Virus corona quá ‘xảo quyệt’, bệnh nhân xét nghiệm lần thứ 5 mới biết nhiễm bệnh
Các bác sỹ tại một bệnh viện ở Thanh Điền, Chiết Giang (Trung Quốc) phải xét nghiệm tới lần thứ 5 mới xác định một trường hợp nhiễm virus corona.
Nhiều địa phương tại Trung Quốc ghi nhận trường hợp các bệnh nhân nhiễm virus corona nhưng chỉ được xác nhận sau rất nhiều lần xét nghiệm.
Tại Bắc Kinh, một bệnh nhân tới bệnh viện Trung-Nhật sau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp. Người này trở về từ Vũ Hán hôm 5/1. Tuy nhiên, 3 lần xét nghiệm đều cho thấy bệnh nhân âm tính với virus. Tới ngày 30/1, cô này được vào viện với kết luận mắc cúm A.
Sau khi đặt nội khí quản và rửa phế nang cho bệnh nhân, các bác sỹ mới xác định được người bệnh nhiễm virus.
Ống nghiệm chứa mẫu máu của bệnh nhân dương tính với virus corona mới. (Ảnh: Reuters)
Một trường hợp tương tự được ghi nhận tại thành phố Thiên Tân. 1 công nhân đường sắt 55 tuổi phát sốt hôm 19/1 và tới bệnh viện khám một tuần sau đó. Ông này lo ngại bản thân mắc dịch viêm phổi cấp vì từng tiếp xúc với một ca nhiễm bệnh, tuy nhiên 3 lần xét nghiệm đều trả kết quả âm tính với virus.
Tới ngày 30/1, bệnh nhân tiếp tục làm thêm xét nghiệm vì các triệu chứng ho, sốt không hết. Mãi tới lúc này, virus corona mới “hiện thân” qua kết quả xét nghiệm.
Thậm chí, một ca nhiễm bệnh ở Thanh Điền, Chiết Giang chỉ được xác nhận mang virus corona sau lần xét nghiệm thứ 5.
Bác sỹ Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên cảnh báo về virus corona cũng phải xét nghiệm tới 3 lần mới được xác định nhiễm virus corona. Xét nghiệm đầu tiên hôm 12/1 không cho rõ kết quả, lần thứ 2 là âm tính. Nhưng tới lần thứ 3 hôm 30/1, bác sỹ Lý được xác nhận nhiễm bệnh. Hơn 1 tuần sau đó, anh qua đời. Điều đáng nói là bác sỹ Lý xuất hiện triệu chứng bệnh 23 ngày trước khi được xác nhận nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Cư dân mạng Trung Quốc bình luận rằng “virus quá xảo quyệt” khi ẩn mình thành công qua nhiều lần xét nghiệm. Tuy vậy cũng có ý kiến cho rằng việc không phát hiện ra virus có thể là do bộ dụng cụ xét nghiệm của Trung Quốc chưa đủ hiện đại.
Một bác sỹ Khoa hô hấp tới một bệnh viện hàng đầu tại Bắc Kinh nói rằng thông thường các bệnh nhân nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ được xét nghiệm 2 lần axit nucleic. Nếu kết quả đều là dương tính, các bác sỹ sẽ đua ra kết luận. Nếu âm tính, bệnh nhân sẽ được kết luận là không nhiễm bệnh. Nhưng với các trường hợp vẫn ho, sốt dai dẳng, họ có thể làm thêm các xét nghiệm.
Tuy nhiên, ông này các trường hợp này không quá phổ biến và điều quan trọng là mọi người cần theo dõi kỹ tình hình sức khỏe hiện tại, không được chủ quan và biết cách bảo vệ sức khỏe cá nhân.
Một nghiên cứu mới công bố hôm 9/2 cho thấy, thời gian ủ bệnh trung bình của virus corona mới là 3 ngày và dài nhất là 24 ngày thay vì 14 ngày như kết luận trước đây.
SONG HY (Nguồn: Sohu)
Theo vtc.vn
Tình hình tại 4 thành phố bị phong tỏa ở tỉnh có số ca nhiễm virus Corona nhiều thứ hai TQ
Trung Quốc cách đây vài ngày đã phong tỏa nhiều đô thị ở tỉnh Chiết Giang. Các đô thị này nằm cách thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - vùng tâm dịch virus Corona, khoảng 900km.
Những người khỏi bệnh được xuất viện ở Hàng Châu,
Theo Channel News Asia (CNA), 3 thành phố Thái châu (Taizhou), Ôn Châu (Wenzhou), Ninh Ba (Ningbo) với 18 triệu người được đặt trong tình trạng hạn chế đi lại. Cư dân thành phố Hàng Châu của tỉnh Chiết Giang cũng hạn chế đi lại. Đây là nơi có trụ sở của tập đoàn Alibaba.
Cư dân sống ở 4 thành phố bị phong tỏa thuộc tỉnh Chiết Giang, với tổng cộng hơn 30 triệu người, nói họ nhận được "một giấy thông thành" cho mỗi hộ gia đình. Chỉ có người nào cầm giấy thông hành này mới được phép ra khỏi nhà. Và cũng chỉ giới hạn 2 ngày/lần, theo SCMP.
Chính quyền tỉnh Chiết Giang, giáp với thành phố cảng Thượng Hải, cũng ngừng các hoạt động vui chơi công cộng, cấm tổ chức đám tang, đám cưới để đề phòng dịch bệnh lây lan.
Để đảm bảo quy định mới được tuân thủ, cảnh sát Trung Quốc ở các thành phố trên đứng chốt chặn tại các khu dân, kiểm tra chặt chẽ giấy tờ tùy thân của những người ra vào, có đánh dấu rõ thời gian ra vào trong ngày.
Những người cho thuê nhà bị cấm nhận người đến từ "vùng bị ảnh hưởng bởi virus, ví dụ như Hồ Bắc", nếu họ từng quay về quê nhà gần đây.
Ở Hàng Châu, các biện pháp đề phòng được thắt chặt như kiểm tra giấy tờ tùy thân bắt buộc, đeo khẩu trang thường xuyên và kiểm tra thân nhiệt.
Tại một quận ở Hàng Châu, chính quyền thông báo ngừng các chuyến xe buýt, taxi, dịch vụ đưa đón đến sân bay cho đến khi có thông tin mới.
Ở Thái Châu, các tuyết xe buýt đã ngừng hoạt động từ cuối tháng 1. Thành phố Ningbo đóng cửa lối ra vào 9 con đường cao tốc từ ngày 5.2
Ôn châu, thành phố có 9 triệu dân ở tỉnh Chiết Giang đã bị phong tỏa từ ngày 2.2 với các quy định hạn chế đi lại tương tự.
Theo CNA, Chiết Giang hiện là tỉnh có nhiều ca nhiễm virus Corona thứ hai chỉ sau tỉnh Hồ Bắc. Con số người nhiễm virus ở tỉnh Chiết Giang ước tính là 956 người, trong đó Hàng Châu ghi nhận 151 trường hợp và Ôn Châu có 396 trường hợp.
Một người được yêu cầu cách ly tại nhà chụp lại cảnh bị gắn móc xích với ổ khóa ngay trước cửa nhà.
Yao Gaoyuan, thị trưởng Ôn Châu, nói trên CCTV rằng thành phố áp đặt tình trạng phong tỏa để ngăn virus lây lan. "Điều này có thể ngăn virus lây lan trên diện rộng".
Theo các nguồn tin, các tỉnh khác ở Trung Quốc đã "rút kinh nghiệm" từ việc phản ứng chậm trễ ở tỉnh Hồ Bắc, khiến virus lây lan mạnh. Số ca tử vong và lây nhiễm mới tăng đều hàng ngày ở Hồ Bắc.
Hôm 31.1, Bí thư Thành ủy Vũ Hán, Mã Quốc Cường thừa nhận: "Ngay bây giờ tôi cảm thấy rất tội lỗi, hối hận và tự trách. Nếu áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt sớm hơn, kết quả có thể đã tốt hơn".
Tại một khu dân cư ở Ôn Châu, người dân sử dụng điện thoại quét mã QR ở các chốt kiểm soát. Chỉ có người nào chưa ra ngoài trong vòng hai ngày qua mới được cho phép rời khu dân cư.
Một số gia đình được yêu cầu tự cách ly ở nhà vì họ từng đến những nơi có nhiều ca nhiễm bệnh. Allen Li, 26 tuổi, hiện đang sống cùng cha mẹ ở Hàng Châu, nói gia đình được yêu cầu không ra khỏi nhà trong 14 ngày, vì họ mới trở về từ Ôn Châu.
Các công chức thành phố đến tận nhà những người bị cách ly, dán dòng chữ trước cửa: "Cách ly tại nhà, không có ai được đến thăm". Đến ngày 5.2, những căn nhà này còn bị gắn xích có khóa.
Một số cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình với các biện pháp thắt chặt an ninh của chính quyền, đề phòng virus lây lan. Số khác cho rằng cách ly kiểu này tạo cảm giác không thoải mái.
Hôm 24.1, một người đàn ông 46 tuổi trở thành người đầu tiên nhiễm virus Corona ở tỉnh Chiết Giang. Người đàn ông họ Yang xuất viện hôm 31.1, sau một tuần điều trị với tiến triển tốt. Yang từng sống ở Vũ Hán trong một thời gian dài. Yang sẽ vẫn phải thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe, theo CGTN.
Các tỉnh khác ở Trung Quốc cũng có các biện pháp đề phòng với nhiều mức độ khác nhau. Chính quyền tỉnh Quảng Đông và Tứ Xuyên yêu cầu người dân đeo khẩu trang thường trực mỗi khi ra đường.
Theo danviet.vn
Tổng thống Donald Trump dự đoán virus corona sẽ 'biến mất vào tháng 4' Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông hy vọng dịch virus corona sẽ biến mất vào tháng 4 do thời tiết nóng hơn. Video: Tổng thống Donald Trump dự đoán virus corona sẽ "biến mất vào tháng 4" Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 10/2 dự đoán dịch virus corona sẽ biến mất vào tháng 4 do thời tiết ấm hơn. "Thông...