Virus lây lan thế nào khi người mắc Covid-19 không có triệu chứng?
Thông thường, SARS-CoV-2 chủ yếu lây truyền từ những người mắc Covid-19 đã có triệu chứng. Vậy những người người mắc bệnh không xuất hiện triệu chứng có thể làm lây lan virus hay không? Và mức độ nguy hiểm của sự lây lan này như thế nào?
Ánh Dương – Hà Nội
Ảnh minh họa
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC):
Thông thường, triệu chứng phổ biến của người mắc Covid-19 là sốt, ớn lạnh, ho, hụt hơi, khó thở, mệt mỏi, đau cơ… Tuy nhiên, không phải ai nhiễm bệnh cũng xuất hiện triệu chứng.
Một điểm chung là người nhiễm bệnh có thể lây truyền virus cả khi họ có hay không xuất hiện triệu chứng.
Người mắc Covid-19 không xuất hiện triệu chứng nghĩa là họ có mầm bệnh trong cơ thể nhưng vẫn khỏe mạnh hoặc đã bị nhiễm virus, nhưng không có dấu hiệu nào. Mặc dù không bị ảnh hưởng bởi chính mầm bệnh, người này vẫn có thể lây lan virus cho người khác.
Video đang HOT
Đặc biệt, những người mang mầm bệnh không triệu chứng có nguy cơ làm lây lan dịch nhanh hơn vì họ và những người xung quanh không biết mình đã nhiễm virus.
Điều nguy hiểm nhất là mầm bệnh rất dễ lây lan ra xung quanh, lây cho những người giao tiếp, đặc biệt là tiếp xúc gần người mắc. Do đó, chúng ta cần xác định người mắc Covid-19 bằng cách xét nghiệm.
WHO khuyến cáo các biện pháp nhằm ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 từ người sang người:
- Hạn chế tiếp xúc gần giữa người nhiễm bệnh và những người khác. Đảm bảo khoảng cách tiếp xúc ít nhất 1 m với mọi người.
Tại các vùng dịch bệnh Covid-19 đang lưu hành và không thể đảm bảo áp dụng biện pháp này, mọi người cần đeo khẩu trang.
- Nhanh chóng xác định những người mắc bệnh để cách ly và chăm sóc. Đồng thời, mọi đối tượng tiếp xúc với người này phải được cách ly tại các cơ sở phù hợp.
- Rửa sạch tay và luôn che miệng bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay khi ho khạc hay hắt hơi.
- Tránh nơi đông người, những địa điểm tiếp xúc gần, không gian kín và không thông thoáng khí.
- Đảm bảo thông thoáng không khí ở môi trường trong nhà, gồm nhà ở và văn phòng làm việc.
- Hãy ở nhà nếu bạn cảm thấy không khỏe, cần liên lạc với cơ sở y tế càng sớm càng tốt để xác định xem bạn có cần chăm sóc y tế không.
Dấu hiệu thay đổi giọng nói cảnh báo nguy cơ mắc Covid-19
Giọng nói của bệnh nhân Covid-19 có thể trở nên rè, trầm hơn, thay đổi cao độ.
Hai biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lan truyền không kiểm soát được ở Ấn Độ, góp phần dẫn tới số ca bệnh kỷ lục. Trong thời gian gần đây, đất nước Nam Á liên tục có trên 300.000 bệnh nhân mới mỗi ngày.
Một số biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể tấn công những người đã có kháng thể nhờ tiêm vắc xin hoặc từng mắc Covid-19.
Cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các biến thể, giới chuyên môn cũng ghi nhận thêm những triệu chứng mới của căn bệnh Covid-19.
Ảnh minh họa: EmedicineHealth
Theo một ứng dụng ghi nhận triệu chứng Covid-19, nhiều bệnh nhân có sự thay đổi về giọng nói. Dữ liệu tổng hợp từ sự chia sẻ của hàng triệu người từng mắc bệnh.
Theo nhóm nghiên cứu ứng dụng, khàn giọng không phải là một triệu chứng phổ biến của Covid-19. Tuy nhiên, rất nhiều nhân viên y tế cho biết họ đã bị khàn giọng trong thời gian bị bệnh.
Biểu hiện bệnh ở mỗi người khác nhau. Theo đó, giọng nói của bạn có thể trở nên rè, trầm hơn, thay đổi cao độ.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng
Các nhà khoa học cho biết virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến các mô trong hệ thống hô hấp, trong đó có thanh quản. Điều này giải thích tại sao một số người bị khàn giọng trong thời gian bị nhiễm bệnh.
Bởi vậy, dù đây không phải là một yếu tố cảnh báo điển hình nhưng nếu bị khàn giọng không rõ nguyên nhân, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe.
Bạn cũng cần đi khám nếu có các biểu hiện như sốt, ớn lạnh, rùng mình, ho dai dẳng, mất khứu giác, vị giác, đau đầu, đau họng, phát ban trên da...
Trong trường hợp có những triệu chứng cơ bản trên, sau khi đi xét nghiệm, bạn nên tự cách ly ở nhà, không tiếp xúc với người ngoài cho tới lúc có kết quả xác nhận.
Nếu gặp bất cứ ai có nguy cơ mắc Covid-19, bạn cũng nên ở nhà, hạn chế khả năng lây lan bệnh nếu có.
Sốt vài ngày không khỏi, đi khám ra ung thư hiểm ác Sau nhiều lần thấy người sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, anh T đi khám mới biết mình mắc căn bệnh máu trắng. Dấu hiệu nhầm lẫn sốt thông thường Anh Nguyễn Minh T. (35 tuổi, ở Thái Bình) bị ung thư máu, đã được điều trị 1 năm. Anh T. tâm sự đúng bằng giờ năm ngoái, anh vẫn đi làm bình thường...