VKS Hoà Bình: Ngành y tế buông lỏng quản lý trong chạy thận nhân tạo
Có dấu hiệu buông lỏng trong quản lý Nhà nước về kiểm soát chất lượng nước dùng để lọc máu thận nhân tạo. Đây được xác định là một trong những thiếu sót, sơ hở nghiêm trọng, dẫn đến sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng ngày 29/05/2017 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Mất bò chưa lo làm chuồng
Tại bản Cáo trạng số 01/CT-VKS-P2 ngày 05/12/2018 của Viện Kiểm sát (VKS) tỉnh Hòa Bình đối với vụ chạy thận ngày 29/05/2017 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình làm 9 người tử vong, VKS đã đưa ra nhiều nhận định và cho biết sẽ có những kiến nghị đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đại diện VKSND TP. Hòa Bình tại phiên tòa xét xử sơ thẩm lần 1 đối với Hoàng Công Lương tháng 5/2018.
Đáng chú ý, về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động chữa bệnh bằng kỹ thuật thận nhân tạo của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình và BVĐK tỉnh Hòa Bình, VKS cho rằng kỹ thuật thận nhân tạo là kỹ thuật được thực hiện thường quy ở nhiều bệnh viện trên cả nước.
Tuy nhiên, cho đến ngày 29/05/2017, khi sự cố y khoa xảy ra tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, Bộ Y tế chưa ban hành hướng dẫn quy trình kỹ thuật thận nhân tạo đầy đủ để áp dụng trong thực tiễn, không có quy trình kiểm soát và đảm bảo chất lượng nước RO.
Chỉ đến ngày 13/04/2018 ( gần 1 năm kể từ ngày xảy ra sự cố y khoa), Bộ Y tế mới có Quyết định số 2482/QĐ-BYT ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật thận nhân tạo với 52 quy trình kỹ thuật thận nhân tạo.
Tuy nhiên, Viện Kiểm sát tỉnh Hòa Bình nêu, đến thời điểm công bố Cáo trạng (05/12/2018), Bộ Y tế cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn hoặc quy định cụ thể về chủ thể nào đủ điều kiện, tiêu chuẩn để sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế hệ thống lọc nước RO dùng cho chạy thận nhân tạo; thiếu những quy định cần thiết để quản lý đầy đủ chặt chẽ hoạt động liên kết đặt máy chạy thận nhân tạo giữa bệnh viện và nhà sản xuất, cung ứng, cũng như việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các đơn vị thực hiện chức năng chữa bệnh suy thận bằng kỹ thuật thận nhân tạo.
Đặc biệt, Viện Kiểm sát nhấn mạnh: “ Có dấu hiệu buông lỏng trong quản lý Nhà nước về kiểm soát chất lượng nước dùng để lọc máu thận nhân tạo nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Đây được xác định là một trong những thiếu sót, sơ hở nghiêm trọng, là điều kiện góp phần dẫn đến sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng ngày 29/05/2017 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình“.
Hơn nữa, quá trình điều tra vụ án xác định, BVĐK tỉnh Hòa Bình, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình và Bộ Y tế chưa có các hoạt động kiểm tra, thanh tra thường xuyên, chuyên sâu về hoạt động lọc máu chu kỳ tại Đơn nguyên lọc máu của BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Video đang HOT
Do đó, Viện Kiểm sát tỉnh Hòa Bình cho biết sẽ ban hành kiến nghị đối với BVĐK tỉnh Hòa Bình, Sở Y tế Hòa Bình và Bộ y tế cần có biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước; rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan và tăng cường thanh tra, kiểm tra sâu sát, toàn diện đối với các hoạt động lọc máu chu kỳ bằng phương pháp thận nhân tạo tại Đơn nguyên lọc máu – BVĐK tỉnh Hòa Bình, Bệnh viện các tuyến trong tỉnh Hòa Bình và tài các cơ sở y tế trong cả nước nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh chạy thận nhân tạo.
Đang điều tra hành vi sửa biên bản họp
Cũng tại Cáo trạng số 01/CT-VKS-P2, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình cũng nêu quan điểm đối với những hành vi hợp thức hóa sổ sách, giấy tờ, tài liệu liên quan đến trách nhiệm của bị can Hoàng Đình Khiếu (nguyên Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình), bác sỹ Hoàng Công Tình (Phụ trách khoa Hồi sức tích cực), ông Đinh Tiến Công (Trưởng khoa Điều dưỡng), và một số cá nhân khác.
Những hành vi này cũng đã được HĐXX Tòa án Nhân dân TP Hòa Bình và Viện Kiểm sát TP. Hòa Bình xét hỏi đối với 3 cá nhân trên tại phiên tòa sở thẩm lần 1 diễn ra tháng 5/2018.
Đó là việc ghi thêm vào sổ giao ban cuối năm 2015 và 2016 nội dung phân công bác sỹ Hoàng Công Lương phụ trách đơn nguyên Thận nhân tạo sau khi có sự cố với mục đích là để hoàn thiện các thủ tục hành chính, quy trình chuyên môn.
Ông Hoàng Đình Khiếu tham gia phiên tòa sơ thẩm (lần 1) với tư cách Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, trong lần xét xử tới ông Khiếu ra tòa với vai trò Bị cáo bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngoài nội dung trên, VKS cho biết những nội dung khác có liên quan đến việc liên kết khai thác hệ thống máy chạy thận nhân tạo tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, Cơ quan điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
VKS yêu cầu BVĐK tỉnh Hòa Bình phối hợp chặt chẽ với cơ quan tiến hành tố tụng để làm rõ các nội dung trên.
Đối với điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thu Hằng, là người có trách nhiệm nhận bàn giao trang thiết bị sau sửa chữa, được đào tạo chuyên sâu và có chứng chỉ thực hành kỹ thuật thận nhân tạo, biết việc hệ thống RO số 2 chưa được lấy mẫu nước đi xét nghiệm nhưng đồng ý với Bùi Mạnh Quốc và Trần Văn Sơn về việc để đến trưa 29/5/2017 mới lấy mẫu nước đi xét nghiệm, không báo lại với Trưởng khoa.
Tuy nhiên, VKS cho rằng hành vi của điều dưỡng Hằng xuất phát từ việc giao trách nhiệm không rõ ràng của Trưởng khoa, Bệnh viện không có quy trình sửa chữa – bàn giao, việc chịu trách nhiệm về chất lượng nước thuộc trách nhiệm của Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Hoàng Đình Khiếu) và ra y lệnh chạy lọc máu thuộc trách nhiệm của Hoàng Công Lương.
Do vậy, VKS cho rằng hành vi của điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thu Hằng chưa đến mức phải xử lý hình sự. Cơ quan điều tra cũng đã có văn bản đề nghị xử lý hành chính đối với bà Hằng.
VKS cho biết sẽ kiến nghị đối với BVĐK tỉnh Hòa Bình xem xét có hình thức xử lý về ý thức, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đối với hai điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hậu và Đỗ Thị Điệp.
Bản thân Nguyễn Thị Hậu biết rõ ngày 28/05/2017 hệ thống RO số 2 được sửa chữa, bảo dưỡng, nhưng sáng 29/05/2017, sau khi nghe Điệp thông báo đã sửa xong RO số 2 và có thể hoạt động bình thường đã trực tiếp khởi động hệ thống RO số 2.
Đối với điều dưỡng viên Đỗ Thị Điệp, là người trực ngày 28/05/2017, trực tiếp mở cửa phòng xử lý nước RO số 2 cho Bùi Mạnh Quốc tiến hành sửa chữa và được Trần Văn Sơn gọi điện thông báo đã sửa xong, yêu cầu đến khóa cửa vào chiều cùng ngày.
Khi chưa có biên bản bàn giao hệ thống sau sửa chữa, sáng 29/5/2017 Đỗ Thị Điệp đã thông báo với các bác sỹ đã sửa xong hệ thống RO số 2 và có thể hoạt động bình thường.
Theo Infornet
Bác sĩ Hoàng Công Lương bị truy tố và trách nhiệm của Bộ Y tế
VKSND tỉnh Hòa Bình vừa hoàn tất cáo trạng lần hai truy tố BS Hoàng Công Lương và các bị can khác về tội Vô ý làm chết người và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo đó, bị can Bùi Mạnh Quốc (cựu Giám đốc công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh), Hoàng Công Lương (BS khoa hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hòa Bình) bị truy tố tội Vô ý làm chết người.
Các bị can Trương Quý Dương (cựu Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình, đã nghỉ hưu), Trần Văn Sơn (cán bộ phòng vật tư thiết bị y tế), Hoàng Đình Khiếu (cựu PGĐ, Trưởng khoa hồi sức tích cưc), Trần Văn Thắng (nguyên Trưởng phòng Vật tư thiết bị y tế), và Đỗ Anh Tuấn (cựu Giám đốc công ty CP dược phẩm Thiên Sơn) bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bác sỹ Hoàng Công Lương (giữa) tại phiên tòa sơ thẩm lần 1
Theo cáo trạng, BS Hoàng Công Lương là người có chuyên môn, được đào tạo kỹ thuật lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật thận nhân tạo; có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh Nội và Hồi sức cấp cứu. BS Lương còn là người thừa lệnh Trưởng khoa ký đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2.
Bị can Hoàng Công Lương biết rõ nội dung sửa chữa và thời gian cụ thể ngày 28/5/2017 sửa chữa hệ thống RO số 2.
Ngày 29/5/2017, Hoàng Công Lương là người duy nhất trong 3 BS được phân công điều trị cho bệnh nhân tại BVĐK tỉnh Hòa Bình có đủ điều kiện ra y lệnh lọc máu chạy thận, đồng thời chính y lệnh lọc máu chạy thận của BS Lương cũng như việc BS này ký xác nhận vào y lệnh của hai BS khác có hiệu lực quyết định đối với ca chạy lọc máu cho 18 bệnh nhân.
Do vậy, BS Lương bị coi là người chịu trách nhiệm về chuyên môn trong ca điều trị cho người bệnh ngày 25/5/2017.
Cáo trạng cho rằng, với trình độ, nhận thức và vai trò, trách nhiệm được giao, BS Lương phải biết nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng, sau khi sửa chữa, bảo dưỡng "Tẩy rửa màng RO và các đường ống của hệ thống" phải có việc xét nghiệm xác định chất lượng nguồn nước và biết trách nhiệm đảm bảo chất lượng nước thuộc Trưởng khoa.
Tuy nhiên, sáng 29/5/2017, khi mới nghe điều dưỡng viên nói về việc Trần Văn Sơn thông báo hệ thống nước RO số 2 đã sửa xong và có thể hoạt động bình thường, chưa có căn cứ xác định chất lượng nguồn nước đảm bảo và thực tế chưa có việc bàn giao hệ thống RO số 2 để đưa vào sử dụng, nhưng BS Hoàng Công Lương đã chủ quan ra y lệnh điều trị và ký xác nhận y lệnh điều trị của BS Nguyễn Mạnh Linh và BS Phạm Thị Huyền đối với 18 bệnh nhân, trên cơ sở đó, các điều dưỡng viên tiến hành hoạt động lọc máu cho các bệnh nhân.
Việc ra y lệnh và ký xác nhận y lệnh của BS Lương để tiến hành lọc máu cho 18 bệnh nhân khi chưa có căn cứ xác định nguồn nước sau sửa chữa RO số 2, dẫn đến việc nguồn nước không đảm bảo chất lượng, trực tiếp đi vào người bệnh nhân, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến 8 người chết.
Trách nhiệm của Bộ Y tế
Về trách nhiệm quản lý nhà nước, cáo trạng chỉ ra rằng, đến nay Bộ Y tế chưa có văn bản nào hướng dẫn hoặc quy định cụ thể về chủ thể nào đủ điều kiện, tiêu chuẩn để sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế hệ thống lọc nước RO dùng cho chạy thận nhân tạo;
Thiếu những quy định cần thiết để quản lý đầy đủ, chặt chẽ hoạt động liên kết đặt máy chạy thận nhân tạo giữa bệnh viện và nhà sản xuất, cung ứng, cũng như việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các đơn vị thực hiện chức năng chữa bệnh suy thận bằng kỹ thuật thận nhân tạo.
Đặc biệt, có dấu hiệu buông lỏng trong quản lý nhà nước về kiểm soát chất lượng nước dùng để lọc máu thận nhân tạo nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Đây được xác định là một trong những thiếu sót, sơ hở nghiêm trọng, là điều kiện góp phần dẫn đến sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng ngày 29/5/2017 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Theo Vietnamnet
Vụ chạy thận chết người: Phát hiện thêm giấy tờ có dấu hiệu khắc phục sau sự cố Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, ngoài nội dung ghi thêm vào cuốn sổ giao ban năm 2015 và 2016 đã được làm rõ, còn một số giấy tờ có dấu hiệu được khắc phục sau sự cố của vụ án chạy thận làm chết 9 người xảy ra ở BVĐK tỉnh Hòa Bình hồi tháng 5/2017. Trước đó, phiên tòa xét...