Virus Ebola có dấu hiệu tấn công châu Á
Chính quyền Hong Kong đã phải cách ly một du khách đến từ châu Phi có các triệu chứng nhiễm Ebola.
Ngày 10/8, chính quyền Hong Kong cho biết họ đang cách ly một người đàn ông Nigeria sau khi ông này đến Hong Kong và có các triệu chứng của người nhiễm virus Ebola vốn đang hoành hành ở Tây Phi, cướp đi sinh mạng của gần 1000 người.
Chính quyền Hong Kong cho biết ngay sau khi người đàn ông trên có các dấu hiệu phát bệnh, họ đã ngay lập tức cho cách ly mặc dù kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy ông này âm tính với virus Ebola.
Một bệnh nhân nhiễm virus Ebola được cách ly đặc biệt
Người phát ngôn chính quyền Hong Kong cho biết: “Trong một tháng qua, ông này không có tiền sử tiếp xúc với người hay động vật nhiễm bệnh và không tới các cơ sở y tế. Hiện ông này đang trong tình trạng ổn định”.
Người đàn ông 32 tuổi này đến từ Lagos, thành phố đông đúc nhất ở Nigeria, quá cảnh qua Dubai và được đưa đến bệnh viện ở Hong Kong trong tình trạng nôn mửa, tiêu chảy.
Vốn là một thành phố vô cùng đông đúc với 7 triệu dân, Hong Kong hiện đang cảnh giác cao độ với sự lây lan nhanh chóng của virus Ebola sau khi dịch SARS cướp đi sinh mạng của gần 300 người tại thành phố này cách đây 11 năm.
Hong Kong đang rất cảnh giác trước nguy cơ nhiễm virus Ebola
Video đang HOT
Hôm 30/7, chính quyền Hong Kong tuyên bố họ sẽ cách ly toàn bộ du khách đến từ các khu vực nhiễm Ebola có các triệu chứng của bệnh như sốt, nôn mửa, tiêu chảy để đề phòng đại dịch xâm nhập vào thành phố.
Trong một diễn biến khác, hôm qua (10/8), Trung Quốc tuyên bố họ đã chuẩn bị 80 tấn trang thiết bị y tế chống Ebola để viện trợ cho các quốc gia đang xảy ra dịch ở Tây Phi.
Sơ đồ phát tán virus Ebola trên thế giới
Một chiếc máy bay Boeing 747 đã chở những trang thiết bị này tới Liberia, Sierra Leone và Guinea vào ngày hôm qua để góp phần chống lại đại dịch. Số trang thiết bị này chủ yếu là quần áo bảo hộ, chất khử trùng, cặp nhiệt độ và một số loại thuốc.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố đưa đại dịch Ebola vào tình trạng khẩn cấp quốc tế bởi các quốc gia Tây Phi gần như không thể tự mình đối phó được với tình trạng lây lan nhanh chóng của virus Ebola ở những thành phố đông đúc, nghèo đói của mình.
Theo Khampha
Việt Nam lên kịch bản ứng phó với vi rút chết người Ebola
Trước diễn biến nhanh chóng mặt của dịch sốt xuất huyết do vi rút Ebola với con số mắc, tử vong ngày càng tăng lên, Tổ chức Y tế Thế giới cân nhắc việc công bố tình trạng y tế khẩn cấp trên toàn cầu.
Trước tình huống khẩn cấp này, Bộ Y tế cũng vừa ban hành Kế hoạch hành động Phòng chống dịch bệnh do virus Ebola tại Việt Nam.
3 kịch bản ứng phó
Ngày 7/8, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, cập nhật mới nhất của WHO về tình hình mắc mới bệnh do Ebola cho thấy số mắc, tử vong do vi rút này tăng lên từng ngày.
Các trường hợp mắc mới và chết tiếp tục được báo cáo tại 4 nước (Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone). Từ ngày 02-04/8/2014 đã ghi nhận thêm 108 trường hợp mắc mới bao gồm 45 trường hợp tử vong cụ thể tại: Guinea (10 mắc, 5 tử vong),Liberia (48 mắc, 27 tử vong), Nigeria(5 mắc, 0 tử vong), Sierra Leone (45 mắc, 13 tử vong).
Tính đến ngày 7/8/2014 thế giới đã ghi nhận 1.711 trường hợp nhiễm vi rút Ê-bô-la trong đó có 932 trường hợp tử vong tại 04 nước vùng Tây Phi gồm Guinea (495 mắc/363 tử vong), Liberia (516 mắc/282 tử vong), Nigeria (9 mắc, 1 tử vong), và Sierra Leone (691 mắc, 286 tử vong). Đặc biệt đã ghi nhận trên 100 cán bộ y tế đã lây nhiễm vi rút Ebola.
Một trường hợp tử vong đầu tiên là người đàn ông 40 tuổi ngoài Châu Phi có nghi ngờ liên quan đến vi rút Ebola cũng được ghi nhận. Theo đó, người đàn ông này trở về Saudi Arabia từ Sierra Leone, phải nhập viện vì những dấu hiệu tương tự với sốt xuất huyết do Ebola và đã tử vong. Nếu trường hợp này được khẳng định thì đây sẽ là ca bệnh Ebola đầu tiên tử vong ngoài lục địa châu Phi.
Việt Nam cũng đưa ra những đánh giá diễn biến dịch trên thế giới quá nhanh, thời gian tử vong rất nhanh và cũng đưa ra 3 phương án để ứng phó với dịch bệnh.
Theo đó, tình huống 1 khi chưa ghi nhận ca bệnh, mục tiêu là phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng. Trong tình huống này, công tác tăng cường giám sát phát hiện tại cửa khẩu được tăng cường, thực hiện kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc Ebola tại khu vực cửa khẩu để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan vào Việt Nam. Giai đoạn này cũng bắt đầu thực hiện tờ khai y tế bắt buộc với hành khác nhập cảnh từ vùng dịch. Theo đó, từ ngày 15/8, Bộ Y tế sẽ triển khai tờ khai y tế với hành khách nhập cảnh từ vùng dịch chưa qua 21 ngày tại tất cả các cửa khẩu quốc tế; bằng đường hàng không, đường bộ.
Tại hệ thống bệnh viện cũng sẵn sàng về trang thiết bị, thuốc... sẵn sàng tiếp nhận, thu dung khi có bệnh nhân.
Tình huống 2 khi xuất hiện các ca bệnh xâm nhập thì cần khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch, điều trị tích cực hạn chế nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng. Theo đó, ngay sau khi có ca bệnh xâm nhập, ngoài việc giám sát phát hiện tại cửa khẩu, cần tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc vi rút Ebola có yếu tố dịch tễ liên quan, theo dõi sức người người có tiếp xúc với người bệnh trong vòng 21 ngày.
Trong điều trị sẽ thực hiện nghiên ngặt cách ly với bệnh lý nguy hiểm nhóm A, kiểm soát nhiễm khuẩn tránh lây lan và sẽ điều trị bệnh nhân tại tuyến cao nhất để hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.
Tình huống 3 là khi dịch lây lan trong cộng đồng cần phải đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng. Lúc này, việc quan trọng là tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc với toàn bộ người dân trong khu ổ dịch.
Về điều trị sẽ phân tuyến, triển khai bệnh nhân để giảm tải bệnh viện tuyến cuối. Các bệnh viện cũng cần chủ động kế hoạch mở rộng thu dụng, điều trị bệnh nhân, sẵn sàng lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.
Kiểm soát khó khăn
Lý giải việc Việt Nam sẽ thực hiện tờ khai y tế bắt buộc với hành khách trở về từ vùng dịch từ 15/8, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, việc thực hiện tờ khai y tế phải phối hợp với nhiều bộ ngành nên cần có thời gian chuyển bị. Nhất là tại các nước Châu Phi không có đường bay thẳng về Việt Nam, hành khách có thể quá cảnh ở nhiều quốc gia, nhiều hãng bay khác nhau, về Việt Nam từ cửa khẩu quốc tế đường hàng không, đường bộ... nên để thực hiện kiểm soát khách nhập cảnh về từ những nước này thực sự rất khó khăn.
"Nếu triển khai tờ khai y tế với tất cả các chuyến bay, tất cả các cửa khẩu thì sẽ rất tốn kém, không cần thiết và có thể gây hỗn loạn. Vì thế, nhân viên an ninh tại các cửa khẩu khi làm thủ tục nhập được giao nhiệm vụ xem hộ chiếu xác định hành khách có đi từ 4 nước này trong vòng 21 ngày không. Nếu có thì hành khách sẽ được yêu khai tờ khai y tế", ông Phu cho biết.
Triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết Ebola giống với triệu chứng của nhiều bệnh. Vì thế, yếu tố dịch tễ cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện, khoanh vùng ổ dịch. Ví như khi có người vừa từ Châu phi về trong vòng 21 ngày mà có triệu chứng thì mình phải chỉ điểm ngay, hai là cũng có triệu chứng đó nhưng đang nằm ở cộng đồng thì mình phải khai thác các yếu tố dịch tễ, có tiếp xúc với người mới trở về từ Châu Phi...
Ông Phu cũng khuyến cáo với hành khách trở về từ vùng dịch cần có sự hợp tác chặt chẽ cùng ngành y tế. Theo đó, ngoài khai tờ khai y tế, mọi người cũng cần tự theo dõi sức khỏe của mình khi trở về nhà. Nếu có biểu hiện gì bất thường trong 21 ngày trở về từ vùng dịch cần liên hệ theo số điện thoại trên tờ khai được phát để được hướng dẫn.
Người có tiếp xúc với khách mới về từ nước có dịch thì nên cảnh giác. Khi có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi.. thì nên đến cơ sở y tế kịp thời. Những trường hợp có biểu hiện sốt được tạm thời cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Ngành y tế sẽ tiếp tục khai thác hành khách tiếp xúc với những ai để lên danh sách theo dõi.
Dù tình hình dịch tại các nước Tây Phi đang rất căng thẳng, tuy nhiên tiến sĩ Phu cũng khuyến cáo người dân nên bình bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng quá mức. Để phòng bệnh cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa... . Bởi vi rút Ebloa không lây qua đường hô hấp mà lây trực tiếp qua tiếp xúc, tiếp xúc trực viếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể, máu của người hoặc động vật nhiễm bệnh. Vì thế, nếu thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh phòng bệnh sẽ hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm chết người này.
Hồng Hải
Theo Dantri
Việt Nam nâng cấp độ cảnh báo với dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử Hơn 1.600 ca nhiễm, gần 900 ca tử vong do Ebola. WHO nhận định đây là dịch bệnh diễn biến tồi tệ nhất trong lịch sử 40 năm qua tại các nước Tây Phi. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đã nâng cấp độ cảnh báo với dịch bệnh nguy hiểm này. Vụ dịch trầm trọng nhất trong lịch sử Thứ...