Virus Zika lây lan đến 3 nước láng giềng của Việt Nam
Ghi nhận mới nhất của tổ chức y tế thế giới, có 54 quốc gia lây truyền virus Zika, trong đó, có 3 nước láng giềng của Việt Nam là Lào, Trung Quốc và Campuchia.
Chứng đầu nhỏ nghi do virus Zika gây ra ở trẻ em
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thời gian từ tháng 01/2007 đến ngày 07/3/2016 đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc có sự lây truyền virus Zika. Trong đó, Lào là nước mới nhất ghi nhận có sự lưu hành của vi rút Zika.
Ngoài ra, một số quốc gia cũng đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do virus Zika xâm nhập sau khi về từ vùng có dịch gồm: Đức, Hà Lan, Úc, Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Cu Ba, Contra Costa, Utah, Đan Mạch, Nga.
Đặc biệt, có 3 quốc gia ghi nhận ca bệnh nhiễm virus Zika có thể lây truyền qua đường tình dục do không có sự lưu hành của muỗi Aedes gồm Pháp, Italia và Hoa Kỳ.
Cũng theo WHO, có sự liên quan giữa nhiễm virus Zika và chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Đến nay, đã có ít nhất 5.909 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ hoặc bất thường hệ thống thần kinh trung ương tại Brasil với 139 trường hợp tử vong.
Bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lưu hành virus Zika 2007-2016
Có hai nghiên cứu độc lập gần đây trong phòng xét nghiệm về sự tác động của virus Zika với tế bào não do các nhà khoa học của Brasil và Trường đại học Johns Hopkins cho thấy, virus có thể xâm nhập và tấn công hủy hoại tế bào não làm tế bào não không thể tiếp tục phát triển. Đây là bằng chứng quan trọng về mối liên quan giữa vi rút Zika và chứng đầu nhỏ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng lưu ý kết quả trong phòng xét nghiệm có thể sẽ không giống như thực tế xảy ra trên cơ thể người. Do đó đến nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa khẳng định chắc chắn về mối liên quan giữa vi rút Zika với chứng đầu nhỏ và cần có thêm những bằng chứng khoa học để khẳng định.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trường hợp mắc virus Zika xâm nhập cũng như chưa phát hiện sự lây truyền virus Zika tại cộng đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika xâm nhập hoặc có sự lây truyền vi rút Zika như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, đặc biệt là Campuchia, Lào, Trung Quốc, những nước có chung đường biên giới với nước ta, nguy cơ virus Zika xâm nhập vào nước ta và bùng phát thành dịch là rất lớn.
Để phòng chống dịch do virus Zika tại cộng đồng, sáng ngày 05/3/2016, Bộ Y tế phối hợp Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng để phòng bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết” nhằm kêu gọi mỗi người dân, gia đình và cộng đồng cũng như các ban, ngành đoàn thể, tổ chức hãy nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tại lễ Phát động chiến dịch trên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã kêu gọi: “Mỗi người dân hàng tuần hãy giành ra nửa giờ đồng hồ để tiến hành lật úp các dụng cụ, thu dọn các vật dụng phế thải xung quanh nhà như vỏ chai, lon, hộp bia nước ngọt, lốp xe, vật dụng phế thải…, thay nước bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn…, vì chính các vật dụng này có khả năng chứa nước và là ổ chứa, nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết. Việc thực hiện các hành động nêu trên không phải chỉ phòng bệnh cho cộng đồng mà cho chính bản thân và gia đình.”
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm virus Zika Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai trong vòng 6 tháng tới không nên đến các quốc gia đang có dịch bệnh do virus Zika khi không cần thiết. Người đi/đến/về từ quốc gia đang có dịch bệnh do virus Zika chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Điện thoại đường dây nóng: 0989, 671. 115. Người trở về từ quốc gia đang có dịch bệnh do virus Zika, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong quá trình mang thai hoặc dự định có thai để tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi. Hãy áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng) xung quanh nhà.
Theo Công Phương (danviet.vn)
Bộ Y tế: VN không sử dụng hóa chất nghi gây teo não trong nước sinh hoạt
Tại cuộc họp về dịch bệnh virus zika sáng ngày 16/2, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, hiện Việt Nam không sử dụng hóa chất Pyriproxyfen trong nước sinh hoạt, ăn uống, không sử dụng hóa chất này để diệt ấu trùng muỗi.
Báo Sức Khỏe & Đời sống đưa tin, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới và đại diện văn phòng Đáp ứng khẩn cấp dịch bệnh mới nổi (EOC) cho biết, hóa chất Pyriproxyfen là hóa chất vẫn được Tổ chức Y tế Thế giới cho phép sử dụng để giệt ấu trùng muỗi trong nước.
Tuy nhiên, gần đây, một nhóm bác sĩ trên Thế giới đã đưa ra thông tin, hóa chất Pyriproxyfen diệt ấu trùng muỗi có khả năng gây teo não ở trẻ. Hóa chất này đã được sử dụng trong chương trình diệt muỗi quy mô lớn để bơm vào nguồn nước sinh hoạt tại Brazil nhằm ngăn chặn sự sinh sôi của ấu trùng muỗi trong các bồn chứa nước.
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra kết luận, chưa có cơ sở để kết luận hóa chất Pyriproxyfen gây nên chứng teo não ở trẻ.
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Việt Nam không sử dụng hóa chất Pyriproxyfen trong nước sinh hoạt, ăn uống cũng như chương trình phòng chống sốt xuất huyết không sử dụng hóa chất này để diệt ấu trùng muỗi.
Cuộc họp của Bộ Y tế về virus zika sáng ngày 16/2. (Ảnh: Sức khỏe & Đời sống)
"Hóa chất Pyriproxyfen mới chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2013. Tính tới thời điểm hiện tại mới nhập được tổng số 9.500 kg và tiêu thụ 2000 kg. Số hóa chất này chỉ được dùng để diệt ấu trùng muỗi trong các loại nước thải".
"Nếu có bằng chứng rõ ràng về việc hoá chất Pyriproxyfen có liên quan đến hội chứng đầu nhỏ ở thai nhi thì Bộ Y tế sẽ ngừng sử dụng hoá chất này ngay" - ông Long khẳng định trên báo Dân Việt.
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ năm 2007 đến nay, bệnh do virus zika đã được ghi nhận tại 44 quốc gia trên thế giới. Nhưng chỉ riêng năm 2015 đến 2016 đã có 33 nước có bệnh, bệnh do virus zika đã thâm nhập vào nhiều nước ngoài vùng châu Mỹ như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Pháp...
Việt Nam đang tăng cường khả năng giám sát bệnh, song song với giám sát bệnh sốt xuất huyết, cùng do muỗi Aedes lây truyền. Hiện Viện Paster Tp Hồ Chí Minh đã lấy hơn 1.000 mẫu giám sát virus zika tại 8 điểm để xét nghiệm nhưng chưa có kết quả.
PGS-TS Nguyễn Văn Kính - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, việc giám sát virus zika rất khó khăn vì tới 80% người mang virus zika không có triệu chứng. "Hiện chưa có bằng chứng rõ ràng về việc virus zika gây ra bệnh đầu nhỏ ở Brazil vì vậy, Việt Nam chỉ nên tăng cường cảnh giác chứ không nên bỏ qua các bệnh dịch khác đang nguy hiểm và "nóng" hơn nhiều như tay chân miệng, viêm phổi, sốt xuất huyết... Đồng thời tăng cường siêu âm thai sớm để tìm dị tật đối với các phụ nữ mang thai chứ không nên để sinh ra rồi mới lo lắng, hoang mang" - TS Kính nhận định.
Virus zika đang lây lan chóng mặt tại nhiều quốc gia
Báo Người Lao động đưa tin, theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế,: "Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm những bằng chứng rõ ràng về mối liên quan giữa virus zika và căn bệnh teo não ở trẻ sơ sinh. Tuy vậy, chúng tôi sẽ rà soát các thông tin để có biện pháp xử trí phù hợp".
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh do virus zika đang gia tăng ở một số nước châu Mỹ Latin và châu Phi. Chỉ trong 1 tuần trở lại đây, số ca nhiễm virus zika ở Brazil đã tăng thêm gần 900 trường hợp, nâng tổng số ca nhiễm virus gây chứng bệnh teo não lên 3.900 ca chỉ trong vòng 3 tháng.
Virus zika đang lây lan chóng mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Giới chuyên môn cho rằng virus zika không nguy hiêm vơi ngươi trương thanh bởi khi mắc bệnh se co các triêu chưng giống măc sôt xuât huyêt Dengue như: sôt; xuât huyêt dưới da, nôi tạng; đau moi cơ, khớp; đau măt... nhưng vơi mưc đô nhe hơn. Tuy nhiên, đối với thai phụ, virus zika có thể gây dị tật cho thai nhi với chứng teo não, đầu nhỏ bẩm sinh và kèm theo chậm phát triển trí tuệ, bất thường thần kinh.
Theo các chuyên gia y tế, hiện chưa có phương pháp nào đặc hiệu để điều trị bệnh teo não do virus zika gây ra, chỉ có thể tác động để kiểm soát khuyết tật thần kinh hoặc vấn đề ngôn ngữ. Trong khi chưa có vắc-xin phòng bệnh đặc hiệu, người dân cần nâng cao kiến thức để phòng ngừa. Nếu chưa thấy cần thiết, không nên đi đến các nước đang có dịch bệnh, nhất là thai phụ.
Nhiều dịch bệnh mới khó lường
Cũng trên báo Người Lao động, bên cạnh mối lo lắng mới về virus zika, ông Trần Đắc Phu cho biết trong năm 2016, tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến phức tạp, khó lường. Đó là sự bùng phát và lan truyền của các bệnh mới nổi mà ngay cả các cường quốc cũng khó có thể ngăn chặn triệt để. Một số bệnh đã có vắc-xin tiêm chủng vẫn có thể gia tăng số ca mắc.
Nguyên nhân là sau nhiều năm, các trường hợp không có miễn dịch do không tiêm chủng đã tích tụ lại. Nếu không tiếp tục duy trì tỉ lệ tiêm chủng cao, những người này dễ dàng mắc bệnh và lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Ngoài ra, một số dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người cũng cần cảnh báo do sự tiếp xúc giữa người với động vật ngày càng gần gũi hơn.
Ông Phu còn lưu ý các bệnh như: sốt xuất huyết, sốt rét, dịch hạch cũng có nguy cơ lan rộng do biến đổi khí hậu, tập quán di cư, thói quen, lối sống của người dân... "Dịch bệnh từ quốc gia xa xôi nhất có thể lây lan sang Việt Nam trong vòng 24 giờ và giữa các khu vực trong nước chỉ là vài giờ" - ông Phu lo ngại.
Đức An (Tổng hợp)
Theo doisongphapluat
Phụ nữ có thai đầu tiên mắc virus Zika ở châu Âu Một phụ nữ mang thai ở Tây Ban Nha đã xét nghiệm dương tính với virus Zika. Đây là trường hợp lây nhiễm virus Zika đầu tiên ở phụ nữ có thai tại châu Âu. Quan chức Tây Ban Nha xác nhận ngày 5.2 người phụ nữ trên là 1 trong số 7 người bị xác định mắc virus "ăn não" Zika sau...