Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại bao lâu trong cơ thể người nhiễm?
Một quan chức y tế hàng đầu tại Nga cảnh báo virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại một thời gian dài trong cơ thể bệnh nhân COVID-19 sau khi nhiễm.
Một nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại Moskva, Nga. Ảnh: Sputnik
Trả lời phỏng vấn tạp chí KP ngày 2/11, bà Anna Popova – người đứng đầu Cơ quan giám sát và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Rospotrebnadzor – cho hay các chuyên gia đã quan sát thấy virus tồn tại trong cơ thể người nhiễm đến 80 ngày, thậm chí là 100 ngày.
“Nghiên cứu mới nhất đã cho thấy điều này. Và tất nhiên, các bác sĩ không nên loại trừ bất kỳ bệnh nhân khỏi danh sách theo dõi vì họ sẽ tiếp tục có nguy cơ lây bệnh”, bà Popova nói.
Bà Popova giải thích rằng thời gian ủ bệnh của COVID-19 là 14 ngày, có nghĩa là các triệu chứng sẽ xuất hiện muộn nhất hai tuần sau khi nhiễm virus. Bà khẳng định việc theo dõi những người tiếp xúc với nguồn lây nhiễm COVID-19 trong hai tuần là đặc biệt cần thiết, để chắc chắn họ có bị nhiễm hay không.
Video đang HOT
“Nếu một người mắc bệnh thì bác sĩ của họ sẽ xác định họ cần ở nhà trong bao lâu. Điều này không chỉ để họ không lây nhiễm cho người khác mà còn để loại bỏ virus và phục hồi hoàn toàn”, Giám đốc Rospotrebnadzor nhấn mạnh.
Những tuần gần đây, Nga đang ghi nhận tỷ lệ người mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao kỷ lục. Nhiều người đã mắc COVID-19 mà không đi khám bác sĩ. Các nhà chức trách khueyens cáo người nghi mắc COVID-19 hãy ở nhà và liên lạc với bác sĩ – người sẽ quyết định họ cần xét nghiệm và cách ly hay không.
Trong khi đó, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) Mỹ, những bệnh nhân đã khỏi COVID-19 có thể tiếp tục có RNA của SARS-CoV-2 trong mẫu phẩm đường hô hấp trên tối đa 3 tháng sau khi phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm là khó xảy ra.
Cho đến nay, chưa đầy 50% dân số Nga hoàn thành tiêm chủng mặc dù nguồn vaccine luôn sẵn có. Đầu tuần qua, Điện Kremlin đã loại trừ khả năng phạt tiền đối với những người từ chối tiêm chủng.
Tuy nhiên, Quốc hội Nga đang xem xét triển khai một hệ thống mã QR trên toàn quốc. Hệ thống này sẽ hạn chế quyền tiếp cận các địa điểm công cộng và phương tiện giao thông dựa trên việc mọi người đã tiêm vaccine hay chưa.
Bạc Liêu: Điều chỉnh quy định cách ly y tế và truy vết đối với F1, F2
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều vừa ban hành Quy định tạm thời các biện pháp hành chính "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" trên địa bàn tỉnh, có hiệu lực từ 0 giờ ngày 16/11/2021.
Theo đó, tỉnh Bạc Liêu có điều chỉnh quy định cách ly y tế và truy vết đối với F1, F2.
Lực lượng Y tế tiêm vaccine cho người dân trên địa bàn thành phố Bạc Liêu.
Cụ thể, đối với F1 đã tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 thì theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày; tiêm 1 liều vaccine thì cách ly y tế trong 7 ngày, sau đó tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày. Trường hợp chưa tiêm vaccine thì cách ly y tế 14 ngày. Tất cả phải luôn thực hiện nghiêm 5K.
Đối với F2 đã tiêm đủ 2 liều vaccine hoặc người đã khỏi bệnh COVID-19 thì theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 5 ngày; tiêm 1 mũi thì cách ly y tế trong 10 ngày; chưa tiêm vaccine thì cách ly y tế 14 ngày. Tuy nhiên, nếu F1 có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính và F2 có kết quả test nhanh kháng nguyên âm tính thì F2 được kết thúc ngay thời gian theo dõi sức khỏe và trở lại sinh hoạt, làm việc bình thường.
UBND tỉnh Bạc Liêu cũng ban hành quy trình truy vết F1, F2. Theo đó, F1, F2 là những người có tiếp xúc trong vòng 3 ngày trước khi người bệnh có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 hoặc có triệu chứng đầu tiên, có 1 trong các yếu tố: Ở chung nhà, không đeo khẩu trang khi tiếp xúc, tiếp xúc mặt đối mặt với khoảng cách dưới 1m, thời gian tiếp xúc trên 15 phút.
UBND tỉnh Bạc Liêu cũng lưu ý, việc cách ly y tế được thực hiện chủ yếu tại nơi lưu trú hoặc tại nhà (nếu đảm bảo điều kiện). Riêng đối với F1 chưa tiêm vaccine thì ưu tiên áp dụng phương án cách ly tập trung nhưng phải đảm bảo điều kiện về nơi cách ly và các biện pháp quản lý tránh lây nhiễm chéo.
Đối với người không thể tự chăm sóc, người cao tuổi (từ đủ 60 tuổi trở lên), phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi, người có bệnh nền thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng; người đang thực hiện chế độ "theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú" phải có cam kết (bằng văn bản) đối với các nội dung sau: Không đi ra khỏi nhà/nơi lưu trú-trừ trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 cấp xã; tự thực hiện xét nghiệm theo quy định và tự theo dõi sức khỏe.
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều chỉ đạo Sở Y tế chủ trì triển khai thực hiện tốt các biện pháp chuyên môn về phòng, chống dịch COVID-19; thường xuyên cập nhật, ban hành văn bản quy định chuyên ngành về thời gian lấy mẫu và phương thức xét nghiệm COVID-19 đối với người đang thực hiện cách ly y cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế và các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế; đặc biệt là phải thường xuyên cập nhật Kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và Kế hoạch đảm bảo số giường hồi sức cấp cứu ICU tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kể cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở mọi cấp độ.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu, tính đến 6 giờ ngày 15/11, lũy kế trên địa bàn tỉnh ghi nhận 7.586 ca dương tính với SARS-CoV-2 (trong đó có 52 ca nhập cảnh); đang cách ly điều trị 3.388 ca; số ca đã bình phục 4.127 ca; tử vong 71 ca. Trong 24 giờ qua, trên địa bàn ghi nhận thêm 328 trường hợp có kết quả RT-PCR khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Vì sao TPHCM phủ dày vaccine đủ 2 mũi vẫn phát hiện rất nhiều F0? Việc tỉ lệ phủ vaccine đủ 2 mũi cho người trên 18 tuổi rất cao nhưng vẫn có hàng trăm ca F0 được phát hiện mỗi ngày làm lấy lên câu hỏi: liệu dịch bệnh ở TPHCM đã được kiểm soát tốt chưa? Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến tối ngày 3/11 TPHCM ghi nhận thêm 985 trường hợp nhiễm Covid-19....