Virus corona đẩy 2 ‘đối thủ truyền kiếp’ Trung Quốc-Nhật Bản xích lại gần nhau
Khi Trung Quốc đối mặt với sự cô lập ngày càng tăng khi một số quốc gia đóng cửa biên giới vì sợ dịch corona bắt nguồn ở Vũ Hán, thì Bắc Kinh lại nhận được sự giúp đỡ không ngờ từ đối thù lịch sử Nhật Bản.
Dịch corona bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối tháng 12 năm ngoái.
Theo Daily Mail, chính phủ Nhật đã gửi 1 máy bay mang theo hàng nghìn bộ quần áo bảo hộ tới tặng TP.Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc – tâm dịch corona ở Trung Quốc.
Nhiều người bình luận rằng, động thái trên là một trong những cử chỉ chứng minh người Nhật yêu mến người Trung Quốc. Chuyến bay thứ 5 mang hàng viện trợ từ Nhật Bản tới Trung Quốc đã khiến nhiều người Trung Quốc cảm động và họ nhanh chóng bày tỏ lời cảm ơn lên trang web của Đại sứ quán Nhật Bản.
“Các bạn là những người bạn và là láng giềng tuyệt vời nhất của người Trung Quốc”, một tài khoản bình luận trên trang web.
Trong khi đó, một số người bày tỏ lo ngại về cuộc chiến của chính người Nhật chống lại virus corona.
“Hi vọng các bạn (người Nhật) cũng có thể sớm đánh bại bệnh dịch”, một tài khoản khác bày tỏ.
Video đang HOT
“Hãy bảo trọng nhé”, người Trung Quốc nhắn nhủ tới Nhật Bản.
Nhật Bản đã xác nhận có ít nhất 79 ca nhiễm virus corona trong nước và gần 700 ca nhiễm bệnh khác trên một tàu du lịch hạng sang bị cách ly ở ngoài khơi nước này.
Vào cuối tháng 1, hình ảnh những hộp khẩu trang được tặng từ Nhật Bản in đoạn thơ cổ đã gây sốt trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc.
“Những vùng đất xa lạ bị núi sông ngăn cách nhưng chúng ta chia sẻ gió trăng dưới cùng một bầu trời”, đoạn thơ trên các hộp khẩu trang được trích từ một bài thơ ở triều đại nhà Đường của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thời điểm đó cho biết họ “vô cùng cảm động” trước món quà đầy chất thơ đến từ Nhật Bản.
Ngoài ra, những bức ảnh mô tả các hiệu thuốc Nhật Bản dán lời cổ vũ “Cố lên, Trung Quốc” được chia sẻ rầm rộ trên mạng cũng khiến cộng đồng mạng Trung Quốc xúc động.
Nhật Bản từng xâm chiếm Trung Quốc vào những năm 1930 và hai nước xảy ra chiến tranh toàn diện từ năm 1937 cho đến khi Nhật Bản thất bại trong Thế chiến II năm 1945.
Trung Quốc năm nào cũng lên án mạnh mẽ các chuyến thăm định kỳ của các chính trị gia Nhật Bản đến đền thờ chiến tranh Yasukuni ở Tokyo – nơi thờ những tướng lĩnh Nhật chết trong cuộc chiến ở Trung Quốc trong đó nhiều người đã bị cáo buộc phạm tội phạm chiến tranh.
Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành như hiện nay, “chính phủ và người dân Trung Quốc đều biết ơn những sự giúp đỡ như vậy”, Victor Teo, trợ lý giáo sư nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Hồng Kông nhấn mạnh.
Mặt khác, ông Satoshi Amako, chuyên gia Trung Quốc tại Đại học Waseda bình luận rằng: “Quyên góp và những chương trình hỗ trợ từ các doanh nghiệp Nhật Bản (cho Trung Quốc) là điều “tự nhiên” không chỉ vì lý do nhân đạo, “mà còn vì lý do kinh tế”.
Theo ông Satoshi, Nhật Bản cực kỳ dễ bị tổn thương vì sự trao đổi kinh tế mật thiết, cường độ cao với Trung Quốc. Trong khi Mỹ và một số quốc gia khác đã cấm du khách đến từ Trung Quốc, Nhật Bản chỉ chặn người Trung Quốc đến từ hai trong số các tỉnh của Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch corona.
“Rõ ràng là nếu nền kinh tế Trung Quốc bị tổn thương (vì dịch corona), thì nền kinh tế Nhật Bản cũng bị tác động từ đó và ngược lại”, ông Satoshi nói.
Theo danviet.vn
Bác sĩ Nhật kể tình huống trên tàu Diamond Princess là kinh hoàng
Chuyên gia dịch tễ học và giáo sư người Nhật Bản tại Đại học Kobe, Iwata Kantaro, người đã đến thăm tàu du lịch Diamond Princess, mô tả tình huống ở đó là "kinh hoàng" ngay cả so với những gì xảy ra ở châu Phi trong vụ dịch Ebola.
Đội ngũ bác sĩ tham gia xét nghiệm virus corona trên tàu tàu Diamond Princess.
Thông điệp bằng video của ông thu được 800.000 lượt xem trong nửa ngày và trở thành chủ đề thảo luận trong chính phủ. Bác sĩ nói rằng ông được mời lên tàu với tư cách là chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm, nhưng sau đó yêu cầu rời khỏi tàu.
"Tôi có những lo ngại về việc con tàu không có đủ biện pháp chống lại sự lây lan của bệnh, vì hơn 500 người đã bị nhiễm bệnh ... Mọi người trên tàu chia sẻ với tôi, họ nói rằng họ sợ tình trạng lây nhiễm có thể lan rộng. Và hôm qua Bộ Y tế đã cho phép tôi lên tàu", ông Iwata nói.
Mùi của nỗi khiếp đảm
"Những gì mà tôi chứng kiến thật đáng sợ. Tôi đã làm công việc này hơn 20 năm nay. Tôi đã ở Châu Phi trong thời gian dịch Ebola và ở Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch SARS, và dĩ nhiên, tôi luôn biết rằng có nguy cơ lây nhiễm. Nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy sợ hãi: tôi là chuyên gia trong ngành và biết cách làm sao để bản thân không bị lây bệnh trong phạm vi một tòa nhà. Vì vậy, ngay cả khi tôi ở trung tâm của bệnh dịch, ở Châu Phi hoặc Trung Quốc - tôi không sợ. Nhưng trên tàu Diamond Princess thì tôi cảm thấy nỗi sợ hãi từ tận đáy lòng. Tôi nhận ra rằng hoàn toàn có khả năng tôi sẽ bị lây nhiễm virus corona ở đây", bác sĩ cho biết.
Nguyên tắc cứng rắn
Ông giải thích rằng trong bất kỳ cơ quan nào bị nhiễm bệnh đều có một sự phân chia rõ ràng đâu là "vùng đỏ", nơi có thể lây nhiễm và bạn cần mặc quần áo bảo vệ, và "vùng xanh", là khu vực an toàn, chỉ cần mặc quần áo sạch là có thể đi lại được.
"Đây là nguyên tắc nghiêm ngặt trong công việc của chúng tôi. Nhưng trên tàu Diamond Princess thì các khu "màu xanh" và "màu đỏ" bị lẫn lộn với nhau, bạn hoàn toàn không thể biết đâu là nơi an toàn, đâu là nơi nguy hiểm. Bạn không biết liệu lan can, thảm có thể bị nhiễm bệnh hay không, vì virus là vô hình. Trên tàu mọi người mặc những bộ quần áo khác nhau, một số mặc quần áo bảo hộ, một số đeo mặt nạ, một số không đeo mặt nạ. Người đang sốt có thể thản nhiên bước ra từ cabin của mình và đi qua cả con tàu, tới phòng sơ cứu. Điều này xảy ra như một hiện tượng bình thường", bác sĩ nói.
Theo ông, các bác sĩ làm việc trên tàu tin rằng họ sẽ bị nhiễm bệnh.
"Bây giờ tôi ở trong phòng kín, tự cách ly mình, tôi không thể nói đây là đâu, nhưng tôi sẽ không đi làm và gặp gỡ người thân. Vì cá nhân tôi hiểu được sự nghiêm trọng của tình huống. Tôi không ngạc nhiên nếu tôi bị nhiễm bệnh "Không có một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nào làm việc thường xuyên ở đó. Mọi việc thuộc quyền của các quan chức Bộ Y tế", bác sĩ cho biết.
Theo danviet.vn
Vì sao tấm bản đồ sai lệch đáng sợ khiến TG mắc lừa về virus corona Một bản đồ mô tả sai lệch về sự lan truyền của virus corona lan truyền trên Internet gây ra những nhầm lẫn tai hại trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Khi các nhà khoa học đang làm việc chăm chỉ để theo dõi và ngăn chặn sự lây lan của virus corona chết người, thì những thông tin sai...