Virus HMPV: Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm đầu tiên, Nga xác định nhóm nguy cơ
Virus human metapneumovirus ( HMPV) gây ra các triệu chứng giống cúm, có thể dẫn đến vấn đề hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở tr.ẻ e.m và các nhóm dễ bị tổn thương.
Virus HMPV lây truyền trong không khí qua giọt bắ.n cũng như tiếp xúc gần và hiện chưa có vaccine phòng ngừa. (Nguồn: The Economic Times)
Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ tình hình HMPV toàn cầu thông qua nhiều kênh khác nhau và đã yêu cầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cập nhật thường xuyên. Bộ Y tế nước này cũng có kế hoạch mở rộng số lượng phòng xét nghiệm các trường hợp HMPV và giao cho Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) nhiệm vụ theo dõi xu hướng HMPV quanh năm.
Tuy nhiên, ngày 6/1, báo The Economist đưa tin, Ấn Độ đã phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus HMPV là một em bé 8 tháng tuổ.i tại bệnh viện Baptist ở thành phố Bengaluru, bang miền Nam Karnataka.
Trường hợp này đã được Sở y tế Karnataka xác nhận và mọi thông tin đã được chuyển lên Bộ Y tế Ấn Độ. Đáng chú ý, bệnh nhân nhỏ tuổ.i này không có lịch sử đi lại. Hiện chưa rõ liệu đây có phải là chủng HMPV đang gây đợt bùng phát đột biến ở Trung Quốc hay không.
Bộ Y tế Kazakhstan cũng cho biết, nước này đã ghi nhận 30 người nhiễm HMPV kể từ tháng 10/2024.
Video đang HOT
Theo bộ này, HMPV đã tồn tại ở nhiều quốc gia “trong nhiều thập kỷ” và lây truyền chủ yếu qua các giọt bắ.n trong không khí và tiếp xúc trong sinh hoạt. Các triệu chứng bao gồm ho, sổ mũi, khó thở, sốt và nhức đầu.
Tại Nga, chuyên gia chính của Bộ Y tế về các bệnh truyền nhiễm Vladimir Chulanov cho biết, tr.ẻ e.m dưới 5 tuổ.i, người trên 65 tuổ.i, cũng như những người bị suy giảm miễn dịch là những nhóm có nguy cơ cao bị lây nhiễm virus HMPV nhất.
Ông Chulanov lưu ý rằng, triệu chứng của các bệnh do HMPV gây ra tương tự như các biểu hiện thông thường của bệnh viêm đường hô hấp cấp bao gồm ho, sổ mũi và sốt cao. Ngoài ra, ở người lớn, virus này biểu hiện dưới dạng bệnh hấp cấp tính hoặc hoàn toàn không có triệu chứng.
Cũng theo giáo sư Chulanov, HMPV là một trong những mầm gây bệnh kinh điển của các bệnh về đường hô hấp cấp tính đang lây lan mạnh trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Nga. Nó lây truyền chủ yếu qua các giọt trong không khí, ít phổ biến hơn do tiếp xúc. Loại virus này đặc biệt hoạt động mạnh trong mùa cao điểm cúm mùa.
Trước đó, truyền thông quốc tế đưa tin về tình trạng số ca bệnh mắc HMPV đang tăng cao ở Trung Quốc, dẫn đến việc các bệnh viện quá tải.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh, các bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp thường đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm. Bà khẳng định, chính phủ Trung Quốc quan tâm đến sức khỏe của tất cả mọi công dân và du khách, đồng thời nhấn mạnh du lịch tại nước này hiện vẫn an toàn.
Được phát hiện lần đầu vào năm 2001, HMPV gây ra các triệu chứng giống cúm, có thể dẫn đến vấn đề hô hấp nghiêm trọng, đặc biệt là ở tr.ẻ e.m và các nhóm dễ bị tổn thương. Người nhiễm bệnh thường có các triệu chứng tương tự cúm gồm ho, sốt, nghẹt mũi và khó thở.
Các ca bệnh nặng có thể gặp biến chứng như viêm phế quản hoặc viêm phổi. Virus HMPV lây lan trong không khí qua giọt bắ.n cũng như tiếp xúc gần, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Hiện chưa có vaccine phòng bệnh.
Uống sữa khi bị cảm lạnh có làm bệnh nặng thêm?
Các chuyên gia đã phân tích về quan điểm cho rằng uống sữa có thể làm nặng thêm các triệu chứng cảm lạnh.
Theo tờ Medical Xpress, có một niềm tin cho rằng việc uống sữa có thể làm gia tăng chất nhầy trong đường hô hấp khi bạn bị cảm lạnh, khiến bạn mệt mỏi hơn với những cơn ho có đờm. Điều này đặc biệt được quan tâm vào mùa cuối năm, mùa của bệnh hô hấp.
Có quan điểm trái chiều về việc uống sữa khi bị cảm lạnh - Minh họa AI: Thu Anh
Trả lời phỏng vấn của Medical Xpress, TS Julie Baughn từ hệ thống y tế Mayo Clinic (Mỹ) khẳng định uống sữa không khiến cơ thể tạo ra đờm.
Nhiễ.m trùn.g đường hô hấp làm đặc lại chất nhầy tự nhiên, nhưng quá trình này diễn ra độc lập với việc tiêu thụ sữa.
Theo bà Baughn, mối lo ngại nói trên có thể bắt nguồn từ hiệu ứng phủ tạm thời của sữa lên miệng và cổ họng, có thể tạo ra cảm giác tương tự như sự tích tụ chất nhầy.
Trong khi đó, các nghiên cứu về vấn đề này mang lại kết quả trái chiều.
Theo một nghiên cứu năm 2019 được Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ đăng tải, một số người có thể bị tăng sản xuất chất nhầy sau khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa.
Tuy nhiên, nghiên cứu trên một số người khác - cả người khỏe mạnh lẫn người đang cảm lạnh hay gặp các bệnh đường hô hấp khác - lại không cho thấy hiện tượng này.
Nhìn chung, các bằng chứng hiện tại không ủng hộ ý tưởng tránh sữa trong thời gian nhiễ.m trùn.g đường hô hấp trừ khi bạn được chẩn đoán là nhạy cảm với sữa hoặc không dung nạp lactose.
Nếu bạn lo lắng về cách sữa ảnh hưởng đến tình trạng nghẹt mũi của mình, bạn có thể cân nhắc theo dõi các triệu chứng của mình hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về tình trạng của bản thân.
Theo TS Baughn, đối với người bị cảm lạnh, sữa thường mang lại lợi ích.
Kết cấu mịn của loại thức uống này có thể làm dịu các mô họng bị kích ứng. Nó cũng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ sử dụng đối với người đang bệnh.
Ấn Độ khẳng định sẵn sàng đối phó với virus mới gây viêm đường hô hấp Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 4/1, Bộ Y tế Ấn Độ đã triệu tập cuộc họp của Nhóm giám sát hỗn hợp (JMG) để đán.h giá tình trạng gia tăng các trường hợp mắc bệnh do nhiễm metapneumovirus ở người (HMPV) gây viêm đường hô hấp tại nước láng giềng Trung Quốc trong vài tuần qua. Cuộc họp của JMG...