Virus Corona: Putin kêu gọi làm tất cả những gì có thể, Trump họp gấp
Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi Chính phủ, Bộ Y tế và Rospotrebnadzor làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn lây lan virus corona 2019-nCoV ở Nga.
“Chúng ta biết rõ rằng ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả ở nước ta, hàng năm đều tổn thất người vì bệnh viêm phổi và cúm, vì vậy ở đây trước chúng ta là nhiệm vụ chung- phải giảm thiểu mất mát, cần làm tất cả những gì có thể để ở ta không xảy ra chuyện tương tự. Về loại virus corona mới, thì có tính chất đặc biệt ở chỗ nó là hiện tượng mới, và câu hỏi đặt ra là chúng ta đã sẵn sàng đến đâu để đương đầu với thử thách này”, Tổng thống Putin tuyên bố trong cuộc họp.
Trước đó, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã phê duyệt thành phần Ban tham mưu chiến dịch đấu tranh chống 2019-nCoV. Trong Ban tham mưu gồm có: bà Tatyana Golikova Phó Thủ tướng, bà Anna Popova lãnh đạo Rospotrebnadzor, ông Alexandr Gorovoi Thứ trưởng Nội vụ, ông Sergei Dankvert đứng đầu Cơ quan Liên bang về Giám sát Thú y và Kiểm dịch, ông Evgeny Zinichev đứng đầu Bộ Các tình huống khẩn cấp LB Nga, ông Igor Morgulov Thứ trưởng Ngoại giao, ông Andrei Moryakov Phó lãnh đạo Cơ quan tình báo nước ngoài, ông Mikhail Murashk lãnh đạo Bộ Y tế và ông Vitaly Savelyev CEO của PJSC “Aeroflot”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng cho biết ông đã tiến hành cuộc họp về virus corona và theo dõi sát tình hình.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Trump họp về tình hình virus corona.
“Tất cả các cơ quan tuyệt vời của chúng tôi, ngay cả những đơn vị đang làm việc chặt chẽ với Trung Quốc, đều mới vừa thông báo cho tôi về tình hình virus corona ở Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình. Chúng tôi có những chuyên gia ưu tú trên khắp thế giới, họ đang làm việc tích cực về vấn đề này 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong một tuần!”, ông Trump viết trên Twitter.
Mỹ đã phái các chuyên gia của mình sang Trung Quốc chống dịch virus corona – các chuyên gia thuộc cơ quan vệ sinh dịch tễ của Mỹ – Trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Trump, thông báo với báo chí hôm thứ Tư.
Theo số liệu mới nhất, số người nhiễm virus mới tại Trung Quốc lên tới 7,7 nghìn người, 170 người đã tử vong.
Theo danviet.vn
Điện Kremlin cảnh báo Trump không làm điều này
Moscow đã lên tiếng kêu gọi Mỹ không rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở vì nó có thể gây thiệt hại cho an ninh châu Âu và buộc Moscow phải đáp trả.
Thỏa thuận được ký năm 1992, có hiệu lực vào năm 2002 và cho phép cả hai nước (Nga và Mỹ) thực hiện các chuyến bay giám sát lẫn nhau. Hiệp ước được thiết kế để xây dựng lòng tin giữa các quốc gia bằng cách cho phép máy bay thu thập thông tin về các hoạt động quân sự trong thời gian ngắn. Hiệp ước được ký kết bởi hơn 33 quốc gia bao gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, Mỹ...
Tuy nhiên, các quan chức Washington đã nghi ngờ về hiệu quả của hiệp ước và cáo buộc Moscow vi phạm các điều khoản - điều mà Nga phủ nhận.
Nga đã áp đặt các hạn chế đối với các chuyến bay của Mỹ qua thành phố Kaliningrad, nằm giữa Ba Lan và Lithuania trên bờ biển Baltic. Điện Kremlin cũng đã cấm các chuyến bay gần biên giới tranh chấp giữa Nga và Georgia.
Kể từ năm 2016, Mỹ đã hạn chế các chuyến bay giám sát đối với Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii và các địa điểm đánh chặn tên lửa tại Fort Greely ở Alaska.
Mới đây, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một tài liệu, theo đó chính quyền Trump có ý định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở. Tuy nhiên,đó chưa phải là quyết định cuối cùng, những cuộc tham vấn đang diễn ra. Trước đó, hồi đầu tháng 10, Eliot Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ từng cho biết, Nhà Trắng đang "xem xét khả năng" rút khỏi hiệp ước.
Phản ứng trước thông tin Mỹ muốn rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, hiệp ước này là cần thiết để xây dựng lòng tin và sự minh bạch. Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến kiến trúc an ninh châu Âu và buộc Nga phải thực hiện những bước đáp trả tương ứng.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố thêm rằng, họ sẽ làm tất cả mọi thứ có thể để duy trì hiệp ước.
Nga và Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký năm 1987. Hiệp ước vốn cấm hai quốc gia sản xuất hoặc thử nghiệm tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km.
Theo danviet.vn
Mối đe dọa từ Putin năm 2020 Trump không thể bỏ qua Theo CNN, năm 2020 là thời điểm tốt nhất cho Tổng thống Putin để thúc đẩy đội quân không gian mạng nhằm can thiệp và làm rối loạn chính trường Mỹ. Hãng tin CNN nhấn mạnh, tong vài năm qua, để cạnh tranh với Mỹ, Nga đã không chỉ đầu tư vào các tài sản quân sự bao gồm vũ khí siêu âm...