Virus corona đã biến chủng, Việt Nam siết xuất nhập cảnh
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Việt Nam kiên định biện pháp cách ly tập trung, kiểm soát chặt biên giới và hoạt động xuất nhập cảnh cũng như công tác kiểm tra dịch tễ.
Sáng 11/, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (virus SARS-CoV-2, dịch bệnh COVID-19) đã họp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Các thành viên Ban Chỉ đạo đã thảo luận, phân tích, đánh giá tình hình dịch bệnh tại châu Âu cũng như nêu nhiều giải pháp liên quan công tác kiểm soát dịch tễ tại cửa khẩu; quản lý người xuất nhập cảnh; tổ chức cách ly người từ vùng có dịch nhập cảnh vào Việt Nam; kiểm soát biên giới; giám sát, phát hiện người bệnh tại cộng đồng…
Khách đi máy bay bắt buộc phải đeo khẩu trang
Theo ý kiến của Ban chỉ đạo, tất cả trường hợp người nhập cảnh vào Việt Nam (kể cả người Việt Nam và người nước ngoài) đều phải khai báo y tế bắt buộc. Nếu khai báo gian dối sẽ bị xử lý nghiêm.
Đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh công dân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam vừa phải tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế, vừa phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Do đó, nếu khai báo y tế bắt buộc không đúng sẽ phải chịu các hình thức xử phạt hành chính, thậm chí trường hợp gây hậu quả lây nhiễm trong cộng đồng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn nêu ý kiến tại cuộc họp. Ảnh: VGP.
Về giao thông, để ngăn chặn dịch bệnh từ đường hàng không, các ý kiến thống nhất các hãng hàng không của Việt Nam quy định bắt buộc khách đeo khẩu trang từ khi ngồi trên máy bay cho đến khi đã vào Việt Nam và làm thủ tục nhập cảnh.
Với các hãng hàng không nước ngoài, cần khuyến nghị khách đã vào cảng hàng không làm thủ tục nhập cảnh thì bắt buộc phải đeo khẩu trang. Cảng hàng không phát khẩu trang miễn phí cho khách.
Ngoài ra, nhiều ý kiến đề xuất giải pháp quản lý chặt chẽ khách quá cảnh (transit) tại Việt Nam, yêu cầu các cảng hàng không quốc tế bố trí khu riêng phục vụ cho khách quá cảnh (nghỉ ngơi, mua sắm đồ lưu niệm).
Trong thời gian chờ bay, hành khách nếu thuộc diện nghi ngờ, tuổi cao có bệnh nền, người có triệu chứng dịch tễ… thì tuyệt đối không được nhập cảnh. Các trường hợp còn lại muốn nhập cảnh thì phải khai báo y tế bắt buộc.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT khuyến nghị lái xe phương tiện giao thông công cộng (đặc biệt taxi) phải đeo khẩu trang, yêu cầu hành khách phải đeo khẩu trang…
Có nên cách ly tất cả khách từ châu Âu?
Về tổ chức cách ly, Ban Chỉ đạo thống nhất tiếp tục kiên định thực hiện cách ly tập trung 14 ngày. Ban Chỉ đạo đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn, tập huấn cụ thể cho các địa phương về việc giảm mật độ cách ly và tổ chức cách ly tại cộng đồng.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, chủ trì cuộc họp sáng 11/3. Ảnh: VGP.
Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn về giảm mật độ cách ly, theo đó người đang cách ly tập trung sau 3 ngày, đã xét nghiệm âm tính, thì có thể chuyển về cách ly tại cộng đồng và giám sát chặt chẽ, đồng thời tiến hành lập hồ sơ sức khoẻ điện tử. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát người cách ly tại nhà được giao cho cấp ủy chính quyền địa phương.
Phân tích diễn biến dịch bệnh tại châu Âu, bên cạnh việc đơn phương tạm dừng chính sách miễn visa đối với 8 nước châu Âu, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng bàn thảo vấn đề có nên báo cáo cấp thẩm quyền cho phép tổ chức cách ly tập trung đối với những người đến từ khu vực này hay không.
Theo các chuyên gia y tế, hiện diễn biến dịch bệnh ở khu vực này rất phức tạp, số ca mắc bệnh và tử vong tăng nhanh; khí hậu ở châu Âu mùa này cũng thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 phát triển; người dân châu Âu có thói quen tự do đi lại, không đeo khẩu trang… nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh khu vực này rất cao.
Do vậy việc tổ chức cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ khu vực châu Âu là cần thiết, song một số ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ giải pháp này.
Ban Chỉ đạo cho rằng bản chất việc tổ chức cách ly là sàng lọc, phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm để thực hiện biện pháp ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Chúng ta cũng không cực đoan cho rằng tất cả người đến từ châu Âu đều là có nguy cơ mà chỉ cách ly những trường hợp có nguy cơ lây nhiễm bệnh: Đã đi qua vùng dịch, ổ dịch, có tiếp xúc gần với người đã đi qua vùng dịch.
Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao thống nhất các địa điểm được coi là vùng dịch, ổ dịch Covid-19 để báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
SARS-CoV-2 đã biến chủng
Báo cáo cập nhật tình hình dịch bệnh của Ban Chỉ đạo cho biết tính đến 20h ngày 10/3, trên thế giới đã ghi nhận hơn 114.000 trường hợp mắc Covid-19 tại 104 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 7 quốc gia đã ghi nhận trên 1.000 ca mắc, gồm: Trung Quốc (80.756); Italy (9.172); Hàn Quốc (7.513); Iran (7.161); Pháp (1.412); Tây Ban Nha (1.231) và Đức (1.224).
Lực lượng chức năng tiến hành phun khử trùng sau mỗi chuyến bay. Ảnh: Trung Phong.
Trên thế giới đã ghi nhận 4.019 trường hợp tử vong, trong đó Trung Quốc đại lục là 3.136 người; Italy 463, Iran 237, Hàn Quốc 54, Pháp 30, Tây Ban Nha 30, Mỹ 27… So với ngày 9/3 số mắc tăng 3.933, tử vong tăng 191 trường hợp.
Đáng chú ý, về biến đổi gen, tại Italy đã xác định đồng thời có 4 biến chủng của virus SARS-CoV-2, khác với chủng của virus được xác định tại Vũ Hán, Trung Quốc. Bên cạnh đó, ghi nhận bệnh nhân số 17 từ Italy về Việt Nam và bệnh nhân số 20 có biểu hiện viêm phổi rõ nét (bao gồm viêm phổi kẽ), biểu hiện bệnh cũng nặng hơn so với bệnh nhân đến từ Anh (có triệu chứng mờ nhạt).
Tại Việt Nam, đến nay đã ghi nhận 35 người mắc Covid.
Cụ thể, từ ngày 23/1 đến 5/3 ghi nhận 16 trường hợp mắc (đều đã được chữa khỏi); từ ngày 6 đến 11/3 ghi nhận thêm 19 trường hợp mắc mới (8 người Việt Nam và 11 người nước ngoài).
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khoẻ là gần 25.000 người. Trong đó, hơn 2.500 người cách ly tập trung tại bệnh viện, hơn 8.000 người cách ly tập trung tại cơ sở khác và khoảng 14.000 người cách ly tại nhà và nơi cư trú.
Cuộc sống bên trong phố Trúc Bạch đang cách ly
Sau 4 ngày cách ly ngăn ngừa Covid-19, cuộc sống người dân phố Trúc Bạch không có nhiều xáo trộn. Các chốt kiểm soát luôn có người trực để phát khẩu trang và các dụng cụ y tế.
Theo news.zing.vn
Đã có kết quả xét nghiệm tài xế Grab ho, sốt sau nhiều lần chở khách đến phố Trúc Bạch
Nam thanh niên chạy xe ôm công nghệ nhiều lần chở khách đi và đến phố Trúc Bạch (Hà Nội) có biểu hiện ho, sốt, tức ngực đã được đưa đi cách ly.
Ngày 10/3, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã có phiếu trả lời kết quả xét nghiệm đối với trường hợp về anh lái xe ôm công nghệ gửi tỉnh Phú Thọ. Đó là mẫu bệnh phẩm của anh T.T.K. (24 tuổi, ở huyện Hạ Hòa).
Anh K. được xác định nghi nhiễm Covid-19 do hành nghề lái xe ôm Grab tại Hà Nội. Trong thời gian đầu tháng 3/2020, anh K. nhiều lần chở khách đi và đến phố Trúc Bạch (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) - nơi đang được khoanh vùng, cách ly do có bệnh nhân thứ 17 dương tính với Covid-19 cư trú tại đây.
Ngày 4/3, tài xế này có biểu hiện ho, sốt, tức ngực nên đã tự đi mua thuốc uống nhưng không đỡ. Đến ngày 7/3, anh K. tự lái xe máy về quê tại xã Lang Sơn, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ).
Trong thời gian ở địa phương, anh K. có tiếp xúc với 4 người trong gia đình, 1 người hàng xóm và 1 chị họ ở gần nhà.
Phố Trúc Bạch (Hà Nội) được khoanh vùng, cách ly vì xuất hiện bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 tại đây.
Đến 16 giờ ngày 8/3, anh K. đến khám tại trạm Y tế xã Lang Sơn. Nhận thấy anh K. có nguy cơ nhiễm Covid-19 nên Trạm Y tế xã Lang Sơn đã báo cáo Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa. Sau đó, anh K. được chuyển về điều trị tập trung tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
UBND huyện Hạ Hòa cũng chỉ đạo tổ chức cách ly tại chỗ ngay đối với những người tiếp xúc trực tiếp và tiếp xúc có liên quan với anh K. Đồng thời tiến hành khử trùng tại các điểm mà người này ở và tiếp xúc.
Bên cạnh đó, rà soát, nắm bắt kịp thời biến động nhân khẩu tại từng hộ gia đình, lập danh sách những người đến và trở về từ vùng có dịch để tiến hành khai báo y tế bắt buộc.
Kết quả xét nghiệm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy, anh K. đã có kết quả âm tính với Covid-19.
Anh K. và những người tiếp xúc với anh tiếp tục được cách ly, theo dõi sức khỏe trong 14 ngày.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Hải Phòng phong tỏa cách ly 4 khu vực Tổng số người có mặt trên cùng chuyến bay với bệnh nhân thứ 17 đang ở thành phố Hải Phòng là 24. Tỉnh này đã tổ chức phong tỏa cách ly y tế đối với 4 khu vực. Tối 8/3, thông tin từ UBND TP Hải Phòng cho biết thành phố bổ sung thêm một điểm tổ chức phong tỏa cách ly y...