Vision-S 02 Concept: Bước gia nhập phân khúc xe điện của Sony
Ngoài việc ra mắt mẫu SUV concept, hãng công nghệ Nhật Bản sẽ thành lập một công ty con có tên Sony Mobility, thể hiện rõ ý định thâm nhập vào thị trường xe điện.
Ngoài việc ra mắt TV OLED thế hệ mới, tai nghe thực tế ảo… tại Triển lãm CES 2022, Sony còn mang đến mẫu SUV concept Vision-S 02. Trước đó, hãng công nghệ Nhật Bản đã ra mắt mẫu sedan concept Vision-S 01 tại Triển lãm CES 2020.
Trong khi mẫu sedan concept được giới thiệu trước đó có cấu hình 4 chỗ ngồi, mẫu SUV concept vừa ra mắt có phần thực dụng hơn với cấu hình 7 chỗ ngồi. Về cơ bản, đây dường như là phiên bản cao cấp của mẫu Vision-S 01.
Xe sở hữu kích thước dài x rộng x cao lần lượt là 4.900 cm x 1.930 cm x 1.650 cm, cùng chiều dài cơ sở 3.030 cm. Bộ mâm là loại kích thước 20 inch, có khối lượng 2,48 kg.
Sony Vision-S 02 được trang bị hệ dẫn động bốn bánh, tích hợp hai động cơ điện, phân bố ở trục trước và sau. Mỗi động cơ này có khả năng sản sinh công suất lên đến 268 mã lực.
Video đang HOT
Khả năng tăng tốc vẫn là một ẩn số, nhưng nhiều khả năng xe mất hơn 4,8 giây để đạt vận tốc 100 km/h. Tốc độ tối đa cũng được dự đoán ở mức 180 km/h.
Điểm tương đồng giữa Vision-S 01 và Vision-S 02 nằm ở việc đều có cùng chiều dài và chiều dài cơ sở, nhưng mẫu SUV concept có phần rộng rãi hơn. Cả hai mẫu concept đều được trang bị hệ thống treo khí nén, nhưng Vision-S 02 sở hữu khoảng sáng gầm xe lên đến 15,7 cm, cao hơn Vision-S 01.
Kể từ khi Vision-S 01 ra mắt tại CES 2020, Sony liên tục phủ nhận những kế hoạch tham gia vào ngành công nghiệp ôtô. Tuy nhiên, hãng công nghệ Nhật Bản sẽ thành lập một công ty con có tên Sony Mobility, thể hiện rõ ý định thâm nhập vào thị trường xe điện.
Airflow Concept - nền tảng của xe điện Chrysler
Đây là mẫu concept đánh dấu việc gia nhập vào phân khúc xe điện của Chrysler.
Tại Triển lãm CES 2022, Chrysler Airflow Concept trở thành một trong những mẫu xe đáng chú ý. Mẫu concept này đánh dấu việc gia nhập vào phân khúc xe điện của hãng xe Mỹ. Chrysler dự kiến giới thiệu mẫu xe điện chạy pin đầu tiên vào năm 2025, trước khi chuyển sang hãng xe thuần điện vào năm 2028.
Airflow là bản xem trước của mẫu xe điện trong tương lai từ Chrysler, đi kèm với hệ thống tự lái cấp độ 3. Trái ngược với cái tên có từ những năm 1930, mẫu crossover Airflow cho thấy ngôn ngữ thiết kế trong tương lai của hãng xe Mỹ, chuyển đổi từ những đường nét góc cạnh sang những đường nét mềm mại hơn.
Điểm nhấn của Chrysler Airflow Concept nằm ở logo có khả năng phát sáng, thiết kế liền mạch với dải đèn LED trước. Phần đèn hậu cũng được thiết kế tương tự. Đặc biệt, hệ thống đèn này sở hữu hiệu ứng độc đáo khi mở/khóa cửa xe, cùng với đó là chuyển sang màu xanh dương khi xe đang sạc.
Ngoài ra, hãng xe Mỹ còn tạo ra một hệ sinh thái, giúp người dùng có thể thao tác các công việc khác như kiểm tra an ninh tại gia đình, lên danh sách mua sắm và thậm chí tham gia vào các cuộc họp video ngay từ cabin của xe.
Chrysler Airflow Concept còn hé lộ khả năng vận hành trong tương lai của mẫu xe điện Mỹ. Cụ thể, mẫu xe này sẽ được trang bị cấu trúc pin mới từ Stellantis, được gọi là STLA, mang đến phạm vi hoạt động dao động 563-643 km.
Airflow Concept được trang bị hệ dẫn động bốn bánh với hệ thống truyền động điện (EDM), có khả năng sản sinh công suất 201 mã lực. Nền tảng của Airflow có thể được sử dụng để phát triển những mẫu xe điện hiệu suất cao, sở hữu công suất lớn hơn, mạnh mẽ hơn.
Động cơ của Chrysler không gây tiếng ồn và tác động đến môi trường. Ngoài ra, nhờ việc đặt trọng tâm thấp, Chrysler cho biết Airflow Concept mang lại khả năng xử lý và hiệu suất mạnh mẽ nhất trong phân khúc, cạnh tranh với Mercedes-AMG EQS 53 và Porsche Taycan.
Về mặt công nghệ, Chrysler Airflow Concept được trang bị hệ thống STLA SmartCockpit, cung cấp các màn hình riêng cho từng người bên trong, tích hợp tính năng giải trí, ứng dụng và mua sắm online. Mỗi màn hình đều có camera riêng, hoàn hảo cho các cuộc gọi video khi đang di chuyển.
Chrysler Airflow Concept còn được trang bị hệ thống tự lái STLA AutoDrive đạt cấp độ 3 nhờ sự trợ giúp của BMW, giúp người dùng không cần quan sát đường hay cầm lái, khiến việc lái xe trở nên nhẹ nhàng hơn khi di chuyển trên đường cao tốc.
Nội thất được bọc da hai tông màu trắng và xanh dương Celestial. Tương tự nhiều mẫu xe điện hạng sang khác như Hyundai Ioniq 5 và Genesis GV60.
Ghế trước và sau có bệ tì tay, khoảng để chân cũng được mở rộng hơn, đi kèm với cửa sổ trời toàn cảnh. Xe được trang bị một màn hình điều khiển trung tâm cỡ lớn, đi kèm nhiều ngăn chứa đồ.
Mẫu concept Airflow nhiều khả năng sẽ được phát triển thành phiên bản thương mại và ra mắt thị trường vào năm 2025. Thậm chí Stellantis, công ty mẹ của Chrysler đặt mục tiêu trở thành hãng xe thuần điện vào năm 2028, trước Ford, Chevrolet, Toyota và thậm chí cả những thương hiệu cao cấp như Volvo và Audi.
Dự kiến, Chrysler sẽ ra mắt thêm một số mẫu concept bán tải và SUV được xây dựng trên nền tảng STLA trong tương lai.
Miệng chê nhưng tay vẫn làm, Toyota tuyên bố vũ khí khủng để tham chiến cuộc chơi xe điện Toyota hứa hẹn sẽ sớm đưa vào áp dụng công nghệ đã được nhiều thương hiệu nhắm tới trong hơn nửa thập kỷ qua nhưng chưa một ai thành công. Ắc quy điện thể rắn là yếu tố đã và đang được phần lớn các thương hiệu có mặt trong phân khúc xe điện nghiên cứu phát triển nhưng chưa một ai đạt...