Virus corona: Cộng sinh với dơi “ít nhất hơn 10.000 năm” và lí do cần sinh vật trung gian để lây sang người
Cũng giống như SARS và MERS, virus corona chủng mới ( SARS-CoV-2) được cho là đã lây từ dơi sang người qua một động vật trung gian khác.
Các nghiên cứu trong nhiều năm qua đã cho thấy dơi là vật chủ của “một số lượng khổng lồ” các loại virus corona. Một phần nguyên nhân là bởi vì có rất nhiều loài dơi trên thế giới. Chúng chiếm tới 1/5 số loài thú có vú.
“Do có chủng loại đa dạng và phong phú, dơi có thể mang theo hàng loạt loại virus khác nhau,” Giáo sư David Hayman, nhà sinh vật học về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Massey, nhận xét.
Tuy nhiên, hình thức sinh tồn của dơi cũng góp phần tạo ra nhiều loại virus mới.
“Cũng giống như con người tập trung tại các thành phố, dơi sống thành từng nhóm hàng nghìn con trong không gian hẹp. Đây là môi trường lí tưởng để virus lây nhiễm từ cá thể này sang các cá thể khác”.
Theo giáo sư Hayman, dơi không phải là loài có hành vi “ giãn cách xã hội” và do đó, chúng là vật chủ của rất nhiều loại virus corona. Mặc dù virus sinh sống và phát triển trên cơ thể dơi, nhưng chúng không gây ra bất kì triệu chứng bệnh nào cho loài sinh vật này.
Theo ABC News, cấu trúc gen của SARS-CoV-2 có tới 96% tương đồng với virus corona phát hiện ở dơi. Không chỉ có vậy, virus SARS (gây ra bệnh dịch năm 2003), và MERS cũng từng được tìm thấy trên dơi.
Hai loại virus này lây lan sang người thông qua một sinh vật trung gian. Virus SARS lây sang người qua cầy hương còn MERS lây sang người qua lạc đà.
“Có vẻ như virus SARS chủng mới cũng có con đường lây lan tương tự,” nhà sinh học Jemma Geoghegan tại Đại học Otago nhận xét.
Video đang HOT
Các tế bào (màu xanh nâu) bị virus SARS-CoV-2 (màu hồng) bám vào. Ảnh: NIH
Lây nhiễm sang người
“Sự tiếp xúc giữa con người và sinh vật sống khiến sự lây nhiễm dễ xảy ra hơn,” Tiến sĩ Geoghegan nói.
“Những khu chợ động vật là nguồn lây nhiễm lớn do sự tương tác giữa nhiều sinh vật sống. Tại đây, các loài động vật hoang dã được để sát nhau trong khi những vấn đề vệ sinh tối thiểu như rửa tay lại không được chú trọng. Đây là cơ hội để virus lây lan từ loài này sang loài khác, bao gồm con người”.
Lí giải về vấn đề virus corona phải lây sang một vật trung gian trước khi lây sang người, tiến sĩ Geoghegan cho rằng: “Đối với vật chủ (trong trường hợp này là dơi), virus corona có thể lây lan trong quần thể dơi một cách thoải mái. Không có áp lực nào buộc virus phải thay đổi bởi vì chúng đã kí sinh khá tốt ở trên dơi. Để lây được sang người, chúng sẽ phải trải qua một quá trình thay đổi về trao đổi chất, tiến hóa để có thể lây từ người sang người”.
“Tuy nhiên giữa quá trình đó, cấu trúc của virus không phù hợp đối với cả người lẫn dơi,” tiến sĩ Geoghegan cho biết. “Lây nhiễm qua một vật trung gian, có thể là một loài vật gần với con người, là một cách đơn giản để vượt qua giai đoạn này.”
Virus corona trên dơi hình thành từ đâu?
Theo tiến sĩ Geoghegan, nếu dơi là “bể chứa” virus corona, có khả năng dơi và virus đã cộng sinh và cùng tiến hóa trong hàng triệu năm.
Nhà khoa học môi trường Hume Field từ tổ chức EcoHealth Alliance, một trong những nhóm đầu tiên phát hiện virus SARS trên dơi năm 2003, cho biết các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng virus corona và dơi đã cộng sinh trong ít nhất 10.000 năm trở lại đây, thậm chí con số có thể là hàng trăm nghìn và hàng triệu năm trước.
“Virus corona và dơi đã có mối quan hệ tiến hóa lâu dài và mạnh mẽ trong nhiều năm qua,” ông nói.
Hiện tại, tiến sĩ Geoghegan đang nghiên cứu virus ở cá.
“Cá là sinh vật cơ bản trong nhành tiến hóa của động vật có xương sống. Chúng tiến hóa 500 triệu năm trước và tất cả các động vật có xương sống khác đều có chúng nguồn gốc này.”
Tới nay, tiến sĩ Geoghegan và cộng sự chưa tìm thấy virus corna nào trên cá, nhưng họ đã tìm thấy tổ tiên của một số họ virus khác.
“Ví dụ, chúng tôi nghĩ virus Ebola chỉ có trên dơi, linh trưởng và người, nhưng hiện đã phát hiện được dấu vết gen liên quan tới virus Ebola trên cá,” tiến sĩ Geoghegan nói.
Tất Đạt
Có thể bị lây nhiễm SARS-CoV-2 từ đồ ăn giao tận nơi không?
Chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn còn một rủi ro tiềm tàng nếu virus bám trên bề mặt của bao bì đựng thực phẩm.
Ở thời điểm hiện tại khoảng 1/3 dân số thế giới đang "chôn chân" trong nhà để thực hiện lệnh giãn cách xã hội, nhằm hạn chế lây lan virus SARS-CoV-2. Thực tế này cũng khiến nhu cầu giao đồ ăn tận nhà tăng vọt trong thời gian qua. Vấn đề được đặt ra ở đây là "Liệu chúng ta có bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2 từ các món ăn này hay không?"
Cũng giống như các loại virus khác thuộc họ corona, con đường lây lan chính từ người sang người của SARS-CoV-2 là thông qua dịch hô hấp bắn ra từ người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện và thậm chí là thở. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, Chúng ta có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc gần với người bệnh hoặc chạm vào các bề mặt có virus sau đó vô tình đưa tay lên mặt.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy SARS-CoV-2 có thể lây truyền thông qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn còn một rủi ro tiềm tàng nếu virus bám trên bề mặt của bao bì đựng thực phẩm. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng trước trên tạp chí New England Journal of Medicine, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên chất liệu nhựa trong thời gian lên đến 72 tiếng. Trong khi đó với bìa carton, các nhà nghiên cứu xác định, virus sẽ hoàn toàn biến mất sau 24 tiếng.
Nguyên lý chung là sau khi SARS-CoV-2 theo vật mang bám lên các bề mặt, chúng sẽ nhanh chóng bị phân hủy. Tải lượng virus sẽ giảm đến một nửa trong chưa đầy 7 tiếng đối với nhựa và 3 tiếng đối với carton. Nhiều báo cáo khác cũng chỉ ra thời gian virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên các bề mặt khác nhau.
Tổ chức Y tế thế giới từng tuyên bố, thời gian virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên các bề mặt vẫn chưa được xác định một cách thực sự chính xác. Tuy nhiên, dựa trên dữ liệu từ các loại virus khác trong họ corona, thời gian này có thể xê dịch từ vài tiếng lên đến nhiều ngày, tùy vào các điều kiện môi trường và loại bề mặt. Một báo cáo từ dữ liệu thực tế chỉ ra, loại virus gây đại dịch Covid-19 này có thể tồn tại trên các bề mặt của du thuyền trong thời gian lên đến 17 ngày.
"Hiện tại, chưa có bằng chứng về việc thực phẩm hay bao bì thực phẩm có liên quan đến sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Cũng giống như các virus khác, SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên các bề mặt, vật thể. Vì lý do này, điều quan trọng ở thời điểm hiện tại là cần tuân thủ quy tắc an toàn thực phẩm về làm sạch, phân loại, chế biến, giữ lạnh", nội dung trong một thông cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Người phát ngôn cơ quan này cũng cho biết thêm, hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm được sản xuất trong nước hoặc các mặt hàng nhập khẩu có thể lây truyền virus SARS-CoV-2.
Viện An toàn Thực phẩm Hoa Kỳ cũng đưa ra hướng dẫn để đảm bảo an toàn khi mua sắm thực phẩm trong mùa dịch: "Khi vừa trở về nhà sau khi đi mua sắm hoặc nhận các món đồ đã đặt hàng từ đơn vị chuyển phát, cần đặt các túi đồ ở trên sàn nhà và đi rửa tay ngay sau đó". Cũng theo tổ chức này, việc sát khuẩn bao bì đựng thực phẩm là không cần thiết.
Minh Nhật
4 yếu tố quyết định 'giãn cách xã hội' lâu hay mau "Khi nào giãn cách xã hội kết thúc?" là câu hỏi được cả tỉ người trên thế giới quan tâm khi có hơn một nửa trong số 7,8 tỉ dân trên toàn cầu đang được kêu gọi ở lại trong nhà. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ khuyên người dân duy trì khoảng cách với nhau khoảng...