Virus corona có thể ‘trốn’ sâu trong phổi người đã khỏi bệnh
Bệnh nhân Covid-19 được ra viện có thể vẫn mang virus sâu trong phổi, mà các phương pháp xét nghiệm thông thường không phát hiện ra, theo một nghiên cứu ở Trung Quốc.
Nghiên cứu đăng ngày 28/4 trên tạp chí Cell Research đã được bình duyệt có thể giải thích vì sao có nhiều bệnh nhân đã hồi phục lại dương tính trở lại.
Nghiên cứu dựa trên khám nghiệm đối với một phụ nữ 78 tuổi tử vong vì virus corona. Bệnh nhân này đã xét nghiệm âm tính ba lần, và triệu chứng đã cải thiện, chụp CT cũng khả quan, chuẩn bị ra viện ngày 13/2. Nhưng chỉ một ngày sau, bệnh tình của bà xấu đi nhanh chóng, và bà qua đời sau cơn đau tim.
Bác sĩ đọc hình chụp phổi tại bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn ở Vũ Hán ngày 9/2. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Các nhà nghiên cứu phát hiện những mẫu virus hoàn chỉnh bên trong mô sâu dưới phổi của bệnh nhân. Họ đặt mô dưới kính hiển vi và xác nhận sự tồn tại của virus hoàn chỉnh, bên trong lớp vỏ hình vương miện của chúng.
Virus tìm thấy sâu trong phổi của bệnh nhân không gây ra triệu chứng nào rõ rệt. Mô phổi có dấu hiệu hư hại do virus, nhưng các cơ quan khác trong có thể không hề có virus, khiến việc phát hiện virus trở nên khó hơn. Xét nghiệm thông thường không lấy mẫu từ sâu bên trong phổi.
Nhóm nghiên cứu đề xuất kỹ thuật rửa phế quản phế nang (bronchoalveolar lavage) trước khi cho bệnh nhân ra viện, để có thể phát hiện chính xác virus còn sót lại trong cơ thể.
Đó là kỹ thuật đưa camera qua khí quản để kiểm tra phổi, rồi bơm chất lỏng vào và hút ra các chất dịch. Nếu xét nghiệm như vậy sẽ phức tạp hơn, tốn thời gian và cũng tốn kém hơn xét nghiệm chất dịch mũi và họng.
“Như vậy không khả thi”, một bác sĩ tại một bệnh viện công ở Bắc Kinh điều trị bệnh nhân Covid-19 nói với South China Morning Post. “Bệnh nhân sẽ chịu đựng quá nhiều, và không bảo đảm 100% chính xác”.
Hơn 160 người Hàn Quốc xét nghiệm dương tính lần hai với virus corona, theo một khảo sát mới đây. Hiện tượng dương tính lại cũng được ghi nhận ở các nơi khác, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Macau, Đài Loan, Philippines.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang điều tra vì sao một số bệnh nhân hồi phục lại dương tính trở lại. Tuần trước, WHO cảnh báo cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy người từng nhiễm virus sẽ không tái nhiễm.
Anh bắt đầu thử nghiệm phòng vaccine Covid-19 trên người
Vaccine phòng Covid-19 dự kiến được thử nghiệm từ ngày mai tại Anh. Từ cuối tháng 3, dự án đã tuyển chọn những người đầu tiên để tiến hành thử nghiệm.
Phát hiện điểm yếu lớn của virus SARS-Cov-2 giúp điều chế thuốc đặc trị
Các nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu Scripps nổi tiếng của Mỹ mới đây đề cập đến khả năng tìm ra "gót chân Achilles" của SARS-Cov-2 gây dịch Covid-19.
Theo New York Post, nghiên cứu tập trung vào khía cạnh có một khu vực cụ thể của SARS-Cov-2 mà "các loại thuốc và phương pháp điều trị" có thể nhắm tới. Nghiên cứu được cho sẽ giúp tăng tốc độ phát triển vaccine đặc trị virus.
Chuyên gia Ian Wilson của viện Nghiên cứu Scripps, người dẫn đầu nghiên cứu, nói: "Khu vực cụ thể này của virus đóng vai trò quan trọng giúp nó lây lan nhanh và cũng rất dễ bị tổn thương bởi các loại thuốc".
Nghiên cứu được công bố hôm 3.4 trên tạp chí Khoa học. Wilson nói "khu vực này được coi là gót chân Achilles" của SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy kháng thể chỉ tập trùng vào một vùng nhất định đối với chủng virus Corona.
Các nhà nghiên cứu đánh giá kháng thể hình thành ở bệnh nhân SARS và theo dõi cách thức hoạt động của các kháng thể này, từ đó đưa ra so sánh với SARS-CoV-2 vì cả hai đều là chủng virus Corona.
Nhóm của Wilson phát hiện các kháng thể tập trung vào một vị trí nhất định ở chủng virus Corona gây dịch SARS. Vấn đề hiện tại là xác định điểm yếu của SARS-CoV-2 không dễ dàng.
"Điểm yếu thường ẩn sâu trong virus, chỉ để lộ khi virus thay đổi cấu trúc, tức là tùy vào thời điểm nhất định", cộng sự của Wilson, nhà khoa học Meng Yuan, nói.
Viện Nghiên cứu Scripps hiện đang tìm kiếm sự giúp đỡ của cộng đồng khoa học và khuyến khích những người khỏi Covid-19 hiến máu để phân tích thêm về kháng thể.
Con người về cơ bản có 5 loại kháng thể ngăn ngừa virus. Nhưng mỗi loại lại có nhiều sự khác biệt tùy vào từng người. Các nhà nghiên cứu của viện Scripps muốn đánh giá xem kháng thể nào phù hợp để vô hiệu hóa SARS-CoV-2 nhất.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
1 tỉ người đang bị 'nhốt' trong nhà vì đại dịch COVID-19 Các biện pháp hạn chế đi lại của hàng chục nước đã khiến cuộc sống của hàng trăm triệu người bị đảo lộn. Những biện pháp này là cần thiết trong bối cảnh số ca nhiễm và tử vong liên tục chạm những cột mốc đáng buồn. Ban công trở thành nơi tiếp xúc với thế giới bên ngoài của nhiều người Ý...