Vitamin có ở đâu, cần thiết cho bộ phận nào?
Chúng mình cùng học thuộc lòng ‘bảng vitamin’ dưới đây để trở nên những teen thông thái về sức khỏe nhé!
Theo VNE
Sắp cưới vợ mới "lắp" bộ phận đàn ông
Đôi khi chỉ một tai nạn hy hữu trong cuộc sống nhưng cũng khiến nhiều người bệnh khổ sở.
Âm thầm "phận nữ"
Một ngày cuối năm, PGS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cùng các đồng nghiệp tiến hành phẫu thuật tái tạo dương vật cho một nam thanh niên ngoài 20 tuổi. Bệnh nhân tên V.
Gần 20 năm trước, đang ở cái tuổi bi bô, một lần chạy sang hàng xóm chơi, V. ra sân để tè thì bị con chó đẻ xông ra ngoạm thẳng vào bộ phận sinh dục. V. được đưa đi cấp cứu ngay tại bệnh viện địa phương.
Video đang HOT
Hồi đó y học còn chưa phát triển nên V. chỉ được sơ cứu. Tuy mất cả "cụm" nhưng chức năng bài tiết của V. vẫn tốt, sức khỏe cũng không kém đi. Âm thầm với nỗi đau gần 20 năm, đến tuổi lập gia đình V. mới tìm đến các bác sĩ với hy vọng được trở về là người đàn ông thực thụ.
PGS.TS Trần Thiết Sơn, người trực tiếp phẫu thuật cho V. cho biết, tai nạn khiến bệnh nhân mất hoàn toàn dương vật nên kíp phẫu thuật đã sử dụng kỹ thuật vi phẫu tích (phẫu thuật dưới kính hiển vi) để làm mỏng vạt da vùng đùi trái, đồng thời tạo hình và nối với gốc dương vật mà vẫn giữ nguyên được mạch máu của vạt da này.
Ảnh minh họa.
Ca phẫu thuật kéo dài suốt 6 tiếng đồng hồ đã giúp "cậu nhỏ" của V. được tạo hình thành công. Sau khi dương vật "sống", các bác sĩ sẽ sử dụng loại chất liệu đặc biệt để tạo độ cương cứng cho V nhưng tránh rơi vào tình trạng cứng liên tục như sử dụng sụn sườn tự thân hoặc nhân tạo trước đây.
Các bác sỹ khẳng định, dương vật mới được tạo ra cũng bảo đảm chức năng tiểu tiện và sinh dục. Đặc biệt, khả năng sinh hoạt tình dục trở lại gần bình thường, có độ hưng phấn, cảm giác tương đối thật.
Tuy nhiên, do V. bị mất tinh hoàn nên sẽ phải lắp tinh hoàn giả để bộ phận sinh dục trông được tự nhiên. Khoảng một năm sau phẫu thuật, các chức năng của phần "cậu nhỏ" mới sẽ hoạt động bình thường.
Muôn sự tại... vòng tránh thai
Bà H. có 8 mặt con. 30 năm trước, bà đến trạm y tế để đặt vòng. Tuy nhiên sau khi đặt vòng, bà vẫn... có thai và sinh thêm 2 người con.
Hồi đó bà H cũng nghĩ có lẽ do làm việc vất vả nên chiếc vòng đã rơi... ra ngoài. Bà cũng không đi khám lại. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng bà cảm thấy đau bụng, đau lưng, nhưng bà lại cho rằng do làm nhiều nên đau.
Những cơn đau đến với bà ngày càng nhiều hơn. Mọi người trong gia đình đưa bà đi kiểm tra tổng thể, nhất là vùng ổ bụng. Khi bác sĩ siêu âm đến vùng ổ bụng mới giật mình: Thủ phạm gây nên các cơn đau cho bà H bấy lâu nay là chiếc vòng tránh thai. Thay vì nằm ở bộ phận sinh dưới của phụ nữ chiếc vòng tránh thai ngang nhiên nằm trong ổ bụng.
Trước đây, đặt vòng có hai loại là có dây và không có dây. Vòng có dây là vòng chữ T hoặc vòng Multiload và vòng không dây như vòng Dana. Đối với vòng có dây thì việc lấy ra dễ dàng hơn là vòng không có dây.
Chiếc vòng mà bà H. vẫn còn mang trong người là vòng không dây. Khi tiến hành phẫu thuật nội soi, các bác sĩ phát hiện thấy chiếc vòng nằm ở vị trí dưới gan, vùng hạ sườn phải, đã bị các tạng dính lại, rất khó khăn mới gỡ dính, bóc tách các mạc nối, các phần dính và lấy chiếc vòng ra bằng kỹ thuật nội soi.
Việc vòng nằm lạc chỗ như vậy còn có thể gây chảy máu, gây đau do dính các nội tạng, có thể gây tắc ruột và các biến chứng khác, làm nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Đầu năm 2012, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa (Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) cũng phải cấp cứu cho một cụ T. 78 tuổi ở tỉnh Bắc Giang vì vòng tránh thai đi lạc lối gây hoại tử ruột.
Nhiều ngày trước khi nhập viện cấp cứu, cụ T. có dấu hiệu đau bụng âm ỉ, sau đó đau liên tục và không đi đại, tiểu tiện được.
Con cái đưa cụ lên Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội cấp cứu. Khi siêu âm, các bác sĩ giật mình khi phát hiện "thủ phạm" làm cụ bà suýt nguy hiểm tính mạng là chiếc vòng tránh thai đi "lạc lối".
Chiếc vòng tránh thai hình số 8 đi lạc lối vào ổ bụng lại trú ngụ quá lâu khiến cụ T. bị tắc ruột, ổ bụng xuất hiện dịch kèm theo biểu hiện hoại tử ruột.
Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phúc mạc, hoại tử, ảnh hưởng đến tính mạng. Cụ và gia đình được một phen hú hồn.
Theo VNE
5 bộ phận phái đẹp dễ lơ là khi dưỡng ẩm cơ thể Có tới 80% phụ nữ sao nhãng, không quan tâm tới những bộ phận vốn rất cần được giữ ẩm và bảo vệ thường xuyên. 1. Ấn đường (điểm giữa hai đầu lông mày) Khi bôi các dưỡng chất làm mềm da, chị em thường quên mất phần ấn đường bởi lẽ nó chiếm không gian quá nhỏ. Tuy nhiên, nếu để ấn...