Virus nhắm vào Windows giảm, tăng mạnh với MacOS
So với 2015, mã độc tống tiền nhắm vào máy Mac và Linux tăng lần lượt 370% và 300% trong 2016.
Theo số liệu về các mối đe dọa trực tuyến vừa công bố bởi AV-Test, Windows là nền tảng có sự giảm sút về mã độc tấn công, với mức giảm 15% so với năm 2015. Trong khi đó, mã độc nhằm vào Mac tăng tới 370% và Linux tăng 300% so với cùng kỳ.
Mã độc nhằm vào MacOS và Linux đang tăng mạnh.
Mã độc tống tiền ( ransomware) vẫn còn đe dọa chủ yếu đến máy tính chạy Windows. Các chuyên gia cho rằng mục tiêu nhằm vào hệ điều hành của Microsoft đã giảm mạnh là do người dùng đã thận trọng hơn trong việc bảo vệ máy tính của mình, cũng như khả năng bảo mật trên nền tảng này được cải thiện theo thời gian.
Trong khi đó, phần mềm độc hại nhằm vào máy Mac tăng mạnh từ 819 lên đến 3.033 giai đoạn 2015 – 2016. Điều này không hẳn do trước đây sản phẩm của Apple bảo mật tốt hơn so với hiện tại, mà một phần do hacker đang dần hướng đến người dùng sử dụng nền tảng này nhiều hơn.
Video đang HOT
Trước đó, số liệu về lượng máy Mac nhiễm virus trong quý I/2017 từ hãng bảo mật McAfee Labs cũng cho thấy điều đó. Nếu như trong năm 2015, số máy Mac nhiễm virus chưa bao giờ vượt quá 100.000 máy thì đến quý III/2016, đã có hơn 150.000 máy và quý I/2017 lên tới hơn 700.000 máy.
Bảo Lâm
Theo Neowin
Máy tính Mac có thể bị tấn công bởi mã độc tống tiền
Nếu cho rằng máy Mac an toàn hơn so với Windows, mọi người có lẽ phải xem xét lại khi các nhà nghiên cứu bảo mật vừa phát hiện hai loại mã độc tống tiền (ransomware) lần đầu tiên nhắm vào máy Mac.
Theo Business Insider, ransomware vốn thường là vấn đề lớn đối với người dùng Windows nay đã đang phát triển đến máy Mac. Công ty nghiên cứu Fortinet đã phát hiện ra một chương trình ransomware-as-a-service (RaaS) gọi là MacRansom được quảng bá trên Dark Web mà theo các nhà nghiên cứu khẳng định chúng có thể gây ra những thiệt hại thực sự cho người dùng Mac.
MacRansom sẽ khiến người dùng Mac phải lo ngại không kém gì Windows. ẢNH: SECURITY AFFAIRS
Các nhà nghiên cứu của Fortinet đã liên hệ trực tiếp với những người sáng tạo ra MacRansom và nhận được thông báo cho biết họ từng là kỹ sư của Yahoo và Facebook. Theo giải thích của những người này, việc họ tạo ra mã độc vì hiện nay đang ngày càng có nhiều người mua máy Mac.
"Không như hầu hết các hacker khác trên Dark Web, chúng tôi là những nhà phát triển chuyên nghiệp với kinh nghiệm sâu rộng trong việc phát triển phần mềm và có sự quan tâm lớn đến các hành vi giám sát", một hacker cho biết.
Để đánh giá tác động của MacRansom, Fortinet đã phân tích và mô tả nó như là một bước đi xa hơn của các chương trình tương đương nhắm đến Windows. "Nó có thể mã hóa các tập tin nạn nhân hoặc ngăn việc truy cập các tập tin quan trọng, dẫn đến các thiệt hại thực sự", công ty tuyên bố.
Fortinet khuyên người dùng Mac nên thường xuyên sao lưu các thiết bị của mình và luôn nghi ngờ khi mở các tập tin không bình thường.
Trong khi đó, một nhóm các nhà nghiên cứu tại AlienVault đã phát hiện ra nhiều phần mềm độc hại được tạo ra bởi các tác giả của MacRansom, và lần này là phần mềm độc hại theo dõi tập tin mang tên MacSpy. Nó được mô tả tương tự như MacRansom và tuyên bố có khả năng truy cập vào bên trong các tập tin nạn nhân, cung cấp quyền truy cập vào tài khoản truyền thông xã hội và cải trang thành một tập tin hợp pháp.
MacSpy mở nhiều tiềm năng tấn công hơn nếu hacker đầu tư thêm thời gian. ẢNH: ALIENVAULT
Các nhà nghiên cứu tại AlienVault cho biết, khi ngày càng có nhiều người dùng mua máy Mac sẽ dẫn đến việc ngày càng có nhiều phần mềm độc hại được tạo ra để tấn công.
"Phần mềm độc hại này cung cấp rất nhiều tính năng và nó có thể được phát triển nếu các hacker tạo ra chúng đầu tư nhiều thời gian hơn trong việc tạo phần mềm độc hại cho nền tảng của Apple", AlienVault viết.
Được biết, theo số liệu nghiên cứu mới đây từ Netmarketshare, hơn 90% máy tính trên toàn thế giới đang chạy Windows, và hệ điều hành phổ biến thứ hai là macOS đạt mức 6%.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Ấn Độ muốn giảm giá Windows bản quyền nhằm giảm nguy cơ tấn công mạng Sau những cuộc tấn công ransomware WannaCry và Petya xảy ra trong thời gian gần đây, Ấn Độ đang tìm kiếm thỏa thuận với Microsoft nhằm giảm 75% chi phí hệ điều hành Windows 10 bản quyền. Máy tính chạy Windows cũ và lậu mở ra cơ hội cho những mã độc như WannaCry tấn công. ẢNH: AFP Theo Engadget, điều phối viên...