VKSND quận Cẩm Lệ hỏi cung bị can có lắp đặt thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh
Kiểm sát viên VKSND quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng) đã tiến hành hỏi cung, lấy lời khai có lắp đặt thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh đối với Đào Văn Thành bị khởi tố về tội ‘ Trộm cắp tài sản’ quy định tại Điều 173 BLHS.
Trước đó, tại trụ sở VKSND quận Cẩm Lệ đã được bố trí 1 phòng hỏi cung, lấy lời khai có lắp đặt thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh tại trụ sở. Đây là phòng bảo đảm đủ điều kiện về diện tích, ánh sáng và được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo quy định.
Kiểm sát viên VKSND quận Cẩm Lệ tiến hành hỏi cung, lấy lời khai có lắp đặt thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh.
Bị can được hỏi cung là Đào Văn Thành (SN 1973, trú Thăng Bình, Quảng Nam) được tại ngoại. Trước đó, Thành bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cẩm Lệ khởi tố về tội “Trộm cắp tài sản” quy định tại Điều 173 BLHS.
Ngày 18/3/2024, cơ quan Cảnh sát điều tra ban hành kết luận điều tra đề nghị truy tố, chuyển hồ sơ Viện kiểm sát để truy tố. Trước khi tiến hành hỏi cung bị can, Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án đã triệu tập bị can, xây dựng kế hoạch hỏi cung, trình lãnh đạo phê duyệt nội dung.
Quá trình hỏi cung, Kiểm sát viên được bộ phận phụ trách kỹ thuật hỗ trợ, đảm bảo về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo Thông tư liên tịch số 03/2018 và quy trình tạm thời kiểm sát việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh của cơ quan có thẩm quyền điều tra; trực tiếp ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh khi hỏi cung bị can, lấy lời khai trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố ban hành kèm theo Quyết định 264/2020 của VKSND tối cao.
Ngay sau khi kết thúc buổi hỏi cung, lấy lời khai, Kiểm sát viên đã thực hiện việc sao chép vào thiết bị lưu trữ đưa vào hồ sơ vụ án và vào hồ sơ kiểm sát.
Video đang HOT
Hoàn tất công tác chuẩn bị xét xử cha con Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh
Tại khuôn viên trụ sở Tòa án nhân dân TP Hà Nội, ngày 18-3, xuất hiện ngôi "nhà bạt khủng" với hàng nghìn chỗ ngồi cùng hệ thống màn hình "cực đại".
Đây là một phần công tác chuẩn bị xét xử vụ án cha con Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Theo kế hoạch, ngày 19-3, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (viết tắt là Công ty Tân Hoàng Minh). Điều đáng chú ý là trước thềm phiên xử diễn ra, TAND TP Hà Nội đã rất công phu chuẩn bị để bảo đảm phiên tòa diễn ra theo đúng kế hoạch và an toàn tuyệt đối.
Cụ thể, ngay lối ra vào cổng số 2 (cổng chính), TAND TP Hà Nội cho dựng ngôi "nhà bạt khủng" với sức chứa hàng nghìn chỗ ngồi cùng hệ thống màn hình "cực đại", màn hình cỡ lớn trong không gian này. Đây chính là nơi dành cho phần lớn bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ tham gia tố tụng.
"Nhà bạt khủng" được bố trí ngay cổng ra vào của Tòa án Hà Nội.
Hệ thống màn hình tại "nhà bạt khủng" được kết nối trực tiếp với hội trường xét xử chính nhằm bảo đảm diễn biến phiên tòa luôn được khớp nối, thông suốt ở tất cả các vị trí, không gian liên quan. Đến trưa 18-3, công tác âm thanh, ánh sáng, đường truyền trực tuyến và các thiết bị phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm an toàn, an ninh đã cơ bản được Tòa án Hà Nội lắp đặt, triển khai xong.
Cùng với "nhà bạt khủng", các bị hại, người liên quan còn được bố trí ngồi ngay tại hội trường trung tâm (nơi Hội đồng xét xử làm việc) có sức chứa khoảng trên dưới 400 người và một hội trường sát phòng Hội đồng xét xử làm việc với hơn 500 chỗ ngồi. Tại đây cũng được lắp đặt các màn hình cỡ lớn cùng đường truyền trực tuyến, kết nối với hội trường trung tâm.
Cùng ngày, Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cũng đã trực tiếp đi kiểm tra từng vị trí, bộ phận liên quan đến phiên tòa xét xử cha con Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Được biết, công tác bảo đảm an ninh, trật tự ngay từ khu vực ngoài cổng tòa cũng đã được Tòa án Hà Nội cùng đơn vị Cảnh sát Hỗ trợ tư pháp (Công an TP Hà Nội) và công an phường sở tại lên phương án để triển khai trong suốt những ngày diễn ra phiên xử.
"Nhà bạt khủng" phục vụ phiên xét xử cha con ông chủ tập đoàn Tân Hoàng Minh có sức chứa cả nghìn chỗ ngồi.
Đối với các cơ quan thông tấn, báo chí cử phóng viên theo dõi, đưa tin phiên tòa, Tòa án Hà Nội bố trí một hội trường riêng. Mọi diễn biến về phiên xử sẽ được truyền tải tới các phóng viên thông qua đường truyền trực tuyến và màn hình tivi.
Trong vụ án này, 15 bị cáo cùng bị đưa ra xét xử về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Trong đó, hai bị cáo Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) và Đỗ Hoàng Việt (con trai bị cáo Dũng) bị xác định giữ vai trò chính, lớn nhất trong vụ án. 8 bị cáo thuộc Công ty Tân Hoàng Minh và 5 bị cáo khác bị xác định giữ vai trò đồng phạm giúp sức.
Phiên xử do Thẩm phán Nguyễn Xuân Văn (Chánh Tòa Hình sự, TAND TP Hà Nội) làm chủ tọa. Hiện có hơn 20 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo. Trong đó, luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng Luật sư Giang Thanh) bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Dũng, luật sư Nguyễn Văn Tú (Công ty Luật FANCI) bào chữa cho bị cáo Đỗ Hoàng Việt. Liên quan đến vụ án, 6.630 nhà đầu tư được xác định là người bị hại cũng được triệu tập đến phiên xử.
Bị cáo Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Theo cáo trạng truy tố, do khó khăn về tài chính và để có tiền chi phí duy trì bộ máy làm việc, hoạt động kinh doanh, đầu tư, thanh toán các khoản nợ phải trả của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, từ tháng 6-2021 đến tháng 3-2022, bị cáo Đỗ Anh Dũng đã thống nhất chủ trương và thông qua con trai Đỗ Hoàng Việt chỉ đạo, ủy quyền cho các bị cáo đồng phạm dưới quyền sử dụng pháp nhân 3 doanh nghiệp phát hành 9 gói trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị phát hành 10.030 tỷ đồng nhằm huy động tiền.
Để phát hành được trái phiếu, các bị cáo đã thông đồng thực hiện nhiều hành vi, thủ đoạn gian dối, hợp thức điều kiện, hồ sơ phát hành, thủ tục chào bán, giao dịch trái phiếu: ngụy tạo hoạt động kinh doanh bằng hình thức ký hợp thức các hợp đồng hợp tác đầu tư, đặt cọc, mua bán cổ phần... không có thật giữa nội bộ các công ty thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh.
Các bị cáo đã thông đồng với đơn vị kiểm toán, hợp thức số liệu báo cáo tài chính của 3 công ty phát hành, đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần để đủ điều kiện phát hành trái phiếu.
Vụ án quá đông bị hại nên Tòa án Hà Nội phải bố trí rất nhiều màn hình lớn.
Ngoài ra, các bị cáo còn ký các hợp đồng "giả cách" chuyển nhượng trái phiếu, chạy dòng tiền "khống", thể hiện việc Công ty Tân Hoàng Minh thanh toán tiền mua trái phiếu và dòng tiền từ 3 công ty phát hành theo các hợp đồng hợp tác đầu tư, tạo lập giá trị "ảo" các gói trái phiếu.
Viện Kiểm sát xác định, các bị cáo đã sử dụng tài sản của chính những hợp đồng hợp tác đầu tư "khống" làm tài sản bảo đảm cho trái phiếu. Từ đó tạo niềm tin, sử dụng pháp nhân, thương hiệu Công ty Tân Hoàng Minh để huy động, chiếm đoạt của 6.630 nhà đầu tư tổng số hơn 8.643 tỷ đồng. Số tiền này, các bị cáo sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, không đúng mục đích phát hành trái phiếu.
Mua bán tài khoản trộm cắp bằng tiền ảo, thu lợi hàng trăm triệu đồng Ngày 14/3, TAND TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Võ Duy Khánh (SN 1990, trú phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ) về tội "Thu thập, tàng trữ, trao đổi mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng". Theo cáo trạng, thông qua các trang web kiếm tiền online trên các trang...