Virus Nipah nguy hiểm như thế nào
Virus Nipah lây truyền từ động vật như dơi, lợn sang người, có thể gây ra tình trạng phù não và các tổn thương sức khỏe lâu dài.
Ngày 5/9, giới chức Kozhikode, Kerala ghi nhận ca tử vong có liên quan đến virus Nipah (NiV), là một thiếu niên 12 tuổi. Cậu bé qua đời sau 10 ngày nhập viện vì không có thuốc hoặc vaccine điều trị.
Kể từ năm 2018 tới nay, đây là trường hợp tử vong đầu tiên do virus Nipah được ghi nhận ở quốc gia này. Trong bối cảnh Covid-19 hoành hành, virus bùng phát trở lại đã tàn phá nhiều khu vực của thành phố Kozhikode và Malappuram thuộc miền Nam Ấn Độ.
Các triệu chứng và sự nguy hiểm của virus Nipah
Dấu hiệu đầu tiên của NiV có thể là sốt hay đau đầu trong ba đến 14 ngày, hoặc ngộ độc, đau họng, khó thở, đau cơ và nôn mửa. Virus dẫn đến các tình trạng như suy hô hấp nghiêm trọng và phù não (viêm não). Tiến sĩ Aravinda cho biết triệu chứng xảy ra trong khoảng 4 đến 14 ngày kể từ khi cơ thể nhiễm virus. Người bệnh bị sưng não có thể hôn mê trong khoảng 24 tiếng đến 48 tiếng.
Theo tiến sĩ Pavithra, dấu hiệu của viêm não tương tự bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân biểu hiện bất thường như đau đầu, trường hợp xấu hơn là rối loạn tâm thần, thay đổi ý thức và co giật.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do NiV là 40-75%. Tuy nhiên, đợt bùng phát ở Kozhikode năm 2018, tỷ lệ tử vong lên đến hơn 90%. Người từng nhiễm bệnh và hồi phục phải chịu những tổn thương lâu dài về sức khỏe.
Cách phòng ngừa
Theo WHO, hiện chưa có phương pháp điều trị hoặc vaccine chống virus Nipah. Cách duy nhất để người bệnh có thể phục hồi là sử dụng liệu pháp hỗ trợ.
Video đang HOT
Tiến sĩ Pavithra cho biết phác đồ điều trị cho người nhiễm virus Nipah bao gồm nghỉ ngơi, bổ sung nước và điều trị các triệu chứng khi chúng xuất hiện. Một số biện pháp phòng ngừa như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước; không ăn trái cây bị rụng hoặc có dấu hiệu bị động vật cắn; rửa sạch, gọt vỏ trái cây và nấu chín rau, củ trước khi ăn. Ngoài ra, người dân cần tránh tiếp xúc với người nhiễm NiV; tránh tiếp xúc với lợn các khu vực có nhiều dơi.
Nhóm nguy cơ
Theo tiến sĩ S.N. Aravinda, chuyên gia Tư vấn Nội khoa tại bệnh viện Aster RV, Bangalore, người lớn tuổi, nam giới và người có bệnh về hô hấp khả năng nhiễm NiV cao hơn.
WHO cho biết Thái Lan, Philippines, Campuchia, Indonesia, Ghana và Madagascar có nguy cơ lây nhiễm NiV cao vì có ổ chứa tự nhiên của virus.
NiV lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ tại thành phố Kozhikode vào tháng 5/2018. Giới chức ghi nhận 17 trường hợp tử vong và 18 ca nhiễm. Tháng 6/2019, thành phố Kochi ở miền Tây Nam Ấn Độ ghi nhận một sinh viên 23 tuổi dương tính virus Nipah, song người này đã được cách ly nhanh chóng và phục hồi sau đó. Virus Nipah được phát hiện ở Ấn Độ 5 lần, trong đó ba lần xuất hiện ở thành phố Kerala.
Bác sĩ Pavithra, chuyên gia tư vấn Nội khoa tại bệnh viện Columbia Asia Hebbal ( đơn vị trực thuộc bệnh viện Manipal), Bangalore, giải thích tại sao Kerala là một trong những điểm nóng của dịch bệnh.
Theo đó, Kerala có diện tích rừng rậm rạp và hệ sinh thái phong phú so với các thành phố khác. Đây là môi trường sống thích hợp cho tất cả các loài động vật, bao gồm nhiều loài dơi ăn quả, tạo điều kiện để virus Nipah phát triển.
Nipah là loại virus lây truyền từ động vật như dơi, lợn sang người hoặc từ người bị nhiễm bệnh sang người khác. Song NiV hoạt động mạnh hơn trong cơ thể của động vật.
Virus Nipah lần đầu tiên xuất hiện ở Malaysia vào năm 1999. Kể từ năm 2001, hầu như hàng năm Bangladesh đều trải qua các đợt bùng phát virus Nipah.
Theo WHO, loài dơi Pteropus, hay còn gọi là dơi ăn quả, là vật chủ tự nhiên của virus. Con người có nhiều khả năng mắc bệnh nếu ăn phải các loại trái cây bị nhiễm nước tiểu hoặc nước bọt của loài dơi này.
WHO cho biết virus Nipah có thể truyền sang người nếu tiếp xúc với chất tiết ra từ động vật nhiễm bệnh.
Hiện Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Quốc gia (NCDC) của Ấn Độ xác định được 188 người tiếp xúc với bệnh nhân 12 tuổi ở Kozhikode trước khi cậu bé qua đời. Trong đó 20 người được xếp vào nhóm có nguy cơ nhiễm bệnh cao và hai nhân viên y tế xuất hiện triệu chứng nhiễm NiV.
Nhân viên y tế chuẩn bị chôn thi thể của một bệnh nhân 12 tuổi tử vong vì virus Nipah ở Kozhikode, bang Kerala, Ấn Độ, ngày 5/9. Ảnh: AP
Ấn Độ chạy đua với thời gian để kiểm soát ổ dịch virus chết người Nipah
Giới chức bang Kerala đang đẩy nhanh nỗ lực kiểm soát ổ dịch chết người do virus Nipah gây ra.
Nhân viên thuộc y tế kiểm tra một giếng nước, giăng lưới bắt dơi ở vùng Changaroth thuộc huyện Kozhikode, tỉnh Kerala.
Virus Nipah đã khiến một bé trai 12 tuổi ở bang Kerala, Ấn Độ tử vong vào ngày 5/9. Một ngày sau đó, giới chức bang mở chiến dịch truy vết, xác nhận 11 người khác cũng có triệu chứng nhiễm virus Nipah, trong đó có mẹ của nạn nhân.
Bé trai trên nhập viện cách đây một tuần do sốt cao. Khi tình trạng bệnh diễn biến xấu đi, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị viêm não. Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân tại Viện Virus học Quốc gia cho thấy bé trai này nhiễm virus Nipah.
Giới chức chính quyền đã tăng cường truy vết, xác định, cách ly và xét nghiệm những người đã tiếp xúc với nạn nhân. Giám đốc Sở Y tế Kerala, ông Veena George, cho biết lực lượng chức năng đã xác định được 188 người tiếp xúc với bé trai. Trong số này có khoảng 20 người - chủ yếu là thành viên trong gia đình bệnh nhân - thuộc diện nguy cơ cao. Tất cả những người này đều đang bị cách ly nghiêm ngặt hoặc buộc phải nhập viện.
Hai nhân viên y tế tiếp xúc với nạn nhân cũng đã xuất hiện các triệu chứng của nhiễm virus Nipah hôm 6/9. Họ đã được nhập viện và lấy mẫu máu để xét nghiệm.
Nhà chức trách đã phong tỏa khu vực trong vòng bán kính khoảng 3,2 km từ nhà cậu bé. Họ cũng đang kiểm tra những người có triệu chứng ở các huyện giáp với huyện Kozhikode bang Kerala. Bang Tamil Nadu lân cận cũng trong tình trạng báo động cao, đặc biệt lưu ý đến những ca nghi nhiễm với dấu hiệu nghi sốt.
Đây là lần thứ hai trong vòng ba năm bang Kerala phát hiện ổ dịch dính đến virus Nipah. Kerala hiện cũng là bang nóng nhất về lây nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ. Khoảng 68% trong số 40.000 ca mắc COVID-19 mới được ghi nhận hằng ngày Ấn Độ là ở bang Kerala.
Mối đe dọa không thể xem thường từ virus Niphah
Giống với SARS-CoV-2, Nipah là chủng virus lây truyền từ động vật sang người. Lây nhiễm thường xảy ra khi một người tiếp xúc trực tiếp với động vật mang mầm bệnh hoặc tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm virus. Tuy vậy, trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp virus Nipah lây từ người sang người
Dơi ăn quả thuộc họ Pteropodidae - thường được gọi là "cáo bay" là loài mang virus Nipah. Chúng có thể truyền virus cho các động vật khác như lợn, chó, mèo, dê, ngựa và cừu.
Người nhiễm bệnh thường có các triệu chứng điển hình như sốt và đau đầu trong khoảng từ 3 ngày đến 2 tuần. Sau đó, bệnh nhân có thể bị ho, đau họng và gặp các vấn đề về hô hấp. Diễn tiến bệnh sau đó có thể làm bệnh nhân bị phù não, gây buồn ngủ, lú lẫn và cuối cùng có thể lâm vào hôn mê, tử vong. Hiện vẫn chưa có thuốc chữa hay vaccine cho virus Nipah. Các bệnh nhân nhiễm bệnh thường chỉ được điều trị chăm sóc y tế tăng cường.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do virus Nipah rất cao, có thể từ 40-75% trong tổng số các trường hợp nhiễm. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong của SARS-CoV-2 được cho là khoảng 2%. Khoảng 20% những người sống sót sau khi nhiễm virus Nipah có các di chứng thần kinh kéo dài như co giật và thay đổi tâm sinh lý.
Nipah có mức độ lây nhiễm thấp hơn SARS-CoV-2 nhưng tỉ lệ tử vong cao hơn rất nhiều, với thời gian ủ bệnh cũng kéo dài hơn, lên tới 45 ngày. Khả năng lây nhiễm ra rất nhiều loài động vật khiến Nipah trở thành mối quan ngại lớn đối với các nhà dịch tễ học, những người đang dự đoán và ngăn chặn một đại dịch tiếp sau COVID-19.
Virus Nipah lần đầu tiên được phát hiện tại Malaysia vào năm 1999 trong một đợt dịch xảy ra ở nhóm người nuôi lợn. Sau thời điểm này, xuất hiện thêm nhiều ổ dịch Nipah khác và tất cả đều là ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Thống kê sơ bọ cho thấy đã có khoảng 260 người thiệt mạng vì virus Nipah.
Ấn Độ đối phó đợt bùng phát virus Nipah Giới chức bang Kerala miền nam Ấn Độ đang gấp rút kiểm soát đợt lây lan virus Nipah, loại virus khiến 75% ca nhiễm tử vong. Tuần trước, một cậu bé 12 tuổi ở Kerala nhập viện vì sốt cao. Khi tình trạng của cậu bé trở nên tồi tệ hơn, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị viêm não và gửi...