Virus mới phát hiện tại Trung Quốc có thể gây tổn thương não
Theo một nghiên cứu mới đăng tải gần đây, loại virus mới được phát hiện ở Trung Quốc có tên virus đất ngập nước ( WELV) có thể gây tổn thương não trong một số trường hợp.
Virus mới phát hiện tại Trung Quốc vốn lây truyền qua ve. Ảnh: iStock
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Viện Vi sinh và Dịch tễ học Bắc Kinh đã xác định virus này là WELV.
Virus này lần đầu tiên được phát hiện ở một bệnh nhân 61 tuổi tại thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh vào tháng 6/2019. Người này sốt, đau đầu và nôn mửa, năm ngày sau khi bị ve cắn ở vùng đất ngập nước tại Nội Mông. Tuy nhiên, đến gần đây virus mới được xác định từ nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học New England vào tuần trước.
WELV thuộc nhóm virus lây truyền qua ve, tương tự như virus sốt xuất huyết Crimean-Congo. Sau phát hiện ban đầu, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng ở miền Bắc Trung Quốc, nơi họ thu thập được gần 14.600 con ve từ nhiều địa điểm khác nhau. Khoảng 2% trong số này có kết quả dương tính với WELV, chủ yếu ở loài ve haemaphysalis concinna.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu còn phát hiện loại virus này ở 17 bệnh nhân khác ở Trung Quốc có các triệu chứng sốt, nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, mệt mỏi, đau lưng, viêm khớp, sưng hạch bạch huyết và các vấn đề về thần kinh. Một số người cũng bị xuất huyết dưới da.
Sau khi dùng thuốc kháng virus, kháng sinh hoặc liệu pháp immunoglobulin (cung cấp thêm kháng thể mà cơ thể không thể tự sản xuất), tất cả các bệnh nhân đều hồi phục mà không có bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào đối với sức khỏe.
Khi thử nghiệm với chuột và chuột lang, loại virus này gây tổn thương não và dẫn đến tử vong.
Ông Edward Liu, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Jersey Shore, lưu ý rằng các bệnh lây truyền do ve thường không lây lan nhanh chóng như virus đường hô hấp. Theo ông Liu, virus hoặc vi khuẩn sống trong ve là đặc trưng của một số loài nhất định, do đó, chúng không tự động lây sang ve ở Mỹ. Ông kết luận: “Tôi không lo lắng về đại dịch kiểu COVID-19″. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng người cao tuổi và bệnh nhân suy giảm miễn dịch có nhiều rủi ro bởi WELV gây sốt xuất huyết.
Các chuyên gia cho biết biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với các bệnh lây truyền do ve là tránh bị loài vật này cắn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), điều quan trọng là phải xác định và tránh xa những khu vực mà ve có thể sinh sống, bao gồm các khu vực nhiều cây cối, cỏ hoặc bụi rậm. Chúng cũng có thể sống trên động vật. CDC khuyến nghị xử lý quần áo và đồ dùng bằng các sản phẩm có chứa 0,5% permethrin, giúp xua đuổi ve. Mọi người cũng có thể sử dụng thuốc chống côn trùng. Có thể sấy khô quần áo ở nhiệt độ cao trong 10 phút hoặc giặt bằng nước nóng để tiêu diệt ve.
Nature: Phát hiện nhiều loại virus mới tại trang trại nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc
Hơn 100 loại virus được phát hiện trong trang trại nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc, một số trong đó là virus mới và có khả năng lây sang người.
Hai công nhân vận chuyển lông thú tại một nhà máy ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Đây là kết quả của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature ngày 4/9. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà khoa học cảnh báo rằng việc nuôi động vật có vú như chồn để lấy lông có thể khiến các loại virus mới dễ dàng lây lan từ tự nhiên và tạo các đợt bùng phát mới.
Nhà virus học Edward Holmes tại Đại học Sydney (Autstralia) nói rằng ông cảm thấy ngành chăn nuôi động vật lấy lông trên toàn cầu là một trong những lĩnh vực có khả năng gây ra một đại dịch mới.
Giáo sư Holmes là đồng tác giả của một nghiên cứu mới xem xét mối nguy hiểm tiềm tàng do virus gây ra tại các trang trại chăn nuôi động vật lấy lông ở Trung Quốc, quốc gia được cho là ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên vào cuối năm 2019.
Nhóm nghiên cứu đã giải trình tự DNA từ các mẫu phổi và ruột của 461 động vật vốn thuộc các loài được nuôi trong trang trại lấy lông như chồn, thỏ, cáo và lửng chó... đã chết vì bệnh trên khắp Trung Quốc trong giai đoạn 2021-2024. Hầu hết chúng sống trong trang trại chăn nuôi lấy lông ở các tỉnh như Hà Bắc, Sơn Đông, Hắc Long Giang, Liêu Ninh. Một số cũng được nuôi để làm thực phẩm hoặc thuốc Đông y, trong khi khoảng 50 con là động vật hoang dã. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 125 loại virus, bao gồm 36 loại mới. Trong đó, có 39 virus được đánh giá có "nguy cơ cao" lây chéo các loài, thậm chí lây cả sang người.
Một số virus như viêm gan E và viêm não Nhật Bản đã được ghi nhận có lây sang người. Trong đó còn có 7 loại virus Corona, nhưng chúng không liên quan gần đến Sars-CoV-2 vốn gây COVID-19.
Virus khiến giáo sư Holmes lo ngại nhất là Pi-BatCoV HKU5 trước đây từng được phát hiện ở dơi nhưng nay được tìm thấy trong phổi của hai con chồn nuôi. Đây là họ hàng của virus Corona gây Hội chứng Hô hấp cấp Trung Đông (MERS). "Việc virus này lây từ dơi sang chồn nuôi là hồi chuông cảnh báo. Loại virus này cần được theo dõi", ông Holmes nhấn mạnh.
Người ta tin rằng có hàng nghìn loại virus chưa biết đến đang lưu hành trong các loài động vật có vú hoang dã. Các nhà khoa học lo ngại rằng trang trại nuôi thú lấy lông có thể khiến động vật nuôi mắc phải những loại virus như vậy, từ đó lây nhiễm cho con người.
Các nhà nghiên cứu đã kêu gọi tăng cường giám sát động vật nuôi lấy lông, đặc biệt là chồn, lửng chó và chuột lang, những loài được ghi nhận là có nguy cơ cao nhất. Đan Mạch từng tiêu hủy toàn bộ quần thể chồn nuôi vì lo ngại COVID-19 vào năm 2020.
Trung Quốc: Khẩn trương cứu trợ tỉnh Liêu Ninh sau mưa lớn Ngày 20/8, Bộ Quản lý Tình trạng khẩn cấp cùng 2 cơ quan chính phủ của Trung Quốc đã gửi 7.000 kiện hàng cứu trợ thiên tai, bao gồm chăn và bộ đồ cấp cứu, đến tỉnh Liêu Ninh, phía Đông Bắc Trung Quốc. Khu vực này vừa hứng chịu đợt mưa lớn làm cô lập một số vùng nông thôn. Lực lượng...