Virus corona: Xem xét khả năng lây nhiễm qua tử cung
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng còn quá sớm khi kết luận virus corona lây nhiễm theo chiều dọc từ mẹ sang con.
Bệnh viện Nhi đồng Vũ Hán hôm 5-2 xác nhận hai trường hợp viêm phổi do virus corona chủng mới (nCoV) ở trẻ sơ sinh, trong đó nhỏ nhất là trường hợp cho kết quả xét nghiệm dương tính với axit nucleic chỉ 30 giờ sau khi sinh.
Ông Đồng Di Cương, Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ Đời sống thuộc trường ĐH Hóa công Bắc Kinh, nói rằng về mặt lý thuyết có thể có khả năng đó. Nếu thực như thế thì việc phòng ngừa ở phụ nữ mang thai khá khó khăn.
Theo ông Đồng, có một cách có thể để ngăn chặn virus trong khi sinh, chẳng hạn như sử dụng thuốc kháng virus. Do cơ thể của phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh tương đối mỏng manh, chưa kể hiện chưa có nhiều dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, nếu sử dụng thuốc, cần phải rất cẩn thận, đặc biệt là về liều lượng.
Phó giáo sư Cao Sơn của trường ĐH Nam Khai cho rằng cần xác định xem có thực là lây nhiễm dọc hay không, không loại trừ khả năng mẹ truyền bệnh cho con qua đường hô hấp.
Em bé sơ sinh nhiễm virus Corona nCoV đang được chăm sóc trong lồng kính. Ảnh: TWITTER
Nếu một phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh truyền nhiễm, nó có thể đe dọa thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ. Có ba cách lây truyền. Một là lây truyền mầm bệnh sang thai nhi qua nhau thai, thứ hai truyền bệnh cho trẻ trong quá trình sinh con, thứ ba là nhiễm trùng sữa mẹ sau khi sinh.
Phó giáo sư Cao Sơn nói rằng dây rốn là sự kết nối sinh mệnh quan trọng giữa bé và mẹ, đến nay chưa có bài báo nào trong các tạp chí học thuật hay tài liệu nào xác nhận lây nhiễm virus corona qua đường máu.
Nhà dịch tễ Stephen Morse của trường ĐH Y tế công cộng Columbia khẳng định trên tờ Business Insider rằng việc lây nhiễm qua tử cung là không thể xảy ra. Ông Stephen Morse cho rằng: “Có vẻ như em bé nhiễm virus trong môi trường bệnh viện, các nhân viên y tế cũng nhiễm bệnh theo cách tương tự từ các bệnh nhân họ đang điều trị” và rằng “hoàn toàn có khả năng em bé lây nhiễm theo cách rất thông thường do hít phải các giọt bắn chứa virus từ cơn ho của mẹ”.
Không có bằng chứng nào cho thấy 2 chủng virus Corona khác đã từng bùng phát là SARS và MERS xảy ra lây truyền dọc từ mẹ sang con. Ông Stephen Morse cho rằng em bé sơ sinh nhiễm virus nCoV đã nhiễm bệnh không phải ở tử cung mà do phơi nhiễm từ lúc được sinh ra bởi nCoV là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và không lây từ người sang người qua đường máu mà qua đờm và nước bọt.
“Đối với một loại virus đường hô hấp, nó khá là bất thường” – Nancy Messonnier, giám đốc Trung tâm quốc gia về tiêm chủng và bệnh lây nhiễm (NCIRD) thuộc Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), nói về khả năng lây truyền bệnh trong tử cung. Bà nói: “Đây thực sự là báo cáo đầu tiên chúng tôi được biết đến”.
Hiện tình trạng bệnh nhi có dấu hiệu ổn định. Tờ Nhân dân nhật báo đăng 1 bức ảnh cho thấy em bé sơ sinh nhiễm virus nCoV đang được chăm sóc trong lồng kính. Tân Hoa Xã đưa tin về một trường hợp sản phụ nhiễm virus Corona khác đã sinh con hoàn toàn khoẻ mạnh tại tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 3-2.
Bác sĩ Trương Thành Cường thuộc Bệnh viện sản ĐH Phục Đán cho biết trẻ sơ sinh dễ bị suy giảm miễn dịch. Hơn nữa, thể tích phổi của trẻ rất nhỏ, cho nên trẻ dưới 3 tuổi không nên đeo khẩu trang.
Video đang HOT
H.Bình
Theo Sina, Business Insider/nguoilaodong
Nhật ký cảm động của cô gái chiến thắng virus corona sau 28 ngày vật lộn
Câu chuyện được cô Yang Lan sống tại vùng dịch Vũ Hán chia sẻ trên mạng Sina đang thắp ánh sáng hy vọng cho nhiều người nhiễm virus viêm phổi corona.
Ngày 8/1
Tôi thức dậy vào buổi sáng và đột nhiên cảm thấy cơ thể lảo đảo và yếu đuối. Bởi cho rằng đêm trước đã không ngủ ngon, vì vậy tôi đã không xin nghỉ làm. Nhưng ai ngờ, tình trạng chóng mặt này đã kéo dài trong ba ngày liên tiếp.
Trong khoảng thời gian trước khi nhập viện, tôi đã tới cơ quan làm việc rất nhiều lần. May mắn thay, những người làm việc với tôi trong suốt khoảng thời gian trên đều đã được theo dõi cách ly, và tất cả bọn họ đều an toàn.
Ngày 11/1
Toàn thân tôi thấy lạnh, tôi nghĩ mình đã cảm lạnh nên bị sốt. Do vậy tôi đã tới bệnh viện trung y cổ truyền để khám. Bởi không phát hiện sốt, nên bác sĩ chỉ kê đơn thuốc thông thường. Nhưng dù uống thuốc xong, toàn thân tôi vẫn cảm thấy lạnh buốt.
Cô Yang Lan. Ảnh: Sina
Ngày 13/1
Các triệu chứng kéo dài trong hai ngày và vẫn không giảm. Tôi bị chóng mặt, cảm thấy yếu và không thể tập trung trong cả ngày, và tôi hoàn toàn không thoải mái.
Tôi đến khoa Cấp cứu của Bệnh viện số Một tại thành phố Vũ Hán vào khoảng 7 giờ tối, và dù bác sĩ đã kiểm tra thân nhiệt, nhưng tôi vẫn không bị sốt. Bác sĩ sau đó đã mong tôi phối hợp tiến hành các khâu kiểm tra điện đồ. Sau khi nghe các triệu chứng của tôi, bác sĩ yêu cầu tôi nhập viện, và thực hiện các khâu xét nghiệm chụp cắt lớp phổi và điện đồ não.
Ngày 14/1
Tôi đã tiến hành chụp cắt lớp ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập viện vào buổi sáng. Tôi nghĩ rằng mình sẽ ổn sau các khâu kiểm tra sức khỏe, do vậy tôi đã đi về nhà.
Ngày 16/1
Bác sĩ thông báo tôi tới bệnh viện gấp. Sau khi tới viện, lập tức bác sĩ đưa tôi khẩu trang và bảo tôi đeo vào. Sau đó, người này đã hỏi tôi gần đây đã đi những đâu, có từng tới chợ hải sản Hoa Nam hay không, đã từng tiếp xúc với những ai, và cuối cùng bác sĩ này nói tôi phải vào phòng cách ly ngay lập tức.
Tiếp đó vị bác sĩ trên hỏi tôi từng mắc những bệnh gì, đồng thời cho biết kết quả chụp cắt lớp phổi tôi có vấn đề. Khi đó tôi rất hoảng loạn liền lập tức thông báo với người nhà. Tuy nhiên, người thân liền an ủi tôi rằng sẽ không có việc gì xảy ra đâu, và tôi cần lạc quan.
Ngày 17/1
Các bác sĩ cho biết, chiều ngày 16/1 đã có kết quả xét nghiệm của tôi, và tôi đã bị dương tính với virus viêm phổi corona. Do vậy các bác sĩ đã đã chuyển tôi vào khoa hô cấp để cách ly và điều trị. Đêm đó tôi tiếp tục sốt, bởi vậy các bác sĩ đã phải cho tôi uống nhiều nước. Tâm trạng tôi lúc đó xuất hiện sự lo lắng và hoảng sợ chưa từng thấy.
Từ 17-22/1
Tôi tiếp tục phát sốt, thân nhiệt luôn trên 40 độ C. Các bác sĩ cho biết, bệnh này hiện chưa có thuốc chữa trị hiệu quả, do vậy tôi cần lạc quan và phối hợp trị liệu. Đồng thời tôi cũng cần nâng cao sức đề kháng của bản thân nhằm chiến thắng bệnh tật.
Nhưng những ngày đó tâm trạng tôi luôn rất tuyệt vọng, luôn nghĩ tới việc phải xa rời người thân, cảm thấy áp lực rất nặng nề. Tuy nhiên sự cổ vũ tinh thần và quan tâm từ những người thân, đồng nghiệp cùng các bác sĩ và y tá đã giúp tôi có thêm tự tin rằng, tôi sẽ chiến thắng bệnh viêm phổi corona.
Lời động viên từ người thân và đồng nghiệp đã giúp cô Yang điều trị khỏi bệnh viêm phổi. Ảnh: Sina
Ngày 23/1
Đột nhiên tôi không còn thấy sốt nữa. Lúc đó tôi có cảm tưởng như mình đã 'thắng trận'. Các bác sĩ thông báo rằng, tôi đã có thể ra khỏi khu vực cách ly.
Ngày 24/1
Buổi sáng tôi chuẩn bị đồ đạc để chuyển tới bệnh viên trung ương số Năm điều trị. Nơi đây là bệnh viện chuyên chẩn đoán và điều trị được chỉ định bởi Ủy ban Y tế và Sức khỏe Trung Quốc, cộng với việc tôi không còn bị sốt, điều này khiến tâm trạng tôi cảm thấy thư giãn và nhẹ nhõm.
Ngày 27/1
Tự dưng tôi có triệu chứng ho, cảm thấy rất lo lắng. Sau khi được các bác sĩ chẩn đoán, tôi đã tiếp tục uống thuốc điều trị, đồng thời các bác sĩ mong tôi hãy cố giữ tâm trạng tốt.
Ngày 31/1
Tôi cảm thấy tinh thần tốt lên nhiều, từ bé tới nay chưa bao giờ tôi ở trong viện lâu như vậy. Lúc đó tôi chỉ muốn xuất viện. Ngày hôm đó tôi đã tiến hành xét nghiệm axit nucleic để kiểm tra virus corona có còn trong người hay không.
Ngày 2/2
Tôi tiếp tục xét nghiệm axit nucleic lần nữa. Trong lúc đợi kết quả, tâm trạng tôi cảm thấy băn khoăn và mong ngóng.
Ngày 4/2
Bác sĩ thông báo kết quả hai lần xét nghiệm axit nucleic đều âm tính với virus corona, do vậy tôi đã có thể xuất viện về nhà. Khi đó tôi vui mừng cực độ, ngay lập tức đã trở về nhà và tĩnh dưỡng.
Tôi đã bánh bại virus corona như thế nào?
Đầu tiên cần phát hiện sớm và cách ly sớm. Trong khoảng thời gian từ ngày 8-16/1, khi thấy sức khỏe có vấn đề, tôi đã tới bệnh viện nhiều lần. Do vậy, người bệnh cần được cách ly và điều trị khi các triệu chứng mệt mỏi và toàn thân lạnh cảm thấy lạnh xuất hiện.
Thứ hai là cần phối hợp điều trị tốt. Từ khi tôi nhập viện, các bác sĩ đã dốc sức giúp tôi 'chiến đấu' với virus corona. Bởi vậy, người bệnh cũng cần nổ lực phối hợp điều trị để nhanh chóng có thể khỏe lại.
Thứ ba là tinh thần lạc quan. Khi nghe được tin người thân và các đồng nghiệp của tôi đều không bị nhiễm bệnh, là lúc tôi cảm thấy hạnh phúc nhất khi trong viện. Được nhận sự quan tâm và thăm hỏi từ người thân, đồng nghiệp cũng như các y bác sĩ, đã khiến tinh thần tôi tốt lên và tình hình bệnh tình ngày một khởi sắc. Đây chính là điều đã giúp tôi chiến thắng được bệnh tật.
Tuấn Trần
Theo vietnamnet
Ca thứ 10 mắc virus corona đã hết sốt Nữ bệnh nhân lây virus corona từ cháu họ trở về từ Vũ Hán đã hết sốt. Nhiều người tiếp xúc với nguồn lây đang được cách ly. Ngày 5/2, ông Nguyễn Thế Văn, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết bệnh nhân P.T.B (người thứ 10 được xác định nhiễm virus corona tại Việt...