Virus đậu mùa khỉ lây lan, WHO sắp họp khẩn
Trước tình trạng số ca mắc đậu mùa khỉ tiếp tục tăng ở nhiều nơi, WHO dự kiến họp khẩn, đánh giá lại đợt bùng phát có phải tình trạng y tế khẩn cấp hay không.
Vào cuối tháng 6, Ủy ban Khẩn cấp của WHO đã xác định rằng đợt bùng phát đậu mùa khỉ hiện tại không đáp ứng các tiêu chí để tuyên bố đây là tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Song, trước tình huống virus tiếp tục lây lan, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus muốn Ủy ban Khẩn cấp một lần họp một lần nữa, dựa trên dữ liệu mới nhất về dịch tễ học và diễn biến của đợt bùng phát để đánh giá.
CNN dẫn lời ông Tedros cho biết WHO sẽ triệu tập các chuyên gia của ủy ban họp khẩn vào ngày 18/7 hoặc sớm hơn nếu cần thiết.
Virus đậu mùa khỉ lây lan, WHO sắp họp khẩn. (Ảnh minh họa: Nature)
Video đang HOT
WHO định nghĩa tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu (PHEIC): “Một sự kiện bất thường được xác định là có thể tạo thành nguy cơ sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác do sự lây lan dịch bệnh quốc tế và có khả năng cần phải có một phản ứng quốc tế phối hợp”.
“Về bệnh đậu mùa khỉ, tôi tiếp tục lo ngại bởi quy mô và sự lây lan của virus. Trên thế giới, hiện có hơn 6.000 trường hợp được ghi nhận ở 58 quốc gia”, ông Tedros nói.
Theo người đứng đầu WHO, xét nghiệm vẫn là thách thức và rất có thể số lượng đáng kể bệnh nhân không được phát hiện. “Châu Âu là tâm chấn hiện tại của đợt bùng phát, ghi nhận hơn 80% ca mắc trên toàn cầu”, vị chuyên gia nói thêm.
Bệnh đậu mùa khỉ là loại bệnh do virus gây ra, chủ yếu xuất hiện ở miền Trung và Tây Phi. Nhưng đợt bùng phát mới đã khiến virus lây lan đến nhiều khu vực trên thế giới, nhiều nơi thậm chí chưa từng ghi nhận ca mắc bệnh này.
Trong cuộc họp báo gần đây nhất, ông Tedros cho biết những con số “kỷ lục” đang được ghi nhận và nhóm chuyên gia của WHO liên tục theo dõi chặt chẽ dữ liệu.
WHO cũng đang làm việc với các quốc gia và nhà sản xuất vaccine để phối hợp chia sẻ vaccine phòng bệnh đậu khỉ vốn khan hiếm. Tổ chức này cũng trao đổi với các nhóm để phá vỡ sự kỳ thị xung quanh virus và truyền thông tin chính xác, giúp cộng đồng bảo vệ sức khỏe.
“Tôi đặc biệt muốn khen ngợi những người đang chia sẻ video trực tuyến qua các kênh truyền thông xã hội, nói về các triệu chứng và trải nghiệm của họ với bệnh đậu mùa khỉ. Đây là cách tích cực để phá bỏ sự kỳ thị về một loại virus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai”, ông Tedros nói.
Dữ liệu ban đầu về đợt bùng phát cho thấy nam giới đồng tính và lưỡng tính, quan hệ tình dục đồng giới chiếm số lượng lớn trong số các ca được báo cáo. Điều này dẫn tới lo ngại hình thành sự kỳ thị về căn bệnh này và cộng đồng LGBTQ. Tuy nhiên, bất kỳ ai tiếp xúc gần với người mang virus đều có thể có nguy cơ mắc bệnh.
Trước đó, ngày 25/6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra quyết định chưa tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn cầu. Ngay sau đó, động thái này vấp phải nhiều phản đối. PGS Gregg Gonsalves, chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Yale, Mỹ, cố vấn cho ủy ban nhưng không phải là thành viên của WHO, nhận định với Reuters quyết định này là “sai lầm”. “Nó đáp ứng tất cả tiêu chí nhưng họ quyết định phủ nhận quyết định quan trọng này”, ông nói.
Singapore ghi nhận ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trong cộng đồng
Ngày 6/7, Bộ Y tế Singapore thông báo, nước này ghi nhận ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên trong cộng đồng. Bộ Y tế Singapore cho biết, bệnh nhân nam, 45 tuổi, quốc tịch Malaysia và hiện cư trú tại Singapore đã có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh đậu mùa khỉ hôm 6/7.
Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm quốc gia về các bệnh truyền nhiễm (NCID) trong tình trạng ổn định.
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1958 trên những con khỉ được nuôi nghiên cứu. (Ảnh minh họa: CNA)
Bộ Y tế Singapore cũng cho biết, bệnh nhân này không liên quan đến ca bệnh nhập cảnh được công bố vào ngày 21/6 vừa qua. Những triệu chứng đầu tiên của bệnh nhân là các tổn thương da ở bụng dưới vào ngày 30/6, sau đó bị mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết vào ngày 2/7.
Đến ngày 4/7, bệnh nhân phát sốt, đau họng và thăm khám ở cơ sở y tế; ngày 6/7, chính thức được xác nhận nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Cơ quan chức năng Singapore đã truy vết và xác định có 3 người tiếp xúc gần. Những trường hợp này sẽ buộc phải tự cách ly trong vòng 21 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng của họ với bệnh nhân.
Theo Bộ Y tế Singapore, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ gây nên là tương đối thấp; chỉ một số ít trường hợp có thể bị ốm nặng hoặc thậm chí tử vong. Những người dễ bị biến chứng là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc những người bị suy giảm miễn dịch.
Bộ Y tế Singapore cho biết sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh đậu mùa khỉ và điều chỉnh các biện pháp ứng phó khi cần thiết.
Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1958 trên những con khỉ được nuôi nghiên cứu. Bệnh đậu mùa khỉ ít lây hơn đậu mùa và có triệu chứng nhẹ hơn. Sau thời gian ủ bệnh từ một đến hai tuần, bệnh nhân bắt đầu sốt, đau nhức cơ, mệt mỏi và có các triệu chứng giống cúm. Khác với đậu mùa, đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết.
Virus đậu mùa khỉ được cho là xâm nhập cơ thể qua vết thương, đường hô hấp hoặc niêm mạc ở mắt, mũi, miệng; lây truyền từ người sang người do các giọt bắn, tiếp xúc với dịch cơ thể hay vết thương người bệnh. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hay khăn trải giường và thông qua quan hệ tình dục.
Đáng chú ý từ nghiên cứu kỹ về đậu mùa khỉ ở Anh Nghiên cứu đầu tiên về các ca đậu mùa khỉ tại Anh cho thấy bệnh nhân có triệu chứng khác biệt đáng kể với bệnh nhân của các đợt bùng phát trước đây, làm dấy lên lo ngại về các ca bệnh có thể bị bỏ sót. Ống nghiệm dán nhãn dương tính với đậu mùa khỉ - Ảnh: REUTERS Nghiên cứu trên...