Virus nCoV có thể tồn tại trong cơ thể người hơn một tháng
Các chuyên gia khuyên những người khỏi bệnh sớm vẫn cần xét nghiệm sau một tháng nhiễm virus nCoV.
Mới đây, một nghiên cứu được tiến hành với hơn 1.000 bệnh nhân tại Reggio Emilia, khu vực chịu tác động mạnh mẽ của Covid-19 tại Italia. Các nhà khoa học ghi nhận thời gian hết sạch virus trong cơ thể con người trung bình là 31 ngày.
Theo đó, nhiều người có vẻ đã khỏi bệnh, không còn triệu chứng nhưng thực tế vẫn tiềm ẩn virus hoặc các mảnh virus trong máu. Khả năng lây nhiễm của những bệnh nhân này vẫn còn.
Người khỏi Covid-19 cần xét nghiệm lại sau 1 tháng nhiễm bệnh. Ảnh: Reuters
Đa số các bệnh nhân Covid-19 sẽ khỏi trong vòng nửa tháng sau khi trải qua các triệu chứng như sốt, ho, mất vị giác, khứu giác vài ngày.
Dù vậy, tác động của Covid-19 thay đổi khó lường, tùy thuộc vào từng cá nhân. Có người mất hàng tháng để bình phục trong khi đó, có người chỉ ốm vài ngày.
Ở Anh, mọi người không phải tự cách ly nếu có kết quả âm tính nCoV dù có các triệu chứng sốt, ho, mất vị giác… Người bệnh cũng chỉ cần cách ly 10 ngày sau khi dương tính.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus có thể tồn tại trong nhiều tuần và để lại những biến chứng lâu dài dù người bệnh đã hết các biểu hiện và âm tính nCoV.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu ở Reggio Emilia, miền nam Italia, vừa công bố kết quả xét nghiệm của cư dân trong vùng.
Họ khảo sát trên 1.259 người dương tính với nCoV sau đó có kết quả âm tính. Thời gian để virus hoàn toàn biến mất trung bình là 31 ngày.
Một khảo sát với số người nhỏ hơn (1.162) được chia thành 3 giai đoạn: 15 ngày, 29 ngày và 38 ngày sau khi nhiễm bệnh. Kết quả cho thấy, các bệnh nhân vẫn có virus trong người suốt nhiều tuần liền.
Trong đó, 704 người (60,5%) hết virus trong vòng 38 ngày; 79% khỏi bệnh sau 29 ngày.
Bởi vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng việc xét nghiệm quá sớm sẽ cho kết quả sai. Họ đề xuất phải chờ ít nhất 4 tuần mới tiến hành đánh giá bệnh nhân có còn virus không.
Những người được công bố khỏi bệnh sớm có thể là nguồn lây bệnh cho người khác.
Bác sĩ Francesco Venturelli và các đồng nghiệp cho hay: “Để tránh các ca lây nhiễm phát sinh, hoặc thời gian cách ly phải dài hơn (30 ngày từ khi có triệu chứng) hoặc phải xét nghiệm lại sau khi hết cách ly”.
Trên thực tế, sau khi âm tính nCoV, nhiều người vẫn có các biểu hiện như mệt mỏi kéo dài, khó thở, nhịp tim tăng, đột quỵ, mất vị giác, mất khứu giác, suy thận, đau đầu, mệt mỏi cơ bắp…
Với những người bệnh nặng, tác động đó kéo dài hơn. Theo một khảo sát trên 143 bệnh nhân nhập viện ở Italy, gần 90% có các dấu hiệu trên hai tháng sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi, khó thở, đau khớp.
Sau khi chết, người đàn ông cứu mạng sống của bệnh nhân Covid-19 nguy kịch
Lá phổi hiến tặng của một người đàn ông chết não ở Ấn Độ đã mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhân Covid-19.
Một người đàn ông Ấn Độ vừa qua đời cách đây ít lâu khi mới 34 tuổi. Bệnh nhân này bị xuất huyết não vào tuần trước và được tuyên bố chết não ở Bệnh viện Gleneagles Global.
Vợ của anh đã đồng ý hiến phổi, đôi bàn tay, trái tim, gan và da của chồng cho nhiều bệnh nhân khác nhau trong các bệnh viện.
Hiện Ấn Độ là nước có ca nhiễm nCoV cao thứ 3 thế giới
Đôi bàn tay của anh được tặng cho Monika More, một phụ nữ trẻ sống ở ngoại ô Mumbai. Cô mất tay trong một vụ tai nạn tàu hỏa từ năm 2014 và phải sử dụng tay giả suốt nhiều năm qua.
Trong khi đó, phổi của anh được ghép cho một trường hợp 48 tuổi nhiễm Covid-19. Ca phẫu thuật thực hiện vào ngày 27/8. Sau mổ, bệnh nhân tiến triển tốt và đang được theo dõi tiếp trong Khu Hồi sức tích cực dành cho người ghép tạng.
Người đàn ông này bị tổn thương phổi nghiêm trọng khi nhiễm virus nCoV vào ngày 8/6 và chỉ còn một phần phổi vẫn còn hoạt động.
Khi bắt đầu không thở được và độ bão hòa oxy giảm xuống, ông phải dùng máy thở vào ngày 20/6. Tình trạng của bệnh nhân ngày càng tệ hơn và ông được chuyển sang một bệnh viện khác vào ngày 20/7.
Sau đó, ông tiếp tục phải sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo) trong hơn một tháng.
"Các bác sĩ và nhân viên hỗ trợ chấp nhận thử thách khi tiến hành ghép phổi cho bệnh nhân Covid-19 mà không nghĩ tới nguy cơ sức khỏe và sự an toàn của mình. Chúng tôi mừng cho bệnh nhân vì ca phẫu thuật đã thành công", bác sĩ Balakrishnan, Giám đốc Chương trình Ghép Tim Phổi ở Trung tâm Y tế MGM, cho hay.
Phát ngôn viên của Bệnh viện Gleneagles Global gửi lời tri ân tới gia đình người hiến tạng cũng như các đơn vị liên quan. Nhờ đó, sự ra đi của một người đàn ông chết não đã đem lại cuộc sống mới cho nhiều người khác.
"Tôi cũng muốn cảm ơn sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát giao thông và Cơ quan Hàng không Mumbai, Chennai giúp việc vận chuyển tạng kịp thời gian", người này nói.
Hiện Ấn Độ là nước có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 3 thế giới với 3,6 triệu bệnh nhân, 64.000 người chết.
Khách du lịch siêu lây nhiễm nCoV cho 140 người Hòn đảo ở Tây Ban Nha đang có nguy cơ phải phong tỏa toàn bộ khi một bệnh nhân siêu lây nhiễm virus nCoV cho 140 người. Hòn đảo Gran Canaria (thuộc quần đảo Canary) là điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng của Tây Ban Nha đang thu hút rất đông khách du lịch. Tuy nhiên, Covid-19 bùng phát trở lại sau khi một...