Vịt dằm Bắc Bình, món ngon đằm thắm hương quê
Được ví như là một món ăn đằm thắm hương quê của đất và người Bắc Bình (Bình Thuận), món ngon vịt dằm từ lâu đã là một thương hiệu ẩm thực được nhiều người biết và tìm đến thưởng thức.
Để làm món vịt dằm ngon và đằm thắm hương quê, nguyên liệu chính dĩ nhiên phải là vịt. Theo kinh nghiệm của người dân Bắc Bình, vịt dùng nấu món này phải là vịt nuôi ở Đồng Mới hay Cà Giây, hai cánh đồng lúa ngút ngàn của huyện Bắc Bình chứ không phải là vịt nuôi thả vườn hay nuôi công nghiệp.
Món vịt dằm muốn đậm đà hương vị quê hương trước hết phải có me chín, vị chua chua ngọt ngọt. Me chín đem về cạy bỏ hạt rồi cho vào hũ ướp ít muối. Me càng để lâu thì lấy ra nấu vịt dằm càng ngon. Nguyên liệu tiếp theo là củ gừng tươi ướp thịt để tạo mùi thơm đặc trưng. Cuối cùng là thơm (dứa), cà chua và ớt.
Cách nấu như sau: trước tiên là luộc vịt với một tép gừng bỏ vào nước cho thịt thơm. Tiếp theo là giã nhuyễn và xào chín các nguyên liệu như tỏi, cà chua, ớt, thơm, me chín, gừng và một số gia vị như muối, đường, bột ngọt. Bí quyết món vịt dằm ngon chính là việc chọn liều lượng các nguyên liệu và gia vị phù hợp (tùy cách nấu và nêm nếm). Nguyên liệu sau khi xào chín, để nguội rồi cho vào nồi nước luộc vịt, trộn đều và nếm lại tùy theo khẩu vị. Thịt vịt chặt miếng vừa ăn, trút hết vào nồi nước luộc gia vị.
Vịt dằm có thể ăn với nhiều loại rau, nhưng chủ lực vẫn là rau răm. Khi chế biến, rau răm phải cắt nhỏ cho vào nồi vịt dằm khi đã nguội để không bị đắng. Món này thường ăn kèm với bún. Múc cả thịt và nước chan lên tô bún, rồi rắc thêm vài hạt đậu phộng rang. Tô bún vịt dằm vừa phảng phất mùi thơm của gừng, vị chua của me, cà chua và trái thơm, lại vừa có vị cay cay của ớt, tỏi quyện cùng miếng thịt vịt ngọt béo, đem đến cho thực khách một món ăn vừa thơm ngon, vừa đằm thắm hương quê Bắc Bình – Bình Thuận.
Vịt dằm là món ăn có từ lâu đời ở Bắc Bình và là món ăn truyền thống dùng trong những dịp lễ tết dân gian ở địa phương. Hiện món vịt dằm đằm thắm hương quê với hương vị truyền thống luôn được giữ nguyên đã trở thành món ngon phổ biến ở Bình Thuận, được nhiều thực khách tìm đến thưởng thức.
Theo Dulich.net.vn
Cách làm bánh nướng nhân thập cẩm ngon nhất
Trung thu sắp đến rồi, thay vì việc ra tiệm mua bánh tại sao bạn không thử làm bánh trung thu tại nhà, thật thú vị nếu được nếm thử những chiếc bánh tự tay mình làm ra,,
Với công thức làm bánh nướng nhân thập cẩm sau đây chắc chắn những chiếc bánh làm ra sẽ vô cùng hấp dẫn. Cùng vào bếp với Homnayangi.vn học cách làm bánh nướng nhân thập cẩm được chia sẻ dưới đây để chiêu đãi cả gia đình mình nhé!
Hướng dẫn cách làm bánh nướng nhân thập cẩm
Nguyên liệu:
PHẦN LÀM VỎ BÁNH:
- 240 gram bột mì (Nên chọn loại bột làm bánh ngọt sẽ cho vỏ bánh mềm hơn bột mì đa dụng)
- 160 gram nước đường bánh nướng
- 30 gram dầu đậu phộng hoặc dầu ăn thông thường
- 1 lòng đỏ trứng gà
- Khoảng 2 thìa café) bơ đậu phộng
- thìa café ngũ vị hương
PHẦN LÀM CHẤT KẾT DÍNH CỦA NHÂN:
Video đang HOT
- 70ml rượu mai quế lộ (một loại rượu thơm dùng để làm gia vị nấu ăn
- 1 thìa cà phê con nước đường
- 1 thìa cà phê con dầu hào
- 70ml nước lọc
- 1/2 thìa ngũ vị hương
- 70gr bột nếp rang
PHẦN LÀM NHÂN BÁNH:
- Hạt sen: 20 gr
- Lạp xưởng : 40 gr
- Mứt bí : 80 gr
- Lá chanh:20 gr
- Mỡ đường : 70 gr
- Nước hoa bưởi : 1 thìa cà phê
- Hạt dưa : 20 gr
- Bột bánh dẻo : 100 gr
- Vừng : 50 gr
- Nước đường : 60 gr
- Hạt điều: 40 gr
HỖN HỢP QUÉT MẶT BÁNH:
- 2 lòng đỏ trứng; 1 muỗng cà phê dầu ăn; 1/2 muỗng cà phê nước màu dừa
Cách làm:
LÀM VỎ BÁNH
Bước 1:
- Rây bột vào bát
Bước 2:
- Dùng thìa vét bột, tạo một lỗ trống ở giữa. Cho lần lượt các nguyên liệu còn lại vào phần trống này .
Bước 3:
- Nhẹ nhàng dùng thìa quấy đều theo vòng tròn hay xoắn ốc từ phần chất lỏng ở giữa ra ngoài, để bột khô dần hòa quyện với các nguyên liệu còn lại
Bước 4:
- Quấy đến khi các nguyên liệu hòa quyện thì dùng tay nhẹ nhàng nhào đều để bột tạo thành một khối mịn dẻo và đồng nhất . Bột mới trộn xong sẽ hơi ướt một chút. Nếu bột khô và bở, có thể bẻ vụn dễ dàng, nên thêm dầu ăn hoặc nước đường.
Bước 5:
- Dùng nilon bọc thực phẩm bọc kín cả khối bột để bột không bị khô . Để bột như vậy ở nhiệt độ phòng trong khoảng 30 - 45 phút.
Hướng dẫn cách làm bánh nướng nhân thập cẩm ngon chuẩn vị
LÀM NHÂN BÁNH
Bước 1:
- Làm chín lạp xưởng, sau đó thái mỏng. Hạt sen và mứt bí thái hạt lựu. Hạt điều đập dập. Lá chanh thái chỉ nhuyễn... Tất cả nguyên liệu ở trên cho vào thố trộn đều, rưới nước hoa bưởi, nước đường vào, vừa trộn vừa rắc bột bánh dẻo nhồi cho đến khi hỗn hợp dẻo hết dính, có thể nắm vo tròn được thành từng viên. Có thể đặt giữa các viên nhân lòng đỏ trứng mới tùy thích (lòng đỏ trứng muối phải ngâm qua rượu trắng và gừng khử tanh, nướng chín qua).
Bước 2:
- Tạo độ kết dính của nhân bánh: Pha hỗn hợp rượu, ngũ vị hương, nước đường, dầu hào nước lọc hoà quyện. Chia hỗn hợp này làm ba phần và bột gạo nếp cũng vậy. Cứ đổ một lượt hỗn hợp trên lại rắc một lượt bột nếp và trộn đều. Làm như vậy cho đến hết, lúc này nhân đã có độ kết dính.
Bước 3:
- Chia tỷ lệ nhân và vỏ như sau: Nhân chiếm 2/3, vỏ 1/3 trọng lượng bánh. Chia nhân theo trọng lượng phù hợp với khuôn bánh rồi viên tròn.
Bước 4 :
- Ép bột vỏ bánh thành miếng to, tròn, mỏng. Đặt nhân vào giữa, vo tròn lại đặt nhân vào giữa rồi bọc kín lại.
Bước 5:
- Lắp khuôn cho khối bánh vừa viên vào khuôn rồi ấn nhẹ nhàng cho ra hoa văn là được. Chú ý khuôn bánh phải được xử lý chống dính bằng 1 trong 2 cách sau: Hoặc là xoa một lớp dầu mỏng vào khuôn bánh, hoặc dùng bột mỳ khô phủ một lớp mỏng vào khuôn trước khi đóng bánh.
Công thức làm bánh nướng nhân thập cẩm truyền thống
NƯỚNG BÁNH
Bước 1:
- Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C trước 10 phút.
Bước 2:
- Cho bánh vào lò, nướng khoảng 10 phút, nhấc bánh ra cho tiếp mẻ thứ 2 vào lò. Mẻ 1 bỏ ra ngoài xịt một lớp nước nhẹ trên vỏ mặt bánh.
Bước 3:
- Khi bánh nguội, thì dùng chổi lông mềm chấm nhẹ vào hỗn hợp quét mặt bánh và bắt đầu quét nhanh lên mặt bánh. Chú ý không để trứng bám quá dày lên mặt bánh và không quét mạnh tay sẽ bị mất hoa văn bánh.
Bước 4:
- Sau 10 phút ta rút mẻ bánh thứ 2 ra cho lại mẻ bánh đầu tiên vào lại trong lò. Nướng 10 phút ta lại lập lại quy trình như trên. Làm như vậy tổng cộng 3 lần là bánh chín. Lần nướng cuối bạn để ý sau khi nướng khoảng 10 phút mà bạn muốn có màu đẹp hơn thì có thể nướng lâu hơn một chút.
Tự làm bánh nướng nhân thập cẩm tuy không dễ tí nào nhưng cũng chẳng mấy khó nếu một khi chúng ta chịu khó nhẫn nại, để tâm vào chăm chút tỉ mỉ từng công đoạn. Hơn nữa những chiếc bánh trung thu bạn làm ra sẽ chứa đựng những tình cảm của bạn trong đó, thật tuyệt vời khi thưởng thức bên những người thân yêu.
Chúc các bạn thành công với cách làm bánh nướng nhân thập cẩm này nhé!
Theo Homnayangi
3 bước đơn giản làm món cánh gà chiên xù giòn thơm ngon hết cỡ Cách làm món cánh gà chiên xù không hề lích kích như chúng ta nghĩ. Chỉ cần vài bước đơn giản là cả nhà đã có món ăn yêu thích mà đảm bảo chất lượng. Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món cánh gà chiên xù: - Cánh gà: 1kg - Trứng gà: 10 quả - Bột mì, bột chiên...