Virus SARS-CoV-2 có thể sống sót khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao
Một nhóm các nhà khoa học Pháp cho biết, virus corona mới (SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 có thể sống sót khi tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao.
Giáo sư Remi Charrel và các đồng nghiệp tại Đại học Aix-Marseille ở miền Nam nước Pháp đã để loại virus này sống trong môi trường có nhiệt độ 60 độ C trong vòng 1 giờ và nhận thấy rằng một số chủng vẫn có thể sinh sôi nảy nở. Trong khi đó, nhiệt độ tự nhiên cao nhất trên trái đất là 56,7 độ C được ghi nhận tại Thung lũng Chết ở California vào ngày 10/7/1913.
Virus SARS-CoV-2 có thể sống sót khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Ảnh: Shutterstock
Nhóm nghiên cứu đã lấy tế bào thận ở loài khỉ xanh châu Phi – một vật chủ tiêu chuẩn dùng cho các xét nghiệm liên quan đến hoạt động của virus. Các tế bào này được nạp vào các ống xét nghiệm đại diện cho hai môi trường khác nhau, một loại là môi trường “sạch” và một loại là “môi trường bẩn” có protein động vật để mô phỏng việc kiềm chế sinh học trong các mẫu thực tế.
Sau khi làm nóng, chủng virus trong môi trường sạch bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Tuy nhiên, một số chủng trong môi trường bẩn vẫn tồn tại. Quá trình làm nóng đã dẫn đến việc giảm rõ rệt hoạt động lây nhiễm của hầu hết các chủng virus nhưng vẫn còn các chủng khác duy trì hoạt động, đủ để có thể bắt đầu một đợt lây nhiễm mới.
Đã có sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu thực hiện các thí nghiệm đối với virus corona chủng mới trên toàn thế giới. Tuy nhiên có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện trong những phòng thí nghiệm ít được bảo vệ. Các kỹ thuật viên trong những phòng thí nghiệm này đều phải tiếp xúc trực tiếp với mẫu, vì thế họ cần phải “vô hiệu hóa” trước khi bước sang chu trình xử lý tiếp theo.
Video đang HOT
Giao thức 60 độ C, kéo dài 1h đồng hồ đã được áp dụng tại nhiều phòng thí nghiệm để ngăn chặn một loạt các loại virus nguy hiểm, trong đó có Ebola. Đối với virus SARS-CoV-2 nhiệt độ này có thể đủ để xử lý các mẫu có lượng virus thấp bởi nó có thể tiêu diệt một tỷ lệ lớn các chủng. Nhưng nó có thể không hiệu quả đối với các mẫu có chứa lượng virus cực cao, theo các nhà nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu Pháp nhận thấy nhiệt độ cao hơn có thể giúp giải quyết vấn đề. Ví dụ làm nóng các mẫu đến 92 độ C trong 15 phút có thể vô hiệu hóa hoàn toàn virus. Tuy nhiên nhiệt độ cao như vậy có thể làm phân tách RNA của virus và giảm độ nhạy của xét nghiệm. Do đó, họ đề nghị sử dụng hóa chất thay vì dùng nhiệt tiêu diệt virus, để cân bằng giữa sự an toàn của nhân viên phòng thí nghiệm và tính hiệu quả của xét nghiệm.
Thí nghiệm của Pháp cung cấp những thông tin có giá trị nhưng tình hình trong thực tiễn có thể phức tạp hơn nhiều so với những mô phỏng trong phòng thí nghiệm, theo các nhà khoa học.
“Virus này phản ứng khác nhau với sự thay đổi trong môi trường. Nhiều công trình nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để giải quyết những câu đố này”, một chuyên gia nghiên cứu virus corona tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh cho biết.
Từng có hy vọng rằng dịch bệnh ở bắc bán cầu sẽ giảm bớt khi nhiệt độ tăng do sự chuyển mùa. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây đã phát đi tín hiệu đáng báo động rằng Covid-19 có thể tiếp tục lan rộng suốt mùa Hè./.
Hồng Anh
WHO đưa ra 6 tiêu chí đánh giá trước khi dỡ bỏ hạn chế chống Covid-19
Chiến lược mới mà WHO đưa ra sẽ bao gồm 6 tiêu chí cho các quốc gia đang xem xét dỡ bỏ các hạn chế.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo rằng việc dỡ bỏ quá sớm các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 có thể dẫn đến sự "hồi sinh chết người" của virus gây dịch bệnh này. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh một số quốc gia đang dần nới lỏng các biện pháp hạn chế về kinh tế và xã hội khi dịch bệnh vẫn đang bùng phát.
Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Int.
Trong cuộc họp báo tại Geneve hôm qua (13/4), Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng, một chiến lược mới sẽ được công bố để tóm tắt những gì thế giới đã biết về virus mới này.
"Các quyết định phải căn cứ vào ưu tiên trước hết là bảo vệ sức khỏe con người, được định hướng bởi những gì chúng ta biết về virus này và cách thức nó hoạt động", ông Adhanom Ghebreyesus cho biết.
Chiến lược mới sẽ bao gồm 6 tiêu chí cho các quốc gia đang xem xét dỡ bỏ các hạn chế. Thứ 1, kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh. Thứ 2, phải đảm bảo hệ thống y tế có đủ năng lực trong phát hiện, xét nghiệm, cách ly, điều trị ca bệnh và theo dõi các trường hợp tiếp xúc. Thứ 3, phải đảm bảo kiểm soát được nguy cơ bùng phát ổ dịch trong cộng đồng, đặc biệt là ở các cơ sở y tế và viện dưỡng lão. Thứ 4, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa được áp dụng tại nơi làm việc, trường học và những nơi mà mọi người cần phải đến. Thứ 5, phải quản lý được các rủi ro xuất hiện ca mắc mới do người mắc nhập cảnh từ nước ngoài vào. Thứ 6, các cộng đồng xã hội phải được truyền thông giáo dục sức khoẻ đầy đủ, được tham gia và được trao quyền để tuân thủ theo những chuẩn mực mới.
"Mỗi quốc gia nên thực hiện một loạt các biện pháp toàn diện để làm chậm lại quá trình lây nhiễm và bảo vệ tính mạng con người, với mục đích đạt được trạng thái ổn định về lây nhiễm ở mức thấp hoặc không lây nhiễm", ông Adhanom Ghebreyesus nói.
Trong bối cảnh một số quốc gia đang có kế hoạch dỡ bỏ yêu cầu bắt buộc người dân phải ở trong nhà, người đứng đầu WHO cảnh báo rằng, "dỡ bỏ các hạn chế quá sớm có thể dẫn đến sự hồi sinh chết người của virus SARS-CoV-2".
"Xu hướng giảm có thể nguy hiểm như xu hướng lên nếu không được quản lý đúng đắn", ông Adhanom Ghebreyesus nói và nhấn mạnh rằng, WHO đang làm việc với các quốc gia bị ảnh hưởng để đưa ra chiến lược cho việc nới lỏng các hạn chế một cách từ từ và an toàn.
Số ca mắc đã giảm đáng kế tại một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu như Tây Ban Nha, Italy, Đức và Pháp. Hôm qua (13/4), công nhân thuộc một số lĩnh vực không thiết yếu tại Tây Ban Nha, chủ yếu là công nghiệp và xây dựng, đã trở lại làm việc dù các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ xuất hiện làn sóng mới về số ca mắc Covid-19./.
Hồng Anh
1/3 số người Mỹ được hỏi tin rằng Covid-19 được tạo ra từ phòng thí nghiệm Dù đa số tin rằng Covid-19 ra đời tự nhiên, vẫn có tới 1/3 người Mỹ được hỏi cho rằng virus gây ra bệnh này được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Báo Guardian (Anh) đưa tin, tổ chức nghiên cứu nổi tiếng Pew đã công bố kết quả thăm dò xã hội cho thấy vẫn có tới 1/3 số người Mỹ được...