VKS xin lỗi giám đốc bị bắt oan
Bị tố cáo có hành vi gian dối chiếm vốn vay ngân hàng, Giám đốc Công ty Quang Điền vướng lao lý, tạm giam 8 tháng. Khi cơ quan điều tra cấp trên vào cuộc, nghi can được xác định “không cố tình chiếm đoạt”, vụ án được đình chỉ.
Viện trưởng VKSND TP Buôn Ma Thuột Nguyễn Hồng Nam xin lỗi ông Điền. Ảnh. H.P
Ngày 31/1, VKSND thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) đã tổ chức xin lỗi công khai ông Đinh Quang Điền (Giám đốc Công ty TNHH Quang Điền) về việc cơ quan này đã phê chuẩn lệnh khởi tố, bắt tạm giam oan sai.
VKSND tỉnh Đăk Lăk cho rằng để sai phạm này xảy ra trách nhiệm thuộc về kiểm sát viên Lê Nam Thắng, người được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án; ông Phạm Thế Hà (Viện phó trực tiếp phụ trách) và ông Nguyễn Hồng Nam (Viện trưởng VKSND TP Buôn Ma Thuột).
Ngày 21/06/2011, xuất phát từ đơn nặc danh tố cáo ông Điền có hành vi lập khống báo cáo tài chính thể hiện công ty làm ăn có lãi để vay vốn ngân hàng rồi chiếm đoạt, Công an thành phố Buôn Ma Thuột đã khởi tố vụ án. Ngay hôm sau, VKSND cùng cấp đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Điền về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ông Điền trở thành bị can hơn 470 ngày, trong đó bị tạm giam 240 ngày.
Đến ngày 17/11/2011, vụ án được chuyển lên Công an tỉnh Đăk Lăk điều tra. Cơ quan này xác định, “ông Điền có hành vi lập khống báo cáo tài chính thể hiện công ty làm ăn có lãi để vay vốn, song không có ý định chiếm đoạt tài sản”. Trước khi công an khởi tố, Công ty Quang Điền vẫn kinh doanh bình thường và không có hành động tẩu tán tài sản hay bỏ trốn để chiếm đoạt số tiền đã vay. Mặc khác, công ty này vẫn thực hiện việc trả ngân hàng và phía nhà băng cũng chưa có đơn tố cáo ông Điền về hành vi chiếm đoạt. Vụ án sau đó được đình chỉ điều tra.
Video đang HOT
Ông Điền yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng cho thiệt hại mà gia đình gánh chịu trong những ngày bị khởi tố. Ảnh: H.P
Ông Điền có đơn yêu cầu nhà chức trách bồi thường 18 tỷ đồng về việc công ty tạm ngưng hoạt động, bỏ lỡ các hợp đồng kinh tế; cha mẹ bị sốc dẫn đến trầm cảm, tai biến; con cái học hành sa sút… và phải công khai xin lỗi ông trên báo chí.
Phát biểu tại buổi xin lỗi, ông Nguyễn Hồng Nam thay mặt VKSND Buôn Ma Thuột nói lời xin lỗi với ông Điền và hứa sẽ phối hợp với cơ quan chức năng bồi thường thiệt hại theo quy định. Ông Nam cho rằng sai phạm xảy ra là do cán bộ non kém về nghiệp vụ, thiếu trách nhiệm chứ không nhằm mục đích vụ lợi.
VKSND tỉnh Đăk Lăk đang tiến hành kỷ luật những người có trách nhiệm liên quan.
Theo VNE
Truy tố 7 kẻ lo lót cho trại viên hồi gia trái phép
Lợi dụng sự thiếu hiếu biết và nôn nóng của gia đình trại viên, các đối tượng đã thực hiện trót lọt 7 vụ "giải cứu" cho nhiều trại viên hồi gia trái quy định, chiếm đoạt số tiền 84 triệu đồng.
Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 6 bị can liên quan đến đường dây tiêu cực tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội (trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TPHCM, trụ sở tại 463 Nơ Trang Long phường 13 quận Bình Thạnh, TP.HCM) về các tội danh môi giới hối lộ, lừa đảo chiểm đoạt tài sản làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi...
Nguyễn Thành Tâm
Các đối tượng gồm: Nguyễn Thanh Tâm (SN 1989, ngụ quận Gò Vấp), Nguyễn Tấn Thành (SN 1967, ngụ quận Bình Thạnh, là nhân viên của trung tâm; Nguyễn Thọ Minh Cường (SN 1975, ngụ quận Bình Thạnh, là chủ quán cà phê Kim Khánh); Dương Hữu Thành (SN 1972, ngụ quận Gò Vấp, cựu nhân viên của trung tâm); Phan Ngọc Anh (SN 1962, ngụ quận Bình Thạnh, nguyên trưởng phòng quản lý giáo dục của trung tâm); Lưu Văn Như (SN 1967, nguyên phó trưởng công an xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) và Lại Văn Hùng (SN 1962, cùng ngụ tỉnh Đồng Nai, nguyên công an viên xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).
Trung tâm Hỗ trợ xã hội TPHCM (Trung tâm HTXH) có chức năng tiếp nhận hỗ trợ, chăm sóc ban đầu cho những người lang thang không nơi nương tựa trên địa bàn TP.HCM. Trong thời gian đầu được chăm sóc, những người này sẽ được trung tâm xem xét từng hoàn cảnh cụ thể, tạo điều kiện giúp đỡ cho về gia đình, đưa vào các trung tâm bảo trợ thuộc Sở LĐTB-XH TPHCM quản lý, hoặc vận động đưa đi lập nghiệp, định cư tại các vùng kinh tế mới...
Nguyễn Tấn Thành
Tuy nhiên, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý nôn nóng của những gia đình muốn đưa người thân hồi gia sớm, nhân viên Trung tâm HTXH đã cấu kết với một số đối tượng bên ngoài, gạ gẫm sẽ "lo lót" cho trại viên hồi gia sớm nếu gia đình chung chi tiền bạc. Thậm chí, một số trường hợp không đủ điều kiện vẫn được các đối tượng làm giả hồ sơ đưa ra khỏi trung tâm khi sau khi nhận được tiền từ người thân trại viên.
Với thủ đoạn này, các đối tượng trên đã thực hiện trót lọt 7 vụ "giải cứu" cho nhiều trại viên hồi gia trái quy định, chiếm đoạt số tiền 84 triệu đồng. Theo cơ quan điều tra, dù là nhân viên nhưng Thành là đối tượng giữ vai trò chủ đạo, móc nối với các đối tượng bên ngoài đưa nhiều trại viên ra ngoài. Ngoài ra, Thành còn lừa đảo, chiếm đoạt người nhà trại viên T.T.T. 15 triệu đồng, dù người này không đủ điều kiện hồi gia.
Dương Hữu Thành tại cơ quan điều tra
Trước đó, trong quá trình theo dõi, điều tra vào ngày 27/11/2011 lực lượng công an đã ập vào một quán cà phê trên địa bàn quận Bình Thạnh, bắt quả tang 2 bảo vệ trung tâm là Tâm và Thành đang nhận tiền của người nhà trại viên L.T.T.H (SN 1993, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM). Quá trình mở rộng điều tra, Công an TP.HCM đã triệt phá thành công đường dây tiêu cực được hình thành chặt chẽ tại Trung tâm HTXH TP.HCM.
Theo cơ quan điều tra, Thành và Tâm có nhiệm vụ tiếp xúc với các đối tượng bên ngoài, ra giá với người nhà trại viên với hàng chục triệu đồng/người. Cường (chủ quán cà phê Kim Khánh) có nhiệm vụ giới thiệu người nhà trại viên cho Thành và Tâm để hưởng tiền công 300 - 500 ngàn đồng/trường hợp. Những trại viên không đủ điều kiện bảo lãnh, Thành giao nhiệm vụ cho Dương Hữu Thành làm giả hồ sơ, với số tiền 3 - 4 triệu đồng/bộ hồ sơ.
Dương Hữu Thành giao phó cho Lưu Văn Như (trưởng công an xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) làm giả hồ sơ với giá 1,2 triệu đồng/bộ hồ sơ. Như sai Lai Văn Hùng (công an viên) sau đó làm giả giấy tờ để bàn giao cho Thành. Có hồ sơ giả trong tay, Thành đưa cho ông Phan Ngọc Anh cùng khoản tiền "đút lót" 3-5 triệu đồng/bộ hồ sơ nhờ ông này ký duyệt giải cứu trại viên hồi gia.
Theo 24h
Hai họ hỏi cưới, thanh niên làng choảng nhau Trong khi đại diện hai họ đang thưa chuyện cưới hỏi trong nhà thì ngoài rạp thanh niên hai họ xảy ra xích mích. Cuộc hỗn chiến "nổ ra" với gạch đá, gậy gộc khiến 2 thanh niên bị thương và một nhóm khác lĩnh hơn 60 năm tù. Theo cáo trạng VKSND tỉnh Bắc Ninh, chiều ngày 11/11, tại gia đình cô...