Virut mới nguy hiểm hơn HIV đang lây lan nhanh chóng ở Nga
Các nhà khoa học Nga vừa tìm đượcmột chủng mới và nguy hiểm hơn HIV. Loại này được gọi là 02_AG/A, đang lan rộng nhanh chóng và chiếm hơn 50% các ca bị nhiễm HIV mới ở Siberia.
Virut này xuất hiện lần đầu ở thành phố Novosibirsk vào năm 2006 và được cho là loại virut nguy hiểm nhất ở Nga.
Theo tin tức Moscow, các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Nhà nước về Virut học và Công nghệ sinh học VECTOR ở Siberia đã phát hiện ra loại virut này. Natalya Gashnikova, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các loại virut ở Vector cho biết 02_AG/A có thể lây lan nhanh hơn nhiều so với các chủng HIV chính hiện nay được tìm thấy ở Nga. Trung tâm phòng chống AIDS Liên bang Nga chỉ ra số người dương tính với HIV ở Novosibirsk vượt từ mức 2000 vào năm 2007 đến 15000 năm 2012, và 50% các trường hợp mới là do virut 02_AG/A. Loại mới không chỉ giới hạn ở Siberia – mà cũng đã có báo cáo nói đến ở Chechnya, ở phía nam của Nga và Kyrgyzstan và Kazakhstan.
HIV có thể được chia thành hai loại chính là HIV-1 và HIV-2, loại HIV-1 nguy hiểm hơn loại 2. HIV-1 cũng có thể được chia thành các phân nhóm trong đó loại 02_AG/A mới được phát hiện là một phân nhóm của HIV-1.
Tất cả các phân nhóm đều lây từ người sang người thông qua các phương thức truyền dẫn tương tự như quan hệ tình dục không an toàn và dùng chung kim tiêm, nhưng có một số người dễ dàng lây hơn những người khác. Thực tế 02_AG/A dễ dàng lây lan hơn so với một số các phân nhóm khác.
Các nhà khoa học Nga đã xác định được một chủng mới và nguy hiểm hơn HIV là 02_AG/A, đang lan rộng nhanh chóng. Hình ảnh cho thấy sự trưởng thành của virut HIV này.
Video đang HOT
Số liệu từ Liên Hợp Quốc cho thấy chỉ có những khu vực có số người nhiễm HIV đang gia tăng là Đông Âu và Trung Á, trong đó 52% số người nhiễm HIV trong khu vực này sống ở Nga. Điều này một phần là do nhận thức về HIV và trường học ở Nga đề cập tới giáo dục giới tính rất ít.
Liên Hợp Quốc gần đây nói rằng số lượng các ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu đã giảm mạnh một phần ba kể từ năm 2001 và trong đó trẻ em giảm hơn một nửa. Trên toàn cầu, 2,3 triệu người nhiễm virut AIDS năm ngoái giảm 33% từ năm 2001, trong đó trẻ em bị nhiễm AIDS cũng ít hơn 52% so với mốc thời gian năm 2001.
Giám đốc điều hành Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS Michel Sidibe cho biết “Số lượng người hàng năm nhiễm HIV mới tiếp tục giảm và giảm mạnh ở trẻ em mới sinh”. Năm ngoái, 1,6 triệu người chết vì các ca tử vong liên quan đến AIDS giảm 1,8 triệu trong năm 2011 và 2,3 triệu vào năm 2005. 9,7 triệu người nhiễm bệnh năm ngoái ở các nước thu nhập thấp và trung bình được tiếp cận với thuốc điều trị HIV so với con số1,3 triệu bảy năm trước.
Với mức tăng ấn tượng, Liên Hiệp Quốc đã thất bại trong mục tiêu công bố cách đây hai năm để đạt được con số 15 triệu người vào năm 2015. Năm ngoái lên đến 35,3 triệu người so với 30 triệu người năm 2001 đang sống với virut, khoảng 70% trong số họ ở châu Phi cận sa mạc Sahara.
Theo Dailymail
Nga vớt thiên thạch từng làm 1200 dân bị thương
Các nhà khoa học Nga vừa trục vớt khối thiên thạch nặng hơn nửa tấn từng lao xuống Trái đất cách đây 8 tháng khiến 1.200 người bị thương vì sóng xung kích.
Sau 8 tháng kể từ khi một thiên thạch lớn bay qua làm sáng rực cả bầu trời vùng Ural khiến 1.200 người dân Nga bị thương vì sóng xung kích mà nó tạo ra, nhà chức trách Nga đã quyết định trục vớt được khối thiên thạch lớn này lên từ đáy một chiếc hồ.
Trong quá trình trục vớt được truyền hình trực tiếp này, các thợ lặn dò tìm dưới đáy hồ Chebarkul và kéo một khối đá màu đen dài hơn 1,5 mét lên bờ và sau đó làm nó vỡ tan.
Thiên thạch tạo thành quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời Ural
Một nhà khoa học giấu tên cho biết: "Khối thiên thạch này đã bị nứt sẵn khi chúng tôi tìm thấy nó." Khi các nhà khoa học kéo nó lên khỏi đáy hồ bằng đòn bẩy và dây thừng, vết nứt này ngày càng rộng ra và khiến khối đá bị vỡ thành ít nhất 3 mảnh.
Nhà khoa học này cho biết: "Khối đá này nặng 569 kg trước khi vỡ thành từng miếng nhỏ."
Khối thiên thạch lao xuống vùng hồ băng Chebarkul
Bà Caroline Smith, người phụ trách các thiên thạch ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, Anh xác nhận rằng vật thẻ này là một thiên thạch dựa trên những đặc điểm đặc trưng của nó.
Thiên thạch tạo thành hố sâu hơn 6 mét trên hồ băng
Bà nói: "Các lớp vảy nóng chảy hình thành khi thiên thạch bốc cháy trong bầu khí quyển. Bề mặt bên ngoài của thiên thạch bị nung nóng đến mức nung chảy cả khối đá và tạo thành lớp vỏ giòn sần sùi màu đen bên ngoài thiên thạch."
Khối thiên thạch lúc mới được trục vớt lên bờ
Các nhà khoa học cho rằng khối thiên thạch khoảng 4,5 tỉ năm tuổi này có kích thước lớn hơn rất nhiều khi nó bắt đầu đi vào khí quyển Trái đất, với khối lượng của nó có thể lên tới 10.000 tấn. Trong quá trình thiên thạch cọ xát với khí quyển, vô số mảnh nhỏ đã văng ra, chỉ còn lại khối thiên thạch chính lao xuống tạo thành hố sâu hơn 6 mét trên hồ băng Chebarkul ở vùng Chelyabinsk.
Theo Fox News
Phát hiện nguyên tố hóa học "siêu nặng" mới Các nhà khoa học Thụy Điển vừa tạo ra một nguyên tố hóa học mới siêu nặng với 115 proton nhưng vẫn chưa đặt được tên cho nguyên tố này. Các nhà khoa học Thụy Điển tuyên bố họ vừa xác nhận được sự tồn tại của một nguyên tố hóa học siêu nặng mới từng được các nhà khoa học Nga đề...