Virút cúm H7N9 lây từ người sang người
Các nhà khoa học cho biết, họ đã phát hiện trường hợp đầu tiên virút cúm H7N9 lây từ người sang người.
Theo Tạp chí y khoa Anh quốc, các nhà khoa học đã phát hiện một phụ nữ 32 tuổi ở Trung Quốc bị nhiễm virút cúm H7N9 sau khi chăm sóc người cha bị nhiễm loại virút này trong bệnh viện vào hồi tháng 3 vừa qua.
Người phụ nữ 32 tuổi và cha của cô đã tử vong do nhiều cơ quan trong cơ thể ngừng hoạt động. Các kiểm tra virút cúm H7N9 trên hai bệnh nhân này cho thấy, chủng virút H7N9 gần như giống nhau hoàn toàn về cấu trúc gen. Điều này chứng tỏ người phụ nữ bị nhiễm virút H7N9 trực tiếp từ người cha hơn là từ một nguồn khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, phát hiện này không có nghĩa virút cúm H7N9 đã phát triển khả năng có thể dễ dàng lây truyền từ người sang sang người. Trước đó, chưa có bằng chứng nào được phát hiện cho thấy virút cúm H7N9 có thể lây từ người sang người.
Đã có hơn 133 trường hợp nhiễm virút cúm H7N9 được ghi nhận ở miền đông Trung Quốc
Tính đến ngày 30/6, đã có hơn 133 trường hợp nhiễm virút cúm H7N9 được ghi nhận ở miền đông Trung Quốc và 43 trường hợp đã tử vong. Phần lớn những bệnh nhân này tới các chợ gia cầm sống hay tiếp xúc gần với gia cầm sống 1 hoặc 2 tuần trước khi phát bệnh.
Video đang HOT
Cơ quan y tế Trung Quốc đã xét nghiệm 43 người tiếp xúc gần với các bệnh nhân bị nhiễm H7N9, nhưng tất cả các xét nghiệm đều âm tính với virút H7N9. Điều này cho thấy khả năng lây lan của virút từ người sang người vẫn hạn chế.
Tiến sĩ James Rudge, thuộc Trường Vệ sinh và Y tế nhiệt đới London và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết sự hạn chế của virút H7N9 trong khả năng lây truyền từ người sang người không ngạc nhiên và từng xảy ra đối với virút H5N1.
“Đó sẽ là một nguy cơ nếu chúng ta phát hiện thấy những chuỗi lây truyền từ người dài hơn. Một người nhiễm virút từ một người nào đó và lây truyền sang những người khác”, tiến sĩ James Rudge cảnh báo.
Theo khampha
TQ: Số ca nhiễm và tử vong do H7N9 tăng vọt
Ngày 14/4, Trung Quốc khẳng định thêm 11 người nhiễm virus cúm gia cầm H7N9, nâng tổng số bệnh nhân lên 60; đồng thời xác nhận 2 ca tử vong mới, nâng tổng số nạn nhân lên 13.
Tính đến đêm 14/4, thành phố Thượng Hải ở miền đông Trung Quốc phát hiện 24 người nhiễm H7N9. Ba bệnh nhân được xác nhận ngày 14/4 là ba người đàn ông 54 tuổi, 73 tuổi và 78 tuổi. Họ có triệu chứng cúm từ đầu tháng và đang được điều trị tại bệnh viện. Ủy ban sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình Thượng Hải thông báo, 25 người có tiếp xúc gần gũi với ba bệnh nhân trên đang được giám sát chặt chẽ, dù không ai trong số họ có triệu chứng cúm.
Ngày 14/4, Ủy ban sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình Thượng Hải xác nhận thêm hai trường hợp tử vong ở Thượng Hải, sau khi nhiễm H7N9. Đó là một phụ nữ 67 tuổi (chết tối 13/4) và một nam giới 77 tuổi (chết sáng 14/4). Cả hai qua đời tại bệnh viện.
Một bệnh nhân H7N9 đang được điều trị ở tỉnh Hà Nam ngày 14/4 (Ảnh: Xinhua)
Ngày 13/4, Thượng Hải thông báo một ca nhiễm H7N9 đáng chú ý. Bệnh nhân là ông Gu 56 tuổi, chồng của một phụ nữ tử vong hôm 3/4 sau khi nhiễm cúm gia cầm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế nói rằng, chưa có đủ bằng chứng cho thấy ông Gu nhiễm virus H7N9 từ vợ mình.
Theo Sở Y tế tỉnh Giang Tô, hai người đàn ông ở tỉnh miền đông Trung Quốc này (26 tuổi và 50 tuổi) ngày 14/4 được xác nhận nhiễm virus H7N9. Tổng số 29 người tiếp xúc gần gũi với hai bệnh nhân này chưa thấy có biểu hiện bất thường về sức khỏe. Ở tỉnh láng giềng Chiết Giang, có bốn người ngày 14/4 được xác định nhiễm H7N9. Cả bốn bệnh nhân đều đang trong tình trạng nguy kịch.
Đáng lo ngại là dịch cúm H7N9 đã lan tới tỉnh Hà Nam ở miền trung Trung Quốc và thủ đô Bắc Kinh ở miền bắc. Sáng 14/4, hai ca được xác định nhiễm H7N9 ở Hà Nam.
Người dân Bắc Kinh nâng cao cảnh giác với cúm gia cầm, sau khi một bé gái 7 tuổi được xác định nhiễm H7N9 (Ảnh: AP)
Trước đó một ngày, một bé gái 7 tuổi ở ngoại ô Bắc Kinh xét nghiệm dương tính với H7N9, trở thành bệnh nhân cúm gia cầm đầu tiên ở thủ đô. Bố mẹ bệnh nhi này buôn bán gia cầm sống ở gần nhà. Bắc Kinh đã tiêu hủy toàn bộ số gà trong ngôi làng mà gia đình bệnh nhi đang sống, yêu cầu tất cả người nuôi bồ câu nhốt chúng trong chuồng.
Chính quyền Bắc Kinh cũng ra lệnh đóng cửa tất cả các chợ gia cầm sống, cấm mua bán gia cầm chưa qua giết mổ. Hong Kong và Macao đang tăng cường giám sát việc vận chuyển, mua bán gia cầm để phòng chống dịch H7N9.
Tính đến đêm 14/4, tổng cộng 60 người nhiễm H7N9 ở Trung Quốc (24 ở Thượng Hải, 16 ở Giang Tô, 15 ở Chiết Giang, 2 ở An Huy, 2 ở Hà Nam và 1 ở Bắc Kinh).
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), chưa ghi nhận ca mắc H7N9 nào ở ngoài Trung Quốc, từ khi loại virus mới này tấn công miền đông Trung Quốc vào tháng 2. "Chúng ta vẫn phải đối mặt một thực tế rằng, sẽ tiếp tục có những ca nhiễm mới", Trưởng đại diện WHO tại Trung Quốc Michael O'Leary nói với báo giới ngày 14/4.
Các chuyên gia y tế quốc tế nhận định rằng, Trung Quốc hiện báo cáo về tình hình nhiễm và tử vong do virus H7N9 minh bạch, cập nhật hơn nhiều so với thời dịch SARS bùng nổ năm 2003, khiến 8.096 người ở nhiều nước nhiễm bệnh và 744 người tử vong.
Theo 24h
TQ: Ca nhiễm H7N9 đầu tiên được chữa khỏi Thói quen mang khẩu trang đã trở lại ở Trung Quốc. Ảnh: THX Tân Hoa xã đưa tin một bé trai bốn tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc) nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 đã được điều trị bằng Tamiflu và đã xuất viện ngày 10/4. Đây là bệnh nhân nhiễm virus H7N9 đầu tiên ở Trung Quốc được chữa khỏi. Theo thông...