Virus cúm A/H5N1 kháng vắcxin
Ngành y tế TPHCM hỗ trợ tăng cường năng lực điều trị xuống các tỉnh đưa nhân sự, trang thiết bị và tăng năng lực điều trị tuyến dưới. Theo nhận định của các chuyên gia y tế virus cúm gia cầm hiện đã có độc lực cao, kháng lại với vắc-xin phòng dịch.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm A/H5N1, mới đây, ngành y tế TPHCM đã triển khai tổ chức diễn tập phòng chống cúm A/H5N1 với sự tham dự của hàng trăm cơ sở y tế, bệnh viện khu vực phía Nam.
Giám sát chủ động
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, dịch cúm A/H5N1 diễn biến rất phức tạp và hiện đã có 2 ca tử vong. Trước tình hình này, Thủ tướng đã có công điện nhấn mạnh các việc phải làm ngay là phát hiện sớm, xử lý triệt để, giám sát, tổ chức tốt công tác chống dịch. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, ngành y tế TPHCM đã triển khai tăng cường năng lực hệ thống giám sát, giám sát chủ động, chuẩn bị nguồn lực ứng phó khi có dịch cúm A/H5N1.
Một ca điều trị cho bệnh nhân cúm A/H5N1 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM
Video đang HOT
Bằng 2 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 liên tục vừa được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM cứu sống, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng đây là một bước ngoặt quan trọng cho việc điều trị căn bệnh này ở nước ta. TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết cả hai bệnh nhân đều nhập viện điều trị trong tình trạng nguy kịch, phổi đã tổn thương nặng, nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ lâu nay song có cái khác là việc cho thở máy với áp lực nhẹ. Sau hơn một tuần cách ly điều trị, bệnh nhân tự thở được và xuất viện ngay sau đó.
Cũng theo bác sĩ Châu, bệnh viện đã kết hợp với Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (Anh) và Viện Pasteur TPHCM tiến hành giải mã trình tự gien ở bệnh nhân. Kết quả cho thấy 2 bệnh nhân này nhiễm cúm A nhóm clade 1 là nhóm bệnh lưu hành tại khu vực phía Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói tỉ lệ tử vong với bệnh nhân mắc loại bệnh này lên tới hơn 60%-90%, hiện việc điều trị đang là vấn đề nan giải với y học thế giới. Với 2 ca nhiễm cúm A/H5N1 được cứu sống, Bộ Y tế mong muốn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chia sẻ kinh nghiệm, phác đồ điều trị cho các đơn vị y tế trong nước.
Ba tình huống giả định
Dù thành công bước đầu trong điều trị cúm A/H5N1 song thực tế, khi có đại dịch cúm xảy ra thì khả năng ứng phó sẽ là vấn đề sống còn. Tại đợt tập huấn phòng chống cúm A/H5N1 do Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM) tổ chức mới đây, đại diện nhiều cơ sở tuyến tỉnh tỏ ra băn khoăn trong công tác tiếp nhận điều trị cúm A/H5N1. Qua tiếp thu quy trình phòng chống do ngành y tế TPHCM xây dựng, tổ chức, triển khai, các cơ sở y tế địa phương đã rút được nhiều kinh nghiệm đáng kể. Các quy trình thao tác và xử lý căn cứ theo phác đồ của Bộ Y tế. Kịch bản diễn tập được đặt ra với 3 tình huống giả định cơ bản trong việc tiếp nhận và xử trí ca mắc cúm A/H5N1. Đó là trường hợp tiếp nhận ca nghi ngờ tại khoa khám bệnh, trường hợp nhập viện cấp cứu trong tình trạng nặng, trường hợp tuyến dưới chuyển lên bằng xe cấp cứu. Các tình huống được diễn tập qua thực địa tại các khoa cấp cứu và khu cách ly của khoa nhiễm.
Bác sĩ Phan Văn Báu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nhận định diễn biến dịch bệnh hiện nay là rất khó lường với dịch cúm gia cầm A/H5N1, ngoài việc tập huấn, ngành y tế TP cũng đang triển khai tăng cường năng lực điều trị xuống các tỉnh bằng việc cử nhân sự, đưa thiết bị về tuyến dưới. “Phải kích hoạt hệ thống cho quen chứ khi xảy ra thảm họa thì trở tay không kịp”- bác sĩ Báu nhấn mạnh.
Virus cúm gia cầm ngày càng nguy hiểm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính từ ca cúm đầu tiên (năm 2003) đến nay đã có 597 ca nhiễm cúm A/H5N1, trong đó 351 ca tử vong. Riêng Việt Nam có 123 trường hợp và 61 ca tử vong. Các trường hợp xảy ra nhiều nhất tập trung trong các năm 2004 và 2005. Nguy hiểm hơn, virus cúm gia cầm hiện đã có độc lực cao, kháng lại với vắc-xin phòng dịch.
Nguyễn Thạnh (Người lao động)
Trường hợp thứ 4 nguy kịch vì nhiễm cúm A/H5N1
Ca nhiễm H5N1 tại Bình Dương vừa xuất viện thì một bệnh nhân khác ngụ tại Đắk Lắk được chuyển đến bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới trong tình trạng nguy kịch vì nhiễm loại bệnh nguy hiểm này. Được biết trước đó bệnh nhân đã làm thịt và ăn gà bệnh.
TS Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pastuer TPHCM xác nhận, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân N.Đ.T (32 tuổi, ngụ tại Đắk Lắk) được bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới gửi đến xét nghiệm cho kết quả dương tính với cúm A/H5N1. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay trên cả nước đã có 4 trường hợp dương tính với cúm gia cầm phải nhập viện điều trị trong đó có 2 trường hợp mắc bệnh tại miền Tây đã tử vong.
Tuyệt đối không giết mổ và ăn gia cầm bệnh
Thông tin ban đầu được biết, tại địa phương nơi bệnh nhân sinh sống xảy ra tình trạng gia cầm bệnh và chết, đàn gà gia đình T. nuôi cũng mắc bệnh. Do tiếc công tiếc của nên T. đã làm thịt và ăn gà bệnh. Hai ngày sau những cơn sốt liên tục ập đến, dù đã dùng nhiều loại thuốc nhưng không đỡ, T. được gia đình chuyển đến bệnh viện tỉnh Đắk Lắk, tại đây bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm phổi nặng của bệnh nhân là do nhiễm vi-rút nên chuyển lên bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM trong đêm 5/3.
Thông tin từ bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới cho biết, khi nhập viện phổi của bệnh nhân đã bị tổn thương dẫn đến suy hô hấp bác sĩ đã cho thở máy. Ngay lập tức mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đã được gửi đến viện Pastuer thành phố, ngày 7/3 kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu bệnh phẩm đã dương tính với cúm A/H5N1.
Viện Pasteur TPHCM đã thông báo cho Viện Pasteur Nha Trang để yêu cầu ngành y tế tỉnh Đắc Lắc khẩn trương tiến hành các biện pháp khoanh vùng kiểm soát bệnh dịch, tiêu độc khử trùng, cho người tiếp xúc với bệnh nhân uống Tamiflu phòng bệnh.
Vân Sơn
Theo dân trí
Bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1: "Tôi không ăn tiết canh vịt" Được một người quen sống tại miền Tây mang lên biếu con vịt xiêm, ông bác họ liền nhờ Sơn làm thịt . "Hôm đó, không làm món tiết canh sau khi vặt lông, tôi chặt miếng làm món vịt kho sả nhưng chưa kịp ăn thì có việc bận nên phải đi làm". Sau nửa tháng được điều trị tích cực tại...