VKS được áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại
Khi xác minh giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp, VKS thấy bị can bị oan thì đề xuất người có thẩm quyền hủy bỏ tạm giam, đình chỉ điều tra vụ án hoặc tạm giam không đúng thì thay đổi bằng biện pháp khác…
Ngày 4-8, VKSND Tối cao tổ chức hội nghị tập huấn công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp tại TP Cần Thơ.
Hội nghị tập huấn cho kiểm sát viên thuộc VKS 34 tỉnh, thành phía Nam từ tỉnh Thừa Thiên-Huế trở vào, hai VKS cấp cao và hai VKS quân khu.
Ông Nguyễn Kim Sáu, Vụ trưởng Vụ 12 (Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp), cho biết việc tiếp công dân liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân của VKS là một công việc phức tạp, phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc nhất định và đạt được mục đích mà pháp luật đề ra.
Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân phải tuân thủ một cách chặt chẽ các quy định của pháp luật và của ngành như: phải bảo đảm trang phục ngành đúng quy định, có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày. Không hứa hẹn hoặc thông báo cho công dân nội dung hoặc kết quả giải quyết khi chưa được kết luận chính thức bằng văn bản.
Theo ông Nguyễn Anh Diệp, Phó Vụ trưởng Vụ 12, đối với trường hợp khiếu nại, tố cáo đúng thì đơn vị chủ trì giải quyết khiếu nại, tố cáo căn cứ vào từng vụ việc cụ thể để áp dụng biện pháp ngăn chặn thiệt hại ở từng giai đoạn cụ thể. Đối với trường hợp cần thiết thì đề xuất người có thẩm quyền hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định tố tụng trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận tố cáo.
Video đang HOT
Ví dụ, người bị hại trong vụ án hình sự tố cáo kiểm sát viên kiểm sát điều tra vụ án do có quan hệ thân thích với bị can nên tác động đến những người tiến hành tố tụng làm nhẹ tội cho bị can. Sau khi xác minh thấy kiểm sát viên thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng theo quy định của BLTTHS thì đề xuất người có thẩm quyền của VKS thay đổi kiểm sát viên khác trước khi ban hành kết luận tố cáo.
Hoặc quá trình xác minh giải quyết khiếu nại thấy bị can bị oan thì đề xuất người có thẩm quyền hủy bỏ lệnh tạm giam, đình chỉ điều tra vụ án. Hoặc quá trình xác minh, thấy việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam với bị can không đúng thì đề xuất người có thẩm quyền thay đổi biện pháp ngăn chặn tạm giam bằng biện pháp khác… để ngăn chặn thiệt hại xảy ra.
NHẪN NAM
Theo PLO
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh: Nơi nào còn oan sai, tôi sẽ đến
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội ngày 29-7, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) khẳng định: Tôi đã hứa với cử tri, nơi nào còn oan sai, tôi sẽ đến tham gia giải quyết, tháo gỡ.
Bà Khánh nói điều này khi tâm sự về vụ án Trần Văn Vót (Hà Nam), có dấu hiệu oan suốt 24 năm qua. Pháp Luật TP.HCM ghi lại nguyên văn tâm sự của bà, như một cách chuyển tải những lo lắng của một ĐBQH về hiện tình oan sai.
Ngay sau khi trúng cử ĐBQH khóa XIV, tôi nhận được đơn kêu cứu của gia đình ông Trần Văn Vót, Trần Ngọc Thanh. Tôi thấy rất bất bình. Suốt 23 năm qua, gia đình đã làm nhiều đơn, báo chí cũng lên tiếng nhưng chưa có cơ quan liên quan nào lên tiếng về nỗi oan của gia đình ông Vót.
Tôi rất xúc động khi ông Vót là một người có công, được tặng thưởng nhiều huân, huy chương kháng chiến. Trong hồ sơ, có nhiều điểm không giải thích được, gia đình cũng có đề nghị ngay từ khi vụ án xảy ra nhưng không được giải quyết.
Tôi liên hệ với lãnh đạo tỉnh Hà Nam và được vào gặp gỡ ông Vót trong trại giam. Ông Vót khẳng định: Ông là sĩ quan quân đội, bị án oan sai khổ nhất ở Việt Nam. Nhiều cán bộ hồi đó nói với ông Vót rằng: Ông cứ đi tù rồi giải quyết sau. Ông Vót đã tin tưởng và chờ đợi nhưng vô vọng.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh: "Nơi nào có oan, sai, tôi sẽ đến tham gia giải quyết, tháo gỡ". Ảnh: CHÂN LUẬN
Hiện ông Vót còn bị nặng tai, bị bệnh hiểm nghèo là lao kháng thuốc. Tôi chỉ biết khuyên ông rằng: Ông đã tin tưởng vào pháp luật, thì cứ tiếp tục tin tưởng. Phần tôi sẽ cố gắng phản ánh với các cơ quan chức năng, các cơ quan tiến hành tố tụng về nỗi oan của ông, để ông được sớm trở về phụng dưỡng mẹ già, giảm được phần nào nỗi oan khuất mà ông phải gánh chịu 23 năm nay.
Tôi đã gặp những nhân chứng, những bị hại trong vụ án. Họ nói rằng: Họ không được ai mời đến để hỏi về vụ án trong quá trình tố tụng. Nhiều người còn bảo, nếu họ nói đúng sự thật thì lại bị dọa sẽ truy tố tội khai báo gian dối. Họ vẫn đề nghị ĐBQH phải lên tiếng, nói rõ cho các cơ quan nhà nước để sớm giải oan cho gia đình ông Trần Văn Vót.
Điểm rất đặc biệt của vụ án này là: Cụ Trần Văn Điền, bố của bị hại là con trai duy nhất trong vụ án ném lựu đạn ngày ấy nhưng 23 năm qua, cụ Điền lại chính là người vác đơn đi kêu oan cho bị cáo Vót. Cụ Điền nói cụ rất đau lòng, đã gửi thư lên các cấp lãnh đạo nhưng đến giờ vẫn không ai xem xét.
Nếu những sự việc như trong đơn là đúng, đó là một nỗi đau. Lần này trúng cử ĐBQH lần thứ tư, tôi mới biết được vụ án này. Ba nhiệm kỳ trước, tôi đã không hề biết gì về nỗi oan khuất ấy. Nhân chứng thời đó nói với tôi: Ông Vót là một đảng viên, cán bộ rất tốt nhưng lại bị đi tù oan, thật là không hiểu nổi.
Trước khi vào kỳ họp thứ nhất, QH khóa XIV, tôi đã trao đổi cả với đồng chí viện trưởng VKSND Tối cao. Vào kỳ họp, tôi đã gửi thư cho cả Chủ tịch nước, chánh án TAND Tối cao. Tôi sẽ vẫn theo đuổi đến cùng vụ án này.
Ngày 27-7 vừa qua, trong khi mọi người đang hướng về những người có công, thì tôi lại đau đáu về trường hợp ông Trần Văn Vót, một người cũng có công nhưng lại đang bị chung thân oan. Bản thân gia đình ông Vót lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Cha ông Vót vì đau buồn đã qua đời, mẹ ông Vót lúc nào cũng khóc, suốt 23 năm nay.
Lần đầu tiên, có lẽ trong cuộc đời làm ĐBQH, tôi đã phải viết một bản kiến nghị đầy nước mắt đối với vụ án của ông Trần Văn Vót. Tôi là đại biểu của nhân dân, nơi nào còn oan sai, tôi đã hứa với cử tri sẽ tham gia tháo gỡ. Một số luật sư, một số ĐBQH cũng đã ủng hộ tôi. Có lẽ chúng tôi sẽ kiến nghị thành lập một đoàn giám sát về vụ án này, để sớm trả tự do cho ông Vót, để ông Vót sớm đoàn tụ gia đình, chăm sóc phụng dưỡng mẹ già trong những ngày cuối đời.
Nếu chưa thể minh oan cho ông Vót, thì ít nhất cũng nên cho ông Vót được tha tù có thời hạn theo những quy định tiến bộ của BLHS mới.
Vụ án Trần Văn Vót xảy ra cách đây hơn 20 năm, bắt nguồn từ mâu thuẫn đất đai giữa hai làng Thanh Nga và Nhân Phúc (xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, Hà Nam) dẫn tới vụ ném lựu đạn diễn ra ngày 29-11-1992 khiến anh Trần Văn Việt tử vong và 21 người dân khác bị thương. CQĐT xác định ông Vót là người tàng trữ quả lựu đạn và đưa cho Trần Ngọc Thanh để Thanh ném khiến một người chết, 21 người bị thương. Sau đó, ông Vót bị truy tố về bốn tội: Giết người, tàng trữ trái phép vũ khí, phá hoại việc thực hiện chính sách kinh tế-xã hội và gây rối trật tự công cộng. Còn Trần Ngọc Thanh bị truy tố về hành vi giết người. Tháng 2-1994, ông Vót bị TAND tỉnh Nam Hà đưa ra xét xử và tuyên phạt tù chung thân vì bốn tội trên, còn ông Thanh bị tuyên 15 năm tù về tội giết người. Hai bị cáo kháng án. Tháng 8-1994, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã xử phúc thẩm vụ án trên và tuyên y án sơ thẩm. Trao đổi với báo chí ngày 28-7, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay: Một đoàn công tác liên ngành đã được thành lập, bao gồm cả các cơ quan ở trung ương và địa phương để thẩm tra, đánh giá lại toàn bộ vụ án này trong sáu tháng qua và sẽ còn một cuộc họp nữa để đánh giá, đưa ra kết luận. "Khi có kết luận cuối cùng, TAND Tối cao sẽ chủ động thông tin cho công luận" - Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định.
CHÂN LUẬN ghi
Theo PLO
Giám đốc cùng cấp phó lãnh án vì gây thiệt hại hơn 60 tỉ đồng Sau hai ngày xét xử, ngày 28-7, TAND TP.HCM đã tuyên phạt giám đốc cùng phó giám đốc Công ty ALCII - Nam Sài Gòn về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Theo đó, bị cáo Lê Mạnh Dũng (nguyên phó giám đốc Công ty ALCII - Nam Sài...