VKSND tỉnh Hà Tĩnh giữ bình yên ở nơi từng là “điểm nóng”
Một trong những hoạt động trọng tâm trong hỗ trợ xây dựng nông thôn mới của VKSND hai cấp là hỗ trợ thực hiện tốt tiêu chí thứ 19 về an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các vùng nông thôn.
Góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong những năm qua, Ban cán sự Đảng, Đảng ủy, lãnh đạo VKSND tỉnh Hà Tĩnh đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành tập trung thực hiện hỗ trợ xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy điểm thuận lợi, tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm; gắn việc hỗ trợ xây dựng nông thôn mới với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành và việc đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Theo đó, một trong những hoạt động trọng tâm trong hỗ trợ xây dựng nông thôn mới của VKSND hai cấp là hỗ trợ thực hiện tốt tiêu chí thứ 19 về an ninh trật tự, an toàn xã hội tại các vùng nông thôn, góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội…
Đại diện VKSND tỉnh Hà Tĩnh trao quà cho UBND xã Hương Bình, huyện Hương Khê.
Cụ thể, trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, đã áp dụng nhiều biện pháp tổ chức nắm chắc tin báo, tố giác về tội phạm xảy ra trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng nông thôn để kịp thời phối hợp xử lý; trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự, đã chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, Tòa án giải quyết nhanh, dứt điểm những vụ án xảy ra trên địa bàn nông thôn, chú trọng kiến nghị khắc phục những thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý để phòng ngừa tội phạm; đã chủ động phối hợp tổ chức các phiên tòa xét xử lưu động, chủ yếu tập trung vào những xã đang phấn đấu hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho quần chúng nhân dân, góp phần vào công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm trên địa bàn.
Trong 10 năm qua, VKSND hai cấp đã yêu cầu khởi tố 258 vụ án, 241 bị can, trực tiếp khởi tố 1 vụ án hình sự nhằm chống bỏ lọt tội phạm; phối hợp với cơ quan điều tra, Tòa án xác định và giải quyết kịp thời, nghiêm minh 530 vụ án hình sự trọng điểm, tổ chức 366 phiên tòa lưu động nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương; ban hành 116 bản kiến nghị phòng ngừa tội phạm tại các địa bàn nông thôn….
Bên cạnh đó, các đơn vị đã tiến hành kiểm sát trực tiếp tại 490 UBND cấp xã, qua đó, kịp thời chấn chỉnh vi phạm, hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ và các hình phạt khác theo quy định của pháp luật. VKSND hai cấp cũng đã làm tốt công tác tham mưu cho Cấp ủy và chính quyền địa phương trong giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh trật tự xảy ra trên địa bàn, đặc biệt là các vụ việc phát sinh sau sự cố môi trường biển năm 2016 tại dự án Fomosa, duy trì ổn định an ninh trật tự phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Cùng với việc thi đua thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, bảo đảm điều kiện để các địa phương tập trung phát triển kinh tế xã hội, các đơn vị VKSND hai cấp đã chú trọng thực hiện các hoạt động thiết thực, trực tiếp ủng hộ kinh phí, ngày công lao động vào công tác xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Video đang HOT
Hiện nay, VKSND tỉnh đang nhận đỡ đầu 2 xã xây dựng nông thôn mới, gồm: xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân và xã Hương Bình, huyện Hương Khê; 13/13 đơn vị VKSND cấp huyện nhận đỡ đầu 13 xã trong phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa bàn. Từ năm 2011 đến nay, VKSND tỉnh đã phát động cán bộ, công chức VKSND hai cấp đóng góp số tiền và tài sản trị giá gần 1 tỉ đồng hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới.
Trong đó, VKSND tỉnh hỗ trợ xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân 145.000.000 đồng tiền mặt, trao tặng 1 tủ sách pháp luật với 95 đầu sách và nhiều thiết bị, tài sản khác như: 4 bộ máy tính để bàn, 1 máy tính xách tay, 1 máy chiếu, 1 đường điện thắp sáng làng quê, 1 nhà tình nghĩa, 10 thùng chứa rác thải… với tổng trị giá trên 120 triệu đồng để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các hoạt động văn hóa, thể thao; hỗ trợ xã Hương Bình, huyện Hương Khê 90 triệu đồng tiền mặt; trao tặng nhiều tài sản, thiết bị, phần quà (3 bộ máy vi tính, 2 đường điện thắp sáng làng quê, 5 quạt điện…) với tổng trị giá 45 triệu đồng.
Tính đến năm 2017 đơn vị đã tổ chức quyên góp, phối hợp với Báo Bảo vệ pháp luật hỗ trợ 2.000 suất quà, tổng trị giá hơn 1 tỉ đồng cho người dân bị lũ lụt tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc… Các đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện đã tiến hành quyên góp ủng hộ xây dựng các công trình phục vụ các tiêu chí xây dựng nông thôn mới với số tiền trên 550 triệu đồng, trong đó, có một số đơn vị huy động ủng hộ với số tiền lớn như VKSND huyện Hương Khê (58 triệu đồng), Vũ Quang (48 triệu đồng), Hương Sơn (43,7 triệu đồng)…
Với sự hỗ trợ hiệu quả của VKSND tỉnh, từ chỗ là các xã có xuất phát điểm thấp (tại thời điểm VKSND tỉnh nhận đỡ đầu, xã Xuân Hội- huyện Nghi xuân mới đạt 4/20 tiêu chí, xã Hương Bình, huyện Hương Khê mới đạt 3/20 tiêu chí Nông thôn mới theo quy định của tỉnh), đến nay, xã Xuân Hội đã hoàn thành về đích Nông thôn mới trong năm 2018, xã Hương Bình đã hoàn thành 13/20 tiêu chí Nông thôn mới và đang phấn đấu về đích trong năm 2020.
Trong thời gian tới, Ban cán sự Đảng, Đảng ủy VKSND tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt phong trào: “Thi đua lập thành tích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” và hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2 (2016 – 2020) do VKSND tối cao phát động. Bảo đảm 100% tập thể, cá nhân trong đơn vị tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào thi đua. Kịp thời biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình trong hỗ trợ xây dựng nông thôn mới để nhân rộng trong toàn ngành, từ đó cổ vũ hiệu quả phong trào thi đua.
Nguyễn Quỳnh Trang
Đình Dù làm theo lời Bác
Với khẩu hiệu quyết tâm "Vạn Xuân vắt đất ra nước, thay trời làm mưa" và "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau", xã Vạn Xuân (nay là xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) đã thực hiện những bước đi tiên phong trong phong trào làm thủy lợi, và vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng lá cờ "Chống hạn khá nhất" vào tháng 6/1958.
Ngay sau đó, xã Vạn Xuân đón nhận thêm 1 vinh dự nữa, đó là được đón Bác Hồ về thăm, nói chuyện, biểu dương cán bộ, đảng viên và nhân dân vào ngày 3/7/1958.
Bác Hồ về thăm và nói chuyện với nhân dân xã Vạn Xuân (xã Đình Dù ngày nay) dưới gốc cây bàng. Ảnh tư liệu
Đến nay, hơn 60 năm sau ngày Bác về thăm, ở xã Đình Dù vẫn vẹn nguyên niềm tự hào và đang phát triển mạnh mẽ, xứng đáng với sự quan tâm, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.
Vùng quê cách mạng
Nằm cách trung tâm Hà Nội 40km, xã Đình Dù là vùng quê có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa, cần cù trong lao động, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh cách mạng. Nơi đây từng là địa bàn hoạt đông cách mạng của các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, với tinh thần: Đường 5 bất khuất, đường sắt kiên cường, quân và dân trong xã đã tích cực tham gia kháng chiến, xây dựng lực lượng du kích phối hợp với bộ đội, tổ chức nhiều trận chống càn của địch, tiêu diệt thực dân Pháp, góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của cả nước. Hòa bình lập lại, quân và dân trong xã phát huy truyền thống cách mạng, kiên cường trong đấu tranh, đoàn kết trong xây dựng.
Ngày đó, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy đầu năm 1958 về làm thủy lợi để chống hạn, chi bộ và chính quyền xã Vạn Xuân đã phát động phong trào làm thủy lợi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, với khẩu hiệu quyết tâm "Vạn Xuân vắt đất ra nước, thay trời làm mưa" và "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".
Theo đó, cán bộ, đảng viên "miệng nói, tay làm" đã lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân, từ cụ già đến các em nhỏ tham gia làm suốt ngày, tối đến lại đốt đèn măng-sông, đốt đuốc, thay ca nhau suốt đêm đào ao mạch, các ngòi nối ra sông.
Trong vòng hơn 2 tháng, toàn xã huy động được trên 7 vạn ngày công, nạo vét trên 10.000m3 đất bùn, đào mới kênh mương dài 2km dẫn nước từ sông Xuân Cầu về Đình Dù; nạo vét 89 mạch ngoài đồng, 105 ao làng để lấy nước tưới cho lúa chiêm xuân, cứu mạ mùa và bảo đảm nguồn nước để cấy, trồng hết diện tích theo kế hoạch, đưa năng suất lúa bình quân toàn xã lên 95kg thóc/sào, vượt 9kg thóc/sào so với kế hoạch đề ra.
Do đạt những thành tích đặc biệt này, xã Vạn Xuân được Tỉnh ủy Hưng Yên và Huyện ủy Văn Lâm trao lá cờ "Chống hạn khá nhất" do Bác Hồ tặng tháng 6/1958. Vinh dự hơn, vào ngày 3/7/1958, ngay sau khi dự Đại hội Thi đua sản xuất vụ mùa giỏi tỉnh Hưng Yên, Bác đã về thăm xã Vạn Xuân, nói chuyện với cán bộ, đảng viên và nhân dân, biểu dương thành tích làm thủy lợi.
Hình ảnh Bác Hồ trong bộ trang phục giản dị, bước đi ung dung, nhanh nhẹn, luôn thân ái vẫy chào người dân vẫn còn in đậm trong tâm trí nhiều bậc cao niên trong xã. Mặc dù chiều hè nắng gắt, nhưng để nhiều người dân được nghe Bác nói chuyện, Bác chọn cây bàng ở trước sân Đình, thôn Đình Dù, làm nơi đứng nói chuyện với nhân dân. Một số đồng chí cán bộ xã đứng gần Bác định quạt mát để Bác đỡ nóng, đỡ mệt, nhưng Bác không đồng ý.
Lời đầu tiên, Bác nói: "Vạn Xuân là xã có phong trào thủy lợi khá nhất của huyện Văn Lâm nên Bác thăm". Bác hỏi nhân dân: "Bà con làm mùa đã đủ nước cấy chưa?", nhân dân đồng thanh đáp lại: "Thưa Bác, chưa ạ!". Bác hỏi tiếp "Thế phải làm thế nào?", bà con thưa Bác: "Phải tích cực đào mạch. Làm thủy lợi để sản xuất ạ". Bác hỏi: "Ai quyết tâm thì giơ tay". Toàn dân nhất trí giơ tay. Rồi Bác dạy: "Toàn dân đoàn kết một lòng, đập đá thì núi vỡ, đào sông thì nước về". Kết thúc buổi nói chuyện, Bác cùng toàn dân hát bài "Kết đoàn".
Thời gian ngắn ngủi được gần Bác, được nghe Bác nói chuyện, động viên, đã để lại trong lòng mỗi người dân trong xã sự vui mừng phấn khởi, tin tưởng và một tình cảm thân thương vô bờ bến. Những lời Bác dặn đã thôi thúc chi bộ Đảng và chính quyền xã Vạn Xuân lãnh đạo, vận động nhân dân phấn đấu cấy tăng vụ 80 mẫu lúa Nam Ninh (vụ lúa đệm giữa 2 vụ chính).
Khi đó trời vẫn khô hạn, toàn xã coi đây như một cuộc chiến đấu, lấy lực lượng xung kích là đoàn viên, thanh niên mở đợt nạo, vét ao mạch, mương, ngòi nối ra hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, kịp lấy nước về cấy lúa vụ 3. Vụ này, xã lại giành thắng lợi, đạt năng suất 70kg thóc/sào. Bên cạnh đó, xã tăng cường lãnh đạo, vận động nhân dân đẩy mạnh phong trào làm phân xanh, phân chuồng, tạo ra nguồn phân bón hữu ích cho lúa. Vụ mùa năm 1959, năng suất lúa của xã đạt cao nhất huyện Văn Lâm, bình quân toàn xã đạt 114kg thóc/sào. Với thành tích này, xã Vạn Xuân được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Nhà tưởng niệm Bác Hồ tại xã Đình Dù. Ảnh: Phương Anh
Thi đua làm theo lời Bác
Chia sẻ với chúng tôi về Đình Dù hôm nay, ông Đoàn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Đình Dù cho biết, làm theo những lời căn dặn của Bác, trải qua các giai đoạn cách mạng của đất nước, cán bộ và nhân dân xã Đình Dù luôn đoàn kết, phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đạt được những thành tích nổi bật. Đến nay, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, toàn bộ kết cấu hạ tầng đường làng, ngõ, xóm đã cơ bản được bê tông hoá, các trường học, trạm y tế đã được nâng cấp, cải tạo đạt chuẩn quốc gia.
Năm 2015, Đình Dù đã được UBND tỉnh Hưng Yên công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới; năm 2018 được UBND tỉnh công nhận là đô thị loại 5 và hiện đang tập trung phấn đấu đạt xã nông thôn kiểu mẫu.
Thực hiện lời dạy của Bác hơn 60 năm về trước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đình Dù tích cực thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Chỉ thị số 05) gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Trong các đợt sinh hoạt định kỳ hàng tháng của các chi bộ, đoàn thể đều có nội dung kiểm tra, đánh giá việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Phát huy truyền thống cách mạng và anh hùng của quê hương, những giá trị lịch sử và văn hoá của khu di tích Bác Hồ về thăm, cán bộ và nhân dân xã Đình Dù tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, luôn luôn ghi nhớ và thực hiện tốt những lời căn dặn của Bác, tăng cường đoàn kết thống nhất tạo thành sức mạnh tổng hợp, phấn đấu xây dựng xã Đình Dù ngày càng giàu đẹp và văn minh.
Theo ông Đoàn Văn Chiến, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần giúp Đảng bộ xã lãnh đạo hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn được giải quyết dứt điểm, nên nhiều năm qua an ninh, chính trị ở Đình Dù luôn được đảm bảo. Đời sống của người dân được nâng cao. Năm 2018, bình quân thu nhập đầu người đạt 41,5 triệu đồng. Toàn xã đạt và giữ vững 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, xã đang tích cực tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực để xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Mới đây, cụm công trình nhà tưởng niệm Bác Hồ và nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã được xã Đình Dù hoàn thành và đưa vào sử dụng. Công trình thể hiện được tình cảm tôn kính của người dân nơi đây dành cho Bác. Những bức ảnh, những câu chuyện được lưu giữ tại đây là những tư liệu quý để dựng xây, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ truyền thống của quê hương và niềm kính yêu đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Phương Anh
Theo Thanhtra
70 tuổi vẫn miệt mài hiến đất, vận động nhân dân làm nông thôn mới Ở tuổi 70, trong khi nhiều người chọn nghỉ ngơi, an nhàn bên con cháu thì CCB Hoàng Xuân Uy - Phó Chủ tịch Hội CCB xã Phù Lưu (Lộc Hà - Hà Tĩnh) vẫn miệt mài cống hiến cho công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần tô thắm thêm hình ảnh người lính Cụ Hồ trên mặt trận mới. Dù...