‘Virus phụ nữ’ tấn công đàn ông
Các chuyên gia y tế cho biết, nam giới cũng có thể nhiễm virus HPV – thủ phạm hàng đầu gây bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Thạc sĩ Lê Thị Kiều Dung, Giảng viên Bộ môn sản ĐH Y dược TP HCM, cho biết virus HPV có thể tấn công 50% số người lớn đang độ tuổi sinh hoạt tình dục. Nam giới nhiễm HPV thường không có các triệu chứng bên ngoài nên có thể không biết mình bị nhiễm và truyền sang người kháDễ lây nhiễm
Theo bác sĩ Lê Thị Kiều Dung, HPV là một trong những nguyên nhân gây ra các ung thư sinh dục: âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn gây ra các bệnh ở đường sinh dục như mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục… Đáng lưu ý là virus HPV dễ dàng lây nhiễm cho cả nam và nữ qua bất kì hình thức tiếp xúc tình dục nào.
Con đường lây nhiễm của HPV chính là nhiễm qua tiếp xúc da, niêm mạc dương vật với niêm mạc cổ tử cung, âm đạo chứ không qua đường máu hoặc qua các dịch khác của cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo…). Nam cũng như nữ đều có khả năng bị HPV tấn công. Riêng ở nữ giới, nguy cơ nhiễm cao nhất là ở thời điểm bắt đầu có quan hệ tình dục và nhiều trường hợp nhiễm dai dẳng ở cổ tử cung tiến triển thành các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.
Tầm soát ung thư cho phụ nữ
Video đang HOT
Hiện HPV có hơn 100 chủng. Đáng lưu ý là có đến 15 – 20 chủng dẫn đến ung thư. Chủng gây ung thư thường xuất hiện ở phụ nữ có quan hệ tình dục sớm với nhiều người, vệ sinh kém, suy giảm miễn dịch trong quá trình sinh đẻ, nạo hút thai hay sẩy thai nhiều lần. Ngoài khả năng lây truyền qua đường tình dục, HPV còn lây truyền qua tiếp xúc khi da có những vết trầy xước, lây truyền từ mẹ sang con. Trẻ sơ sinh bị nhiễm HPV thường bị đa bướu gai hô hấp và dễ tử vong.
Khó phát hiện
Theo bác sĩ Lê Thị Kiều Dung, khoảng 80% các trường hợp nhiễm HPV sẽ không có triệu chứng và khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên vẫn không ít trường hợp bệnh vẫn âm thầm tiến triển dẫn đến nhiều bệnh ở đường sinh dục đặc biệt đối với phụ nữ là căn bệnh ung thư cổ tử cung (UTCTC).
Riêng nam giới, tuy nhẹ hơn phụ nữ nhưng tỷ lệ mắc virus HPV cũng ngày càng tăng, đặc biệt là bệnh mụn cóc sinh dục, xuất hiện trên háng, dương vật, tinh hoàn và hậu môn. Mụn cóc cũng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể cả trên mặt, tay, mắt… ngay sau vài tuân cho đên hàng tháng sau khi quan hệ tình dục với người đã nhiễm, kể cả quan hệ đồng tính và khác giới.
Hiện nay chưa có phương pháp xét nghiệm HPV ở nam giới. Vì vậy, nếu nghi và có biểu hiện bệnh thì phải đi khám. Tiến sĩ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, cho biết hiện nay tại Việt Nam đã có vắc xin ngừa những tuýp HPV gây ung thư phổ biến nhất, được tiêm cho phụ nữ từ 9 – 26 tuổi, kể cả người chưa và đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm. Tuy nhiên, việc tầm soát bằng phương pháp xét nghiệm phiến đồ âm đạo (PAP smear) vẫn cần phải thực hiện mỗi năm một lần với phụ nữ đã có quan hệ tình dục để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị bệnh, tránh làm lây lan virus sang người khác.
Ngô Đồng
Theo Đất Việt
Tăng thêm lựa chọn trong dự phòng nhiễm HIV
Trước tình trạng chỉ có khoảng 40% người có HIV trên toàn thế giới biết về tình trạng của mình và 50% người có HIV quan hệ với người không có HIV, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra những hướng dẫn mới nhất về dự phòng HIV liên quan với nhóm này.
Sau khi đạt được tuyên bố Chính trị về HIV/AIDS năm 2011của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố hướng dẫn mới giúp dự phòng lây nhiễm cho bạn tình của người sống với HIV.
Cụ thể, hướng dẫn mới khuyến khích các cặp bạn tình cùng nhau đi xét nghiệm HIV để biết tình trạng nhiễm của mình dễ hành động để bảo vệ bạn tình hơn những người lựa chọn đi xét nghiệm một mình. Một lợi ích tiềm tàng nữa của việc đi xét nghiệm cùng nhau và cho nhau biết kết quả là 2 người có thể giúp đỡ nhau tham gia điều trị, tuân thủ điều trị và ngăn HIV lây truyền sang con nếu một hay cả hai người dương tính với HIV.
"Thông qua việc khuyến khích các cặp bạn tình cùng nhau đi xét nghiệm, chúng ta giúp họ có đầy đủ các lựa chọn trong dự phòng và điều trị HIV thông qua thảo luận và cùng nhau thực hiện", Giám đốc điều hành UNAIDS, ông Michel Sidibé phát biểu.
Ngoài ra, hướng dẫn mới này cũng khuyến cáo rằng nên điều trị kháng vi-rút cho người đang sống với HIV trong các cặp bạn tình dị nhiễm (tức là cặp bạn tình trong đó một người dương tính với HIV còn người kia thì không) và thực hiện ngay cả khi chưa cần đến điều trị để duy trì sức khỏe (bắt đầu điều trị khi có 350 tế bào CD4/ml máu). Các bằng chứng mới cho thấy điều trị kháng vi-rút giảm nguy cơ truyền HIV từ người đang sống với HIV sang bạn tình của họ.
Bản hướng dẫn cũng nói rằng các cặp bạn tình dị nhiễm HIV hoàn toàn có thể giữ cho HIV không bao giờ lây truyền sang nhau nếu họ quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su thường xuyên.
Hướng dẫn mới của WHO cũng đề nghị cung cấp xét nghiệm HIV và tư vấn cho các cặp vợ chồng không chỉ tại các trung tâm tư vấn, xét nghiệm HIV có sẵn mà ở cả các phòng khám thai.
"Đây là sự khởi đầu một kỷ nguyên mới với hy vọng và đối thoại về dự phòng lây nhiễm HIV cho các cặp bạn tình", ông Sidibé cho biết.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Bệnh lây nhiễm nặng hơn ở người béo phì Trong một nghiên cứu gần đây của Trung tâm kiểm xoát dịch bệnh (CDC) ở Mỹ cho thấy, 90% ca phải đặt ống thở do nhiễm vi rút nghiêm trọng là do béo phì và 3 trong số này tử vong vì bệnh quá nặng. Đáng chú ý, nghiên cứu của CDC cho thấy tình trạng thừa cân sẽ ảnh hưởng đến phổi...