Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường?

Theo dõi VGT trên

“Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường xung quanh chúng ta?” Để giải đáp những câu hỏi xung quanh dịch bệnh, Cục Quân y ( Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi – đáp về dịch bệnh COVID-19.

Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường? - Hình 1

11. Tác nhân gây bệnh COVID-19 là gì?

Tác nhân gây bệnh COVID-19 là một chủng virus Corona. Chủng virus gây bệnh COVID-19 khác hẳn với các chủng virus Corona đã biết trước đó nên đã được đặt tên là “virus Corona mới” (Novel Coronavirus – viết tắt là nCoV).

Trong danh pháp khoa học, tên chủng virus mới còn có thêm thông tin về năm phát hiện, do vậy tên đầy đủ của chủng virus Corona mới này là “2019 Novel Coronavirus” viết tắt hay ký hiệu là “2019-nCoV”. Ngoài ra, chủng virus này còn được một số phòng thí nghiệm khác gọi là SARS-CoV-2 với ý nghĩa là chủng virus Corona thứ hai gây bệnh có biểu hiện là hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS). Trên phương diện virus học, virus gây bệnh COVID-19 chính là chủng virus Corona mới có các ký hiệu là “2019-nCoV” hoặc “nCoV” hoặc “SARS-CoV-2″.

Từ ngày 11.2.2020, sau khi WHO chính thức gọi tên bệnh là COVID-19.

12. Virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ đâu?

Tên gọi Corona bắt nguồn từ đặc điểm nhận dạng virus khi nhìn dưới kính hiển vi điện tử, chúng có các gai nhô ra ở mặt ngoài trông như hình chiếc vương miện.

Corona là một họ virus lớn thường thấy lưu hành và gây bệnh ở động vật. Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) xuất hiện ở người vào năm 2002 – 2003, các nhà khoa học xác định được virus Corona gây bệnh SARS (ký hiệu là SARS-CoV) có nguồn gốc từ cầy hương lây sang người. Đến dịch viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS) xuất hiện ở người vào năm 2012, các nhà khoa học lại xác định được virus Corona gây bệnh MERS (ký hiệu là MERS-CoV) cũng có nguồn gốc từ động vật (lạc đà). Lần này, khi phân lập được chủng virus mới ở các bệnh nhân đầu tiên bị bệnh ở Vũ Hán cũng thuộc họ Corona và yếu tố khởi phát bệnh có liên quan đến động vật hoang dã nên có thể khẳng định loại virus mới này (Covid-19) cũng có nguồn gốc từ động vật rồi lây sang và gây bệnh cho người.

Như vậy, đã có ba bệnh dịch đặc biệt nguy hiểm do virus Corona có nguồn gốc từ động vật lây sang người là SARS, MERS và COVID-19. Có thể thấy, thế giới tự nhiên đã nhiều lần nhắc nhở con người về việc săn bắt, mua bán, g.iết thịt động vật hoang dã sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh mới thuộc loại đặc biệt nguy hiểm rất cao do quá trình này con người tiếp xúc trực tiếp với các chất bài tiết và thịt sống của động vật hoang dã.

13. Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường xung quanh chúng ta?

SARS-CoV-2 là virus có cả ở người và động vật bị bệnh cũng như người và động vật mang virus không có biểu hiện bệnh. Từ người và động vật mang virus, SARS-CoV-2 được phát tán ra môi trường xung quanh chủ yếu dưới dạng giọt b.ắn từ dịch tiết đường hô hấp khi ho, hắt hơi, xì mũi hay khạc nhổ.

Video đang HOT

Các giọt b.ắn này gây ô nhiễm không khí trong phạm vi bán kính 2m từ nguồn phát tán. Từ không khí, các giọt b.ắn rơi lên bề mặt các đồ vật như quần áo, bàn ghế, điện thoại, bàn phím máy tính, nút bấm thang máy… gây ô nhiễm trực tiếp các bề mặt này. Nếu ai đó chạm vào bề mặt ô nhiễm trên rồi lại chạm tiếp vào các vật khác như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, thành ghế, tay vịn cầu thang, tay vịn trên các phương tiện giao thông… sẽ tiếp tục gây ô nhiễm gián tiếp cho các bề mặt mới này.

Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường? - Hình 2

Virus SARS-CoV-2 có gai protein S được dùng để bám và xâm nhập vào tế bào đích.

Như vậy, SARS-CoV-2 tồn tại chủ yếu trong không khí ở khoảng cách trong bán kính khoảng 2m xung quanh người mang virus ho, hắt hơi, xì mũi mà không đeo khẩu trang hay lấy tay che mũi, miệng; ở trên bề mặt các đồ vật xung quanh khu vực người ho, hắt hơi, xì mũi, khạc nhổ và có thể cả trên bề mặt các đồ vật bị ô nhiễm thứ phát rất khó xác định.

Từ các lý do trên, hành động đeo khẩu trang khi bị bệnh hoặc nghi ngờ mang mầm bệnh; che mũi, miệng khi ho, hắt hơi khi không đeo khẩu trang; không xì mũi, khạc nhổ nơi công cộng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hạn chế phát tán và gây ô nhiễm virus trong cộng đồng; thường xuyên vệ sinh các đồ vật xung quanh cũng là biện pháp hiệu quả để tránh ô nhiễm (kể cả trực tiếp và gián tiếp) môi trường sống; hạn chế chạm tay vào các bề mặt có nguy cơ ô nhiễm cao, rửa hoặc sát trùng tay thường xuyên, hạn chế bắt tay cũng là các biện pháp hiệu quả để tránh gây ô nhiễm thứ phát.

14. Virus SARS-CoV-2 có nhân lên trong môi trường tự nhiên không?

Không. SARS-CoV-2 nói riêng và virus nói chung không tự nhân lên được. Virus phải “mượn” tế bào sống để nhân lên bằng cách “khống chế” tế bào chủ “làm việc” cho virus. Sau khi nhiễm được vào tế bào virus sẽ kiểm soát tế bào chủ bằng cách cài các gen của virus vào bộ gen của tế bào chủ, bắt tế bào bị nhiễm virus tạo ra các thành phần của virus. Khi đã đủ các thành phần cần thiết, các thành phần này lắp ghép lại với nhau để hình thành nhiều virus mới, đồng thời làm tổn thương cho tế bào bị nhiễm virus.

15. Virus SARS-CoV-2 tồn tại bao lâu trong môi trường tự nhiên?

Trong môi trường tự nhiên, virus chỉ tồn tại nguyên dạng và không nhân lên, do vậy thời gian sống của virus trong môi trường tự nhiên là thời gian tồn tại của một thế hệ virus. Thời gian này là bao lâu sẽ phụ thuộc vào bản chất của virus và các điều kiện tự nhiên. Thông thường, ở nhiệt độ lạnh virus sẽ tồn tại lâu hơn, nhất là nhiệt độ lạnh âm sâu; các yếu tố khác như độ ẩm, chất liệu bề mặt (đất, gỗ, sắt…) cũng ảnh hưởng đến thời gian tồn tại của virus; đặc biệt ánh sáng mặt trời có tác dụng t.iêu d.iệt virus rất hiệu quả.

Đã có một số nghiên cứu cho thấy SARS-CoV-2 có thể sống được đến vài ngày, thậm chí đến 9 ngày trong môi trường tự nhiên. Vì thế, các biện pháp vệ sinh môi trường có vai trò hết sức quan trọng trong việc triệt tiêu nguồn tác nhân gây bệnh có trong môi trường. Không nên chủ quan cho rằng virus đã bị t.iêu d.iệt bởi các yếu tố từ môi trường. Mặt khác, môi trường sống thông thoáng, có ánh nắng mặt trời cũng có ý nghĩa rất tốt làm giảm bớt các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus SARS-CoV-2 trong môi trường.

16. Virus SARS-CoV-2 lây nhiễm vào con người như thế nào?

Mỗi loại virus có các cấu trúc đặc trưng trên bề mặt hoạt động như những “móc câu” để virus bám vào các cấu trúc phù hợp với loại móc câu ấy (được gọi là thụ thể – receptor) trên bề mặt tế bào chủ để virus chui vào bên trong tế bào. Tế bào nào có cấu trúc giúp các “móc câu” của virus “móc” vào được sẽ là tế bào “nhạy cảm” với virus và bị virus nhiễm vào.

Virus SARS-CoV-2 sử dụng protein S làm “móc câu” để gắn vào thụ thể của nó trên bề mặt màng tế bào niêm mạc đường hô hấp của vật chủ, qua đó virus xâm nhập và nhân lên gây bệnh cho cơ thể.

Do các tế bào của đường hô hấp là đích tấn công của virus SARS-CoV-2 (trong đó các tế bào niêm mạc ở mũi, họng được cho là cửa ngõ đầu tiên để virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể) nên thường xuyên uống nước ấm, không để họng bị khô là một biện pháp được khuyến cáo để bảo vệ họng, giảm bớt khả năng tấn công của virus vào các tế bào niêm mạc họng.

17. Tôi đang ở nơi được gọi là “vùng dịch” thì có phải là tôi đã mắc COVID-19 không?

Không hoàn toàn như vậy. Sống trong “vùng dịch” hay “vùng có dịch” là sống ở nơi có dịch đang lưu hành, tức là có người bị bệnh và tác tác nhân gây bệnh đang ở khu vực đó chứ không phải mọi người trong khu vực đó đều là người đã mắc COVID-19.

Virus SARS-CoV-2 có ở đâu trong môi trường? - Hình 3

Chỉ khi đã có xét nghiệm khẳng định nhiễm virus gây bệnh mắc COVID-19 mới coi là người bị nhiễm bệnh. Đây cũng là lý do làm nảy sinh nguy cơ kỳ thị có liên quan đến địa danh nơi có dịch – điều đã được WHO lưu tâm khi đặt tên các loại bệnh dịch mới.

18. Tôi đang khỏe mạnh nhưng nếu cứ ở vùng có dịch là tôi sẽ bị mắc COVID-19 phải không?

Không hoàn toàn như vậy. Sống trong vùng có dịch là sống ở nơi có nguy cơ cao bị mắc COVID-19. Mặc dù đang ở nơi có nguy cơ cao nhưng thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát nguy cơ (chính là các biện pháp phòng chống dịch đang được các cấp, các ngành và toàn dân triển khai) sẽ không để xảy ra nguy cơ nhiễm bệnh. Làm tốt điều này thì mỗi cá nhân dù đang ở trong vùng dịch cũng sẽ không bị nhiễm bệnh. Cộng đồng trong vùng dịch làm tốt không để có thêm người nhiễm bệnh mới, đồng thời điều trị khỏi cho những người đã nhiễm bệnh và vệ sinh môi trường loại bỏ mầm bệnh thì khu vực đó sẽ hết dịch.

19. Tôi vừa đi cùng chuyến máy bay/chuyến ô tô/toa tàu; ở cùng phòng họp/lớp học với một người vừa được xác định là người mắc COVID-19 có nghĩa là tôi cũng đã mắc COVID-19 phải không?

Không hoàn toàn như vậy. Trường hợp này được coi là tiếp xúc gần với người bệnh. Bạn cần theo dõi và tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày, vừa để bảo vệ mình vừa để bảo vệ những người xung quanh và cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

20. Thế nào là tiếp xúc trực tiếp với người bệnh?

Là tiếp xúc có “da – chạm – da”, hôn hoặc quan hệ t.ình d.ục với người bệnh. Tiếp xúc trực tiếp với m.áu và dịch tiết của cơ thể người bệnh được coi là tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) – TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN

Người mắc Covid-19 có lượng virus cao nhất trong tuần đầu phát bệnh

Nghiên cứu mới đây của Đại học Hong Kong cho thấy, lượng virus có trong nước bọt của người bệnh Covid-19 sẽ ở mức cao nhất vào tuần đầu phát bệnh.

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Hong Kong vừa được đăng trên Tuần san y khoa uy tín "The Lancet" mới đây. Nghiên cứu này được thực hiện trên 23 bệnh nhân có độ t.uổi từ 37-75 ở 2 bệnh viện tại Hong Kong, trong đó có 13 bệnh nhân nam và 10 bệnh nhân nữ.

Người mắc Covid-19 có lượng virus cao nhất trong tuần đầu phát bệnh - Hình 1


Nghiên cứu mới đây của Đại học Hong Kong cho thấy, lượng virus có trong nước bọt của người bệnh Covid-19 sẽ ở mức cao nhất vào tuần đầu phát bệnh. Ảnh minh họa: AP.

Kết quả cho thấy, lượng virus SARS-CoV-2 trong nước bọt của bệnh nhân Covid-19 đạt đỉnh vào tuần đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng, sau đó giảm dần. Điều này khác hẳn với Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS). Theo đó, tải lượng virus của Covid-19 và cúm tương đương nhau, đều đạt đỉnh trước hoặc sau khi phát bệnh. Trong khi SARS và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) đạt đỉnh vào khoảng 10 ngày sau và tuần thứ 2.

Việc người bệnh mang lượng virus nhiều nhất vào thời kỳ đầu phát bệnh, tức thời điểm triệu chứng đang còn nhẹ đã giúp giải thích đặc tính lây lan nhanh chóng của căn bệnh gây ra đại dịch toàn cầu này. Điều này cũng cho thấy lượng virus trong cơ thể không liên quan đến mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Cũng theo nghiên cứu này, mẫu phẩm nước bọt ở phân họng sâu (sau miệng hầu) của 1/3 số người bệnh vẫn có thể xét nghiệm ra RNA của virus trong vòng 20 ngày hoặc lâu hơn. Bên cạnh đó, tải lượng virus ở mức đỉnh có liên quan đến độ t.uổi. Trong đó, người bệnh t.uổi càng cao, tải lượng virus càng lớn.

Có người vẫn có thể xét nghiệm thấy RNA sau 25 ngày xuất hiện triệu chứng. Đa phần bệnh nhân sẽ xuất hiện các phản ứng kháng thể từ ngày thứ 10 hoặc sau 10 ngày có triệu chứng bệnh. Tuy nhiên lượng kháng thể trong huyết thanh lại không liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh về mặt lâm sàng.

Phát hiện này đã cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát nghiêm ngặt nguồn lây từ những cá thể có nguy cơ cao và việc sớm sử dụng các loại thuốc kháng virus hữu hiệu. Ngoài ra, xét nghiệm huyết thanh cũng có thể được sử dụng như một hình thức xét nghiệm bổ sung đối với người bệnh Covid-19./.

Bích Thuận

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ăn thịt lợn mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng sợ này
10:18:34 21/09/2024
Loại rau được coi bẩn nhất chợ nhưng cực tốt cho sức khỏe
11:16:14 22/09/2024
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
11:36:04 22/09/2024
Những lợi ích tốt cho sức khỏe của việc dậy sớm
09:17:45 21/09/2024
Bảo vệ sức khỏe t.iền liệt tuyến để nâng cao chất lượng sống
10:03:51 21/09/2024
Loại quả xấu mã nhưng ăn ngon, được mệnh danh thần dược
10:10:07 21/09/2024
Mùa mưa lũ cẩn thận với sốt xuất huyết
10:53:18 22/09/2024
Người phụ nữ 44 t.uổi suýt t.ử v.ong khi đi tiêm filler nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ chui
09:46:11 21/09/2024

Tin đang nóng

25 hộ Làng Nủ: dời về nhà tạm cư của Vingroup, vật chất bên trong gây ngỡ ngàng
14:19:31 22/09/2024
Á hậu HongKong 'đam mê' làm bé 3, "con gái" Lương Triều Vỹ, bị tẩy chay?
14:36:16 22/09/2024
Phương Anh: Em trai chuyển giới "bốc lửa" của Ngân 98, bị tình cũ "phốt" ở bẩn
14:01:41 22/09/2024
Mỗi tháng chị gái đều cho tôi 2 triệu, đến khi anh rể đem áo ngực của chị đặt lên bàn, tôi nghẹn đắng mất ngủ cả đêm
15:41:28 22/09/2024
Thót tim cảnh hai b.é g.ái bị nước cuốn trôi khi đạp xe qua ngầm tràn
17:54:55 22/09/2024
Bức ảnh g.ây s.ốc của Triệu Lộ Tư và Thái Từ Khôn ở Milan Fashion Week
13:38:47 22/09/2024
Yuke Songpaisan: Thanh tra Mit lừa tình Baifern, thiếu gia bị ngờ vực giới tính
14:46:13 22/09/2024
Không được chọn ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng phản ứng bất ngờ
15:23:16 22/09/2024

Tin mới nhất

Ăn trứng có thể giúp não bạn nhạy bén hơn và ngăn ngừa suy giảm nhận thức

11:13:58 22/09/2024
Kết quả cho thấy nam giới có xu hướng tiêu thụ nhiều trứng hơn phụ nữ, với một số người ăn từ hai đến bốn lần mỗi tuần, trong khi một số khác ăn hơn năm lần.

Cây thuốc quý người Việt ai cũng trồng nhưng lại chỉ để làm cảnh

11:12:03 22/09/2024
Nhờ đó, các vết thương như bỏng, vết cắt, vết loét mau lành hơn, giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo xấu. Bạn có thể hình dung, làn da của bạn sẽ nhanh chóng phục hồi và trở nên mịn màng như trước.

Giảm đột quỵ nhờ uống cà phê, trà theo cách này

10:59:55 22/09/2024
Để đạt được mốc 200-300 mg cà phê mỗi ngày và nhận được các lợi ích nói trên, bạn sẽ phải uống khoảng 3 ly cà phê hoặc 5 tách trà mỗi này.

Đi học trở lại, bệnh chốc lây lan nhanh ở trẻ

10:58:19 22/09/2024
Việc cha mẹ tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian như tắm nước lá, bôi thuốc theo kinh nghiệm truyền miệng cũng có thể làm bệnh nặng hơn, dễ gây ra biến chứng.

Vì sao nên thêm củ dong riềng đỏ vào chế độ ăn của người bị tim mạch?

10:15:40 21/09/2024
Khi các gốc tự do tích tụ, chúng có thể dẫn đến viêm nhiễm và tổn thương động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Những người nào nên hạn chế ăn rau ngót?

09:58:52 21/09/2024
Rau ngót là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, rau ngót ngon, giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Hai loại thực phẩm phổ biến này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

09:50:53 21/09/2024
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc tiêu thụ đồ uống có đường và thịt chế biến làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Cần lưu ý gì khi mắc nấm chân mùa lũ?

05:37:39 20/09/2024
Bên cạnh đó, còn bệnh lý viêm da do vi khuẩn chủ yếu trong thời tiết mưa ẩm, da không còn độ đàn hồi tốt như trước nên dễ bị các vi khuẩn ngoài nấm xâm nhập như chốc, nhọt, viêm nang lông gây viêm da do nhiễm khuẩn.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

05:35:15 20/09/2024
Trong khi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết lại đốt ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chập tối. Loại muỗi này thường trú đậu ở các góc tối, xó tối hoặc trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9

05:32:46 20/09/2024
TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9.

Cảnh báo sốt xuất huyết sau mưa lũ ở Quảng Ninh

05:29:48 20/09/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cảnh báo, dịch sốt xuất huyết hiện đang bước vào giai đoạn cao điểm hàng năm, thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11.

Có thể bạn quan tâm

Phương Oanh - shark Bình lần đầu tiên làm điều này kể từ khi có cặp song sinh

Sao việt

19:30:24 22/09/2024
Mới đây, Phương Oanh đã đăng tải đoạn vlog về chuyến du lịch đầu tiên của hai bé Jimmy và Jenny. Đây là lần đầu tiên cặp sinh đôi nhà Phương Oanh - shark Bình được đi chơi xa sau khi chào đời.

Kim Woo Bin nói về những ảnh hưởng tích cực của bạn gái

Sao châu á

19:27:53 22/09/2024
Trong cuộc phỏng vấn mới đây về Officer Black Belt - bộ phim hiện đang đứng đầu Netflix toàn cầu, Kim Woo Bin đã bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho bạn gái Shin Min Ah.

Quyên Qui bị cư dân mạng réo tên khi tham gia show hẹn hò

Tv show

19:24:07 22/09/2024
Xinh đẹp, tài giỏi và nổi tiếng, việc quyết định tham gia một chương trình hẹn hò trên sóng truyền hình của Quyên Qui khiến khán giả bất ngờ.

Mỹ sắp công bố đề xuất cấm sử dụng phần mềm của Trung Quốc trong xe kết nối

Thế giới

19:15:31 22/09/2024
Chính quyền Tổng thống Biden gần đây đã quyết định áp mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm mức thuế 100% đối với xe điện và các khoản tăng thuế mới đối với pin xe điện và các khoáng sản quan trọng.

Louis Phạm đáp trả dân mạng nhưng vội vàng xoá đi

Netizen

19:08:30 22/09/2024
Trưa 22/9, Louis Phạm (Phạm Như Phương, sinh năm 2003) có động thái tiếp theo liên quan đến vụ phông bạt t.iền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3.

Xử lý nghiêm các nhóm thanh niên tụ tập đua xe, nẹt pô trên quốc lộ 51

Pháp luật

19:02:54 22/09/2024
Thời gian qua, ở nhiều địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xuất hiện các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập thành đoàn, tổ chức rú ga, nẹt pô, lạng lách trình diễn , bốc đầu (tiếng lóng: ăn hào, ăn lẩu cá đuối...)

Đi xe máy qua cầu tràn, 2 người bị nước cuốn mất tích

Tin nổi bật

18:43:54 22/09/2024
Đến trưa 22/9, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy 2 n.ạn n.hân bị nước cuốn khi đi xe máy qua cầu tràn tại khu vực thuộc bản Áng, xã Đông Sang huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La).

Haaland quá hay, nhưng Arsenal cũng đáng gờm

Sao thể thao

18:38:40 22/09/2024
Cuộc đụng độ khốc liệt giữa quái vật Erling Haaland và hòn đá tảng Gabriel Magalhaẽs, William Saliba hứa hẹn là tâm điểm của trận đấu giữa Arsenal và Manchester City.

Phim của Tuấn Trần có thể lọt top 3 phim ăn khách năm 2024

Hậu trường phim

18:09:09 22/09/2024
Theo số liệu tham khảo của trang Box Office Vietnam, tính đến ngày 21/9, doanh thu của phim Làm giàu với ma là 122 tỷ đồng, bám sát con số 127 tỷ đồng của phim Ma Da.

Tuyệt chiêu làm sushi cuộn dưa chuột ngon, giòn ngọt cho bữa ăn cuối tuần thêm hấp dẫn

Ẩm thực

17:30:51 22/09/2024
Món sushi cuộn dưa chuột không chỉ dễ làm mà còn rất tươi ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho cả những bữa tiệc nhỏ hay đơn giản là một bữa ăn nhẹ tại nhà.

3 thứ trong nhà càng nhiều càng nghèo khổ: Đó là gì?

Trắc nghiệm

16:32:35 22/09/2024
Trong phong thủy những đồ vật dưới đây càng giữ lại nhiều trong nhà càng hao tài kém lộc nên tránh.Vì sao nên gõ 3 lần trước khi mở cửa nếu bạn đi vắng nhiều ngày mới về?