Virus corona lây qua đường mạng
Những thông tin thất thiệt, đồn thổi về virus corona đang gây hoang mang, sợ hãi thái quá và tạo thêm gánh nặng cho ngành y tế.
Mấy ngày qua, không ít công sở “náo loạn”, không chỉ vì nhân viên mải “săn” khẩu trang đang cháy hàng, “ôm” dung dịch rửa tay sát khuẩn…, mà còn vì chuyện các trường học đóng cửa, cho học sinh nghỉ học để tránh lây lan, mắc bệnh viêm phổi cấp do chủng virus mới nCoV. Nhân viên nháo nhác người gửi con cho ông bà, người phải xin nghỉ phép, nhà phân công sáng vợ nghỉ – chiều chồng ở nhà trông con…
Một tuần ở nhà trông con còn khó chứ chưa nói đến 6 tháng, 1 năm, rồi hết dịch này sẽ lại có dịch khác. Nhờ bố mẹ, ông bà cũng có giới hạn. Tôi cũng thắc mắc là bao nhiêu người có khả năng bỏ việc ở nhà trông con, mà tầm này thì cũng chỉ nhốt con ở nhà, không cho đi được đến đâu.
Hà Nội đã tiến hành khử trùng tại trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh từ ngày 1/2. Ảnh: Nguyễn Chương
Sau “làn sóng” đòi các trường học đóng cửa, cho học sinh nghỉ học vì dịch corona, giờ nhiều người đã “ngấm đòn”. Trước đó, nhiều người cũng đòi đóng cửa biên giới, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Liệu chúng ta có đủ mạnh về kinh tế để đóng cửa lâu dài không giao thương? Ngoài Trung Quốc, Nhật, Mỹ, Nga, Thái Lan… 26 nước khác đã có người nhiễm bệnh. Làm sao ngăn được dòng chảy giao lưu, giao thương đó? Virus corona không vì đóng cửa biên giới mà “kiêng nể” chúng ta.
Vì dịch “Cô Vy” này, chưa biết ngày nào sẽ hết…
“Nàng Cô Vy” thích quyến rũ người khác, dù trai gái, già trẻ, lớn bé gì đều thích đeo bám cho bằng được. Nhưng theo các chuyên gia y tế hàng đầu trong nước và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguy cơ lây bệnh chỉ xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với nguồn lây (tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về, người bị bệnh hoặc có mặt tại bệnh viện có bệnh nhân), chủ yếu qua đường hô hấp và có thể là đường tiêu hóa.
Còn lại, với những triệu chứng giống cúm nhưng không tiếp xúc nguồn lây thì cần bình tĩnh đánh giá nguy cơ nhiễm corona. Thế nên ngành y tế mới yêu cầu chúng ta đeo khẩu trang khi đến đám đông xa lạ, chẳng ai biết rõ liệu có nguồn lây nào đang “tung tăng” trong cộng đồng hay không. Ngoài ra, người dân cũng nên thường xuyên rửa tay để triệt virus.
Trường học, nhất là cấp mẫu giáo, tiểu học thì nguy cơ tiếp xúc với nguồn lây là tương đối hạn chế. Còn tính đến khả năng “tuyệt đối” thì ở nhà cũng có thể lây bệnh.
Video đang HOT
Thực hiện khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng dịch tốt nhất
Những điều này ngành y tế, truyền thông đều đã tuyên truyền ồ ạt ở nhiều bản tin, trên báo, trên mạng xã hội. Nhưng cái lạ là nhiều người chỉ thích đọc điều mình muốn đọc. Tức là thích đọc những tin “dịch bệnh bùng phát”, “tình trạng y tế khẩn cấp”, “nơi nơi mắc bệnh”… mà không tỉnh táo đọc thêm khuyến cáo phòng dịch, tư vấn về nguồn lây… của chuyên gia y tế, Bộ Y tế…
Lạ kỳ là nhiều người dễ tin vào mấy thông tin đồn thổi lệch lạc trên mạng xã hội. Thậm chí có lời khuyên “chữa virus corona bằng cách uống nước tiểu” mà cũng có nhiều người cổ vũ, khen ngợi. Trong những ngày qua, số người bị bắt, bị phạt hàng chục triệu đồng vì tung tin đồn nhảm về dịch corona đã nhiều hơn cả số ca nhiễm bệnh. Nhưng vẫn có kẻ “mắt mù tai điếc” tiếp tục tung tin sai lệch. Bởi vì vẫn có người muốn tin…
Lại có người cứ khăng khăng Chính phủ giấu bệnh, giấu thông tin, trong khi việc truyền thông cho dân sớm nhận biết và tự phòng dịch được thực hiện cấp tập hàng ngày, chẳng ai muốn giấu diếm để rồi dịch bùng phát, và việc phòng chống dịch của Việt Nam đang được WHO đánh giá rất bài bản. Nhưng chuyên gia y tế khuyên một đằng thì làm một nẻo, họ thích nghe các “chuyên gia cõi mạng”, thích tự nghĩ ra các kịch bản ly kỳ như trinh thám. Họ tin “fake news” hơn là tin vào khoa học.
Chúng ta sợ dịch bệnh “Cô Vy” mà không quan tâm đến việc lối sống hàng ngày đang khiến chúng ta mắc nhiều bệnh mãn tính: Đái tháo đường, huyết áp cao, tim mạch, suy thận, gout… Những bệnh đó nguy hiểm hơn, dễ ốm yếu, gây tử vong hơn “nàng Cô Vy” nhiều. Người bệnh mãn tính, nếu mắc viêm phổi cấp do “Cô Vy” thì tỷ lệ tử vong rất cao.
Các chuyên gia y tế khẳng định, virus corona gây bệnh tương tự cảm cúm với các triệu chứng ho, sốt, đau nhức đầu, chảy nước mũi… và biến chứng viêm phổi tương tự như nhiều loại cúm khác. Hàng năm Việt Nam có xấp xỉ 1 triệu ca cúm như cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B, cúm C. Khi bị cúm, nhất là cúm A (H1N1), biến chứng viêm phổi gây tỷ lệ tử vong cũng rất cao, cao hơn viêm phổi do virus corona nhiều. Còn đại đa số các ca cúm chỉ cần điều trị thông thường như giảm ho, giảm sốt… Nếu hoảng sợ, bị ho sốt, dù không tiếp xúc với nguồn lây, người bệnh vượt hàng chục cây số lên bệnh viện có thể xét nghiệm “Cô Vy” đòi khám, sẽ tạo gánh nặng khủng khiếp lên hệ thống y tế, áp lực với y bác sĩ, làm thiếu hụt nguồn vật tư y tế cần thiết để đối phó khi dịch đạt đỉnh trong 7 – 10 ngày tới như nhận định của Bộ Y tế.
Đường lây truyền của virus corona.
Vì thế, nếu bạn khỏe mạnh, giữ vệ sinh, thực hiện đúng các khuyến cáo phòng dịch, thì bạn đã sẵn sàng để đề kháng với cúm và các loại bệnh tật. Thời buổi ô nhiễm, dân số đông, giao lưu thương mại, du lịch lớn, không có dịch bệnh này cũng sẽ có dịch bệnh khác. Trẻ em hàng ngày đối mặt với tay chân miệng, sởi, cúm… nhiều dạng bệnh cũng gây biến chứng nguy hiểm, có dạng chưa có vaccine… Liệu chúng ta có thể sợ hãi, đóng cửa, ôm con ở nhà với mọi trường hợp?
Có câu: “Không dám bước đi vì sợ gãy chân thì có khác nào chân đã gãy”. Chọn một thái độ sống đúng đắn, hiểu biết mới là biện pháp đầu tiên để sống sót qua cơn bão corona.
Theo danviet.vn
Nguy cơ lây nhiễm virus Corona ở trẻ em được nhận định thế nào?
Trung Quốc đã có hơn 20.500 ca mắc viêm phổi cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) với 425 người tử vong. Việt Nam dù chưa có ca tử vong nhưng đã có 10 ca nCoV. Bệnh có thể lây từ người sang người khiến người dân lo lắng việc mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em.
Chia sẻ về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm phổi cấp do virus Corona, PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, nhiễm nCOV như phần đầu chương trình thì hầu hết bệnh nhân đều ở mức độ viêm đường hô hấp thôi và có một tỉ lệ nhỏ, nhất định đưa đến viêm phổi nặng và nhiễm khuẩn nặng, nhiễm trùng nặng và sốc nhiễm trùng và tỉ lệ thấp là tình trạng bệnh nặng.
Trước đó, GS Nguyễn Văn Kính - chuyên gia bệnh truyền nhiễm - nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư chia sẻ, những người có bệnh nền ( như uống corticoid kéo dài, bệnh thận, cao huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD...) sẽ có nguy cơ cao bị nặng hơn nếu nhiễm nCoV. Còn những người khỏe mạnh thì virus Corona sẽ được khu trú ở đường hô hấp trên, cơ thể có hệ thống miễn dịch tốt thì sẽ chống đỡ được với virus Corona.
Cần hướng dẫn cho trẻ đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách
Do đó, người dân nên gia đình uống nước nhiều, ăn uống đầy đủ và uống vitamin C thì cũng là cái tốt nhưng giải pháp tốt hơn nữa là vệ sinh miệng, mũi, họng ngoài đeo khẩu trang, rửa tay. Ngoài ra nên đánh răng sau ăn, súc miệng thông thường.
Về nguy cơ nhiễm nCoV đối với trẻ em, PGS Điển cho biệt, bệnh nhiễm virus thì không "né" ai, không loại trừ cả phụ nữ mang thai hay trẻ em.
Với trẻ em và phụ nữ có thai là đối tượng có nguy cơ sẽ cao hơn nếu có bệnh vì có hệ thống miễn dịch yếu hơn. Do đó, phụ nữ có thai thì giải pháp cũng vẫn chung giống như mọi người là khẩu trang, rửa tay sạch sẽ, môi trường sinh hoạt an lành không đi ra tiếp xúc quá nhiều người. Điều này giúp các bà bầu tránh được nhiều loại virus, vi khuẩn khác chứ không chỉ riêng gì nCoV.
Còn đối với trẻ em thì nên giữ hệ thống mũi họng cho trẻ, không để trẻ bị lạnh, hít phải không khí bẩn, ô nhiễm. Đồng thời kiểm soát các cháu đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, rửa tay, đảm bảo dinh dưỡng, uống nước đặc biệt khi thời tiết đang lạnh cần giữ ấm và khi thời tiết ấm lên cho các cháu ra sân chơi nhiều hơn.
Tuy nhiên, khi chia sẻ về tình hình dịch tễ các ca bệnh nCoV ở Vũ Hán, PGS Điển cho biết: "Thực ra trong quần thể mắc hiện nay chỉ có 1 bài báo khoa học đưa ra hơn 400 ca mắc và ở trong tạp chí đó ở Vũ Hán với phân bố tuổi thì dưới 15 tuổi người ta đề là 0. Tuy nhiên có bài báo khác có đề cập đến trẻ em, quần thể trẻ em mắc nhưng thực sự tỉ lệ trẻ em mắc không nhiều.
Chưa có đánh giá rõ ràng về việc vì sao trẻ em ít mắc nCoV, tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy tỷ lệ trẻ em mắc nCoV rất khác với bệnh cúm khác. Cúm với trẻ em dưới 5 tuổi là một trong những đối tượng nguy cơ tương đương như người già trên 65 tuổi nhưng với nCoV thì tỷ lệ trẻ em rất thấp. Tuy nhiên, với trẻ em chúng ta vẫn phải lưu ý vì đây là đối tượng miễn dịch cũng giảm (chưa trưởng thành) so với người lớn nên chúng ta vẫn phải phòng trừ cho trẻ em.".
Về việc tại sao virus Corona ít mắc ở trẻ em, GS Kính cho biết: "Về mặt bản chất thì khi bệnh truyền nhiễm đã bùng phát thì có thể đe dọa bất cứ lứa tuổi nào. Tuy nhiên có bệnh truyền nhiễm chỉ lây bệnh ở trẻ em mà không ở người lớn. Ví dụ như bệnh bại liệt (chủ yếu là trẻ em), bệnh tay chân miệng dù người lớn tiếp xúc suốt ngày nhưng không mắc bệnh.
Bệnh do nCoV là bệnh mới và đang diễn biến, chúng ta chưa khẳng định là virus loại trừ trẻ em ra hay tấn công ồ ạt, chúng ta mới số liệu ban đầu chủ yếu là người lớn và người có bệnh nền. Chúng ta vẫn cần theo dõi tiếp tục vì với số liệu hiện nay trẻ em thấy ít mắc hơn và cũng không ai dám khẳng định là không mắc. Chúng ta không được chủ quan mà vẫn phải tiến hành các biện pháp phòng dịch cho trẻ".
Lý giải vì sao học sinh lại được nghỉ học tuần này để tránh nhiễm nCoV, khi mà ca bệnh chưa nhiều, PGS Điển lý giải: "Trong tuần này thì không khí còn lạnh, hơn nữa thời điểm hiện tại, chúng ta đang hết sức cố gắng tìm được ra phương pháp tốt nhất để hạn chế dịch trong đó có phương án hạn chế tụ tập đông người. Việc để các cháu nghỉ học tạm thời còn tuần sau thì để chuẩn bị đó tốt hơn. Theo tôi thấy, hiện tại hầu hết các trường học, các thầy, các cô cũng không nghỉ ở nhà mà đến trường để đảm bảo được cái môi trường sạch nhất có thể từ không khí phòng học, lau bàn, lau ghế, vệ sinh...." .
Theo PGS Điển, tuần tới khi các cháu đi học, việc cần làm đầu tiên là đảm bảo vệ sinh cá nhân, phòng hộ cho các cháu như đeo khẩu trang, hướng dẫn các cháu rửa tay bằng xà phòng, cứ hết tiết hoặc sau 1-2h lại tổ chức cho các cháu đi rửa tay. Hướng dẫn các cháu tiết chế ho, khi ho thì nên dùng tay, dùng ống tay áo che đi để không bắn nước bọt sang bạn khác. Các cháu cần uống nước tăng cường để đảm bảo cơ thể khỏe hơn và giữa gìn mũi, họng (sau ăn thì cần đi đánh răng, súc miệng) đảm bảo sạch nhất có thể.
Tình hình ca bệnh nCoV cập nhật lúc 22h00 ngày 4-2-2020:
Thế giới: 20.674 người mắc, 427 người tử vong, trong đó: - Lục địa Trung Quốc: 425 người tử vong;
- Phillippines: 01 người tử vong;
- Hồng Kông (Trung Quốc): 01 người tử vong. Việt Nam: 10 người mắc nCoV.
Trong đó:
- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi và xuất viện);
- 05 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc ( 01 người đã khỏi và xuất viện);
- 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và xuất viện);
- 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.
- 01 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó. Việt Nam đã điều trị khỏi: 03 người đã được xuất viện.
Theo danviet
Thêm 41 cửa hàng "chặt chém" giá khẩu trang y tế ở Hà Nội bị xử lý Công an TP.Hà Nội vừa tiếp tục xử lý thêm nhiều cửa hàng kinh doanh vật tư, thiết bị y tế xảy ra việc chặt chém giá khẩu trang y tế với người tiêu dùng. Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Công an TP.Hà Nội về việc kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh, nhà thuốc...