bị oan thì không được cơ quan nào công khai xin lỗi, bồi thường.
Như đã thông tin, năm 1995, ông Chu Quang Hưng (ngụ 31 Kim Biên, phường 13, quận 5, TP.HCM, khi đó 48 tuổi) bị khởi tố, bắt tạm giam và truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân. Vụ án xuất phát từ một tranh chấp dân sự về việc mua bán nhà nhưng lại bị các cơ quan tố tụng TP.HCM hình sự hóa. Sau đó, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM có kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố ông thêm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do ông nhiều lần vay mượn tiền, vàng của một người mà không thanh toán đúng hạn.
VKSND TP.HCM đã ban hành cáo trạng truy tố ông về hai tội danh này nhưng TAND TP.HCM đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Trụ sở VKSND và TAND TP.HCM là nơi ông Chu Quang Hưng thường xuyên tới gửi đơn yêu cầu xin lỗi, bồi thường. Ảnh: PHƯƠNG LOAN
Video đang HOT
Sau 13 tháng bị tạm giam, tháng 12-1996, ông Hưng được trả tự do. Đến năm 2005, VKSND TP.HCM đã ban hành các quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với ông. VKSND TP.HCM xác định hành vi của ông Hưng là không cấu thành tội phạm. Các giao dịch của ông với những người khác chỉ là quan hệ dân sự.
Liên quan đến vụ làm oan ông Hưng, bảy cán bộ tố tụng đã bị kỷ luật. Về phía công an, nguyên phó phòng CSĐT bị cảnh cáo, nguyên đội trưởng đội điều tra án trị an bị cảnh cáo, điều tra viên trực tiếp điều tra vụ án bị cảnh cáo và giáng một cấp hàm từ đại úy xuống thượng úy. Về phía VKS, trưởng phòng kiểm sát án trị an bị khiển trách, hai kiểm sát viên bị cảnh cáo. Về phía tòa, một thẩm phán bị khiển trách và không được tái bổ nhiệm.
Ba cơ quan tố tụng đã có những buổi làm việc ghi nhận ý kiến của ông Hưng, đồng thời xin lỗi về những sai sót, gây ra những thống khổ cho gia đình ông.
Tuy nhiên, đơn yêu cầu bồi thường của ông bị đùn đẩy không ai chịu trách nhiệm giải quyết.
LỆ TRINH
Theo PLO
Mỗi năm nhà nước chi hơn 18 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai
Ngày 20/6, Bộ tư pháp đã tổ chức hội nghị dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước sửa đổi tại TPHCM.
Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước đã được quốc hội khóa XII thông qua ngày 18/6/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010. Luật quy định trách nhiệm bồi thường nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong quá trình hoạt động quản lý hành chính, tố tụng thi hành án.
Hội nghị báo cáo đánh giá tác động của luật trách nhiệm bồi thường nhà nước diễn ra vào hai ngày 20-21/6.
Hội nghị lần này tập trung vào 3 vấn đề chính: đánh giá tác động của việc thay đổi mô hình cơ quan giải quyết bồi thường của nhà nước và vấn đề thiệt hại được bồi thường; Việc thay đổi phạm vi trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm hoàn trả và xử lý người thi hành công vụ có hành vi gây thiệt hại; Tác động của việc thay đổi trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường và vấn đề kinh phí được bồi thường.
Theo bà Dương Thị Thanh Mai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), việc giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến oan sai rất khó, việc bồi thường lại càng khó hơn khi luật hiện hành chỉ quy định lỗi "cố ý" mới có trách nhiệm hoàn trả, nhưng hầu hết các cơ quan tố tụng đều cho rằng xảy ra vụ việc là do lỗi "vô ý". Ngoài ra, trách nhiệm hoàn trả thiệt hại và xử lý người thi hành công vụ có hành vi gây ra thiệt hại cũng chưa được quy định đúng mức.
"Sau 6 năm triển khai Luật TNBTCNN nhưng chỉ có duy nhất 1 vụ việc được giải quyết bồi thường theo đúng thời gian luật định, còn các vụ còn lại thì thường kéo dài đến 1 năm, thậm chí 2 năm. Đây cũng là vấn đề cần phải xem xét sửa đổi", bà Mai nói.
Theo báo cáo đánh giá tác động thì chỉ riêng chi phí phát sinh cho ngân sách nhà nước do thực hiện luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2010 trong 6 năm qua là 111 tỷ đồng, trung bình mỗi năm là 18,5 tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia luật tại hội thảo đưa ra các đề xuất quan trọng như: Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây ra oan sai cho người dân, ngoài trách nhiệm bồi thường còn phải trực tiếp công khai xin lỗi, đăng báo cải chính công khai với người bị hại; rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường thiệt hại từ 125 ngày (theo luật định) xuống còn 80 ngày; thành lập Quỹ bồi thường nhà nước để rút ngắn thời gian chờ thẩm duyệt của Bộ Tài chính...
Đánh giá về yêu cầu cần sửa đổi, bổ sung Luật TNBTCNN, ông Nguyễn Văn Bốn, Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước (Bộ Tư pháp) nói, sau 6 năm đi vào cuộc sống, Luật TNBTCNN đã bộc lộ nhiều hạn chế cần sửa đổi để phù hợp với thực tiễn, bởi các "trụ cột" pháp lý của nhà nước như Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật Tố tụng hành chính 2010, Luật Khiếu nại 2011 đã có nhiều thay đổi...
"Việc sửa đổi Luật TNBTCNN sẽ giúp hạn chế những bất cập trong quá trình thực thi luật và kịp thời cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013 về việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và danh dự của công dân cũng như đảm bảo tính thống nhất với các bộ luật và luật hiện hành", ông Bốn nói.
Thông qua hội thảo này, ý kiến các chuyên gia về luật sẽ được tổng hợp để hoàn thiện Luật TNBTCNN nhằm dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2017.
Xuân Duy
Theo Dantri
Hoàn thiện luật "đảm bảo quyền lợi" cho người bị oan sai Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây ra oan sai cho người dân ngoài trách nhiệm bồi thường còn phải trực tiếp công khai xin lỗi, đăng báo cải chính công khai với người bị hại; rút ngắn thời gian giải quyết bồi thường thiệt hại từ 125 ngày (theo luật định) xuống còn 80 ngày... Đó là...