Virus SARS-CoV-2 có thể là “vật lai”
Theo nghiên cứu mới, virus kí sinh trên dơi và virus kí sinh trên con tê tê có khả năng đã kết hợp với nhau hình thành nên chủng virus SARS-CoV-2.
Theo thông tin vừa được đăng tải trên tạp chí “Khoa học Tiên tiến” (Science Advances) của Mỹ, SARS-CoV-2có thể là “vật lai” giữa một chủng virus sinh trên dơi và chủng virus ký sinh trên con tê tê.
Theo nghiên cứu mới, virus kí sinh trên dơi và virus kí sinh trên con tê tê có khả năng đã kết hợp với nhau hình thành nên chủng virus SARS-CoV-2. (Ảnh minh họa: KT)
Nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Mỹ đăng tải trên tạp chí chỉ rõ, virus mã RaTG13 có trên dơi có mã gien gần giống với virus SARS-CoV-2. Mức độ tương đồng lên đến hơn 96%. Tuy nhiên, loại virus này không có các protein tăng đột biến – loại vũ khí được virus SARS-CoV-2 sử dụng để lây nhiễm bệnh cho con người.
Video đang HOT
Trong khi đó, “họ hàng của loại virus này”, chủng virus có trên con tê tê gây “Hội chứng suy hô hấp cấp nghiêm trọng” (SARS) lại có thành phần gần như giống hoàn toàn virus SARS-CoV-2.
Nghiên cứu khẳng định, loại virus kí sinh trên dơi và virus kí sinh trên con tê tê có khả năng đã kết hợp với nhau hình thành nên chủng virus SARS-CoV-2. Sự kết hợp này xảy ra khi 2 loại virus giống nhau lây nhiễm trên cùng 1 tế bào. Khi điều này xảy ra, các phân tử tạo ra các virus đã bị chuyển đổi thành tác nhân gây bệnh mới.
Tìm ra thuốc trị COVID-19 hiệu quả
Một kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh do Viện quốc gia về dị ứng và các bệnh truyền nhiễm của Mỹ (NIAID) thực hiện cho thấy, thuốc chống virus remdesivir có thể giúp bệnh nhân mắc COVID-19 rút ngắn thời gian phục hồi.
Lùm xùm xung quanh Bằng sáng chế thuốc Remdesivir
Kết quả nghiên cứu này vừa được tạp chí y khoa hàng đầu của Mỹ, The New England Journal of Medicine đăng tải hôm 22/5. Theo các kết quả nghiên cứu đầy đủ từ các cuộc thử nghiệm, thuốc chống virus remdesivir có thể giúp bệnh nhân mắc COVID-19 rút ngắn thời gian phục hồi.
Công bố này được đăng 3 tuần sau khi các chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ chứng minh phương pháp điều trị này có tác dụng rõ rệt trong việc điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Mỹ đã phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp remdesivir tại các bệnh viện hôm 1/5 sau khi thuốc này được cấp phép tại Nhật và châu Âu đang cân nhắc việc sử dụng rộng rãi.
Qua các xét nghiệm lâm sàng đối với hơn 1.000 bệnh nhân ở 10 quốc gia, NIAID phát hiện ra rằng, redemsivir được tiêm vào tĩnh mạch trong vòng 10 ngày đã thúc đẩy quá trình hồi phục của các bệnh nhân mắc COVID-19 nhanh hơn rất nhiều so với các bệnh nhân sử dụng loại thuốc điều trị khác.
Ngày 29/4, Giám đốc NIAID Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu của Mỹ về đại dịch COVID-19, nhấn mạnh hiệu quả tích cực của remdesivir, tuy nhiên ông cũng thừa nhận loại thuốc này không thể cứu sống được tất cả bệnh nhân mắc COVID-19.
"Số người tử vong vẫn cao bất chấp việc sử dụng remdesivir. Điều này cho thấy việc điều trị COVID-19 chỉ bằng một loại thuốc là không đủ", nhà nghiên cứu NIAID cho biết.
Trong thử nghiệm của các nhà khoa học Mỹ, có khoảng 7,1% bệnh nhân sử dụng remdesivir chết trong vòng 14 ngày. Trong khi đó, có 11,9% số bệnh nhân tử vong khi sử dụng các nhóm thuốc khác.
Khỉ nhiễm Covid-19 có khả năng sản sinh ra kháng thể Nghiên cứu thử nghiệm trên khỉ cung cấp một số bằng chứng khoa học cho thấy kháng thể Covid-19 có thể dẫn đến miễn dịch khỏi tái nhiễm. Các nhà khoa học Mỹ ngày 20/5 công bố, 2 nghiên cứu thử nghiệm trên khỉ mới đây đã cung cấp một số bằng chứng khoa học đầu tiên cho thấy kháng thể Covid-19 có...