VKS công bố cáo trạng truy tố ông Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa
Ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hoá bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Chiều 12/11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo trong đường dây đánh bạc nghìn tỷ tiếp tục làm việc.
Đại diện VKSND tỉnh Phú Thọ công bố bản cáo trạng dài 235 trang truy tố các bị cáo trong vụ án.
Đại diện Viện Kiểm sát công bố cáo trạng
Theo đó, 2 ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hoá bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo Điểm a khoản 2, Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017). Khung hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam bị truy tố về hai tội: tổ chức đánh bạc và rửa tiền, theo Điểm b khoản 2, Điều 249 và Điểm a khoản 3, Điều 251 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009).
Bị cáo Lê Văn Huy (quê ở Quảng Trị, lao động tự do) bị truy tố về hai tội: sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và đánh bạc. Các bị cáo còn lại bị truy tố về các tội: tổ chức đánh bạc, đánh bạc và mua bán trái phép hoá đơn.
Cáo trạng của Viện KSND tỉnh Phú Thọ xác định, năm 2011, ông Phan Văn Vĩnh chỉ đạo ông Nguyễn Thanh Hoá và một số cán bộ cấp dưới lập đề án xây dựng Công ty CNC thuộc C50. Sau đó ông Vĩnh giới thiệu Nguyễn Văn Dương gặp ông Hoá.
Đầu năm 2015, Dương hợp tác với Phan Sào Nam để phát hành game đánh bạc Rikvip.
Năm 2016, ông Vĩnh chỉ đạo cấp dưới báo cáo Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông để hợp pháp hoá hai cổng game. C50 đã soạn thảo công văn để ông Vĩnh ký báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an về hai cổng game không phép liên quan đến Công ty CNC. Sau khi xem bản thảo công văn, ông Vĩnh chỉ đạo chỉnh sửa để cấp phó ký, trong đó khẳng định, hai game bài Rikvip và 23zdo đã được cơ quan chức năng cấp phép.
Video đang HOT
Tháng 8/2016, ông Hoá đề xuất Tổng cục Cảnh sát về việc điều tra các cá nhân, tổ chức vận hành game bài đánh bạc trá hình. Tuy nhiên Tổng cục Cảnh sát và C50 không xây dựng kế hoạch, không báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, không điều tra xác minh về Rikvip.
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 12/11
Khi lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu báo cáo hành vi đánh bạc của hai game bài Rikvip và 23zdo, ông Hoá chỉ đạo cấp dưới báo cáo không trung thực để che giấu hành vi phạm tội của Công ty CNC. Hành vi của ông Vĩnh và ông Hoá được cơ quan tố tụng xác định, đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Công an.
Sau 28 tháng vận hành chương trình phần mềm và giải phải công nghệ có tích hợp game bài, bị can Nguyễn Văn Dương và bị can Phan Sào Nam cùng đồng phạm đã liên kết với nhiều công ty cung cấp dịch vụ, xây dựng một hệ thống gồm 25 đại lý cấp 1; 5,877 đại lý cấp 2 để cung cấp dịch vụ chuyển đổi điểm ảo trong game ra tiền thật và ngược lại.
Hệ thống này đã lôi kéo gần 43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc trực tuyến, thu lời bất chính hơn 9.853 tỷ đồng. Số tiền này, Nguyễn Văn Dương hưởng lợi bất chính 1.655 tỷ đồng. Phan Sào Nam hưởng lợi bất chính 1.475 tỷ đồng, nhóm Hoàng Thành Trung, Phan Anh Tuấn và Lê Văn Kiên đang trốn truy nã hưởng lợi 1.500 tỷ đồng.
3 nhà mạng gồm Viettel, Vinaphone và MobiFone hưởng hơn 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm điều hành đường dây đánh bạc còn dành hơn 2.600 tỷ đồng được dành trả thưởng cho các con bạc.
Sau khi bị bắt, Nguyễn Văn Dương khai đã đưa cho ông Phan Văn Vĩnh 27 tỷ đồng, gần 2 triệu USD cùng nhiều đồ vật giá trị. Trùm cờ bạc cũng khai đưa cho ông Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng. Tuy nhiên, 2 cựu cán bộ cao cấp của ngành công an đã phủ nhận.
Do chưa có căn cứ chứng minh ông Vĩnh và ông Hóa hưởng lợi cá nhân nên hành vi nhận hối lộ sẽ được cơ quan chức năng làm rõ trong giai đoạn 2 của vụ án./.
Theo Phú Hiền/VOV.VN
Xét xử ông Phan Văn Vĩnh: Cựu Trung tướng tỏ ra lúng túng trong buổi đầu mở tòa
Ngày 12/11, TAND tỉnh Phú Thọ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đánh bạc nghìn tỷ do Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam cầm đầu. Trong phần kiểm tra căn cước, cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh tỏ ra khá bối rối dẫn đến việc trả lời nhầm lẫn một số câu hỏi của HĐXX.
Ngày 12/11, TAND tỉnh Phú Thọ mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Mua bán trái phép hóa đơn; Rửa tiền; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm.
Có 92 bị cáo bị truy tố về 6 tội danh. Quá trình đưa vụ án ra xét xử, 91/92 bị cáo đã có mặt. Riêng bị cáo Đặng Hà Thu (SN 1985, tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), nghề nghiệp là giáo viên, vắng mặt tại phiên tòa.
Ngoài ra, bị hại duy nhất trong vụ án này vắng mặt. Nhiều người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; người làm chứng cũng đã không có mặt theo giấy triệu tập của tòa.
HĐXX gồm 5 người: 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân và 1 thẩm phán dự khuyết. Chủ tọa điều hành phiên tòa là bà Nguyễn Thị Thùy Hương.
Cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh khai nhầm một số chi tiết
Theo quy định của pháp luật thì Bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Tuy nhiên, sau phần thủ tục kiểm tra căn cước các bị cáo, chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và các bên tham gia tố tụng có đề nghị, kiến nghị gì về nội dung này không?
Ông Phan Văn Vĩnh tại phiên tòa sơ thẩm.
Ông Phan Văn Vĩnh xin từ chối công bố bản án lên cổng thông tin của tòa. HĐXX đã chấp thuận đề nghị này của ông Vĩnh do đây là quyền của bị cáo được quy định trong luật.
"Với đề nghị này của bị cáo Phan Văn Vĩnh, HĐXX không cần hỏi thêm các bị cáo khác cùng về câu hỏi này vì chỉ cần 1 bị cáo đề nghị là bản án đương nhiên không được đưa lên công khai", nữ chủ tọa nêu rõ.
Trước đó, khi HĐXX tiến hành kiểm tra căn cước, cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh tỏ ra khá bối rối dẫn đến việc trả lời nhầm lẫn một số câu hỏi.
Cụ thể là ông Vĩnh trả lời có chút nhầm lẫn về năm sinh của con đầu và năm bị bắt. Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi lại thì bị cáo đã đính chính lại thời gian chính xác.
Nhiều luật sư xin vắng mặt một số buổi
Cũng trong phần thủ tục, rất nhiều luật sư của các bị cáo đã lần lượt kiến nghị lên HĐXX nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho luật sư và cho thân chủ. Nhiều luật sư ý kiến, do phiên tòa kéo dài trong nhiều ngày nên luật sư kiến nghị HĐXX đưa ra lịch xét hỏi cụ thể và cho phép luật sư được vắng mặt khi HĐXX chưa hỏi đến thân chủ của mình.
Về vấn đề này, thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Hương đã đồng ý và yêu cầu các luật sư có đơn xin vắng mặt nếu cảm thấy không cần thiết phải ngồi lại phiên tòa khi HĐXX chưa xét hỏi thân chủ của họ.
Trong thủ tục đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử và xét hỏi nhân thân các bị cáo buổi sáng nay, nội dung này đã được nhắc đến. Do vậy, các luật sư cũng đề nghị buổi chiều nay, trong phần đọc bản cáo trạng dài 235 trang, để tiết kiệm thời gian, Viện Kiểm sát nên cắt phần lý lịch của 92 bị cáo.
Ngoài ra, luật sư cũng đề nghị cho phép bị cáo được ngồi trong thời gian đại diện Viện Kiểm sát đọc bản cáo trạng. HĐXX khẳng định sẽ tạo điều kiện tối đa cho các luật sư và các bị cáo.
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (bào chữa cho ông Phan Văn Vĩnh) kiến nghị cho thân chủ của mình được ngồi trong quá trình xét xử, trừ trường hợp đứng trước bục khai báo trả lời thẩm vấn.
HĐXX cho biết, TAND tỉnh Phú Thọ đã bố trí sẵn đội ngũ nhân viên y tế túc trực bên ngoài phòng xử.
Theo nguoiduatin
Luật sư của "ông trùm" Nguyễn Văn Dương nói gì khi dự tòa? Cựu tướng Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa cùng Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam đã đến TAND tỉnh Phú Thọ sáng nay. Trao đổi với Dân Việt bên lề phiên tòa, đại biểu Quốc hội, luật sư Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội mong một phiên...