Virus corona có thể tồn tại 5 ngày trong môi trường lạnh, ẩm
Trước tình trạng dịch bệnh do virus corona diễn biến phức tạp, các chuyên gia y tế đưa ra hướng dẫn hữu ích về cách phòng tránh lây nhiễm để giúp người dân hiểu và không lo lắng.
Điều cần biết để bảo vệ bạn và người thân tránh nhiễm virus corona
Các chuyên gia y tế hướng dẫn cách phòng tránh lây nhiễm nCoV, đồng thời đưa ra cách nhận biết nguồn tin chuẩn về dịch bệnh trước tình hình nhiễu loạn thông tin trên mạng xã hội.
Theo công bố chính thức của Bộ Y tế, Việt Nam đã ghi nhận 13 trường hợp dương tính với chủng mới của virus corona. Trước tình trạng dịch bệnh tăng nhanh và diễn biến phức tạp, người dân hoang mang, lo sợ về các thông tin tràn lan trên mạng.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý – Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, và PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, đã chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và cách phòng tránh lây nhiễm virus corona sẽ được lý giải dựa trên góc nhìn khoa học. Ngoài ra, cũng trong tọa đàm “Tư vấn phòng chống virus Corona” do Zing.vn tổ chức và đồng hành bởi trang thương mại điện tử Lazada, các chuyên gia cũng hướng dẫn người dân nhận biết nguồn tin chuẩn về dịch bệnh trước tình hình nhiễu loạn thông tin trên mạng xã hội.
Cách thức xâm nhập và gây bệnh của virus corona
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết virus corona xuất phát từ chợ hải sản bán các động vật hoang dã ở Vũ Hán.
Có nhiều bằng chứng cho rằng loài virus này liên quan đến bộ gen của loài dơi, từ động vật lây sang người và hiện tại đã lây từ người sang người qua đường hô hấp là chính. Tức là lây qua giọt bắn, người bị bệnh ho, hắt hơi để virus bắn ra qua các giọt nước. Người bình thường tiếp xúc gần, trực tiếp sẽ bị nhiễm bệnh.
Những người nhiễm bệnh sẽ gặp các triệu chứng phổ biến về hô hấp như sốt, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau mỏi người, đặc biệt là khó thở, suy hô hấp. Người bệnh nặng hơn sẽ bị tổn thương phổi. Những người mắc các bệnh mạn tính khác như bệnh thận, tiểu đường… tăng nguy cơ tử vong cao hơn.
Ông Cường cho biết thời gian tồn tại của virus corona tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Chẳng hạn, môi trường có ánh nắng, tia cực tím, virus corona tồn tại rất ngắn. Nhưng đối với thời tiết lạnh, ẩm, virus có thể tồn tại rất lâu, thậm chí khoảng 5 ngày trong môi trường.
Các bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) diễn tập khi tiếp nhận người nghi nhiễm virus corona. Ảnh: Lê Quân.
Các nhà khoa học gần đây chỉ ra rằng virus này có khả năng lây theo nhiều con đường khác như qua đường phân ở một số bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy. Đó là những yếu tố nguy cơ góp phần làm tăng tỷ lệ lây lan. PGS.TS Đỗ Duy Cường cũng cho biết đây là virus mới nên cần những nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh lý bệnh, bệnh học và đặc điểm về virus.
Thống kê trên thế giới cho thấy virus corona tấn công chủ yếu những người lớn tuổi, trung bình khoảng 50 tuổi trở lên. Đây là đối tượng thường mắc nhiều bệnh nền như tim mạch, huyết áp, phổi mạn tính, tiểu đường… Virus corona sẽ tấn công mạnh hơn tới những người có hệ miễn dịch yếu, sức chống đỡ của cơ thể kém. “Ngoài ra, nam giới cũng chiếm 2/3 tổng số bệnh nhân mắc virus corona”, ông Cường cho hay.
Làm thế nào để phòng tránh và phòng bệnh do virus corona?
PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết virus corona lây qua đường hô hấp là chủ yếu nên cần áp dụng các biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên. TS Cường thường xuyên người dân tránh tiếp xúc ở chỗ đông người, có dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ nên đi khám và đeo khẩu trang để bảo vệ cho bản thân và người khác.
Trong khi đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý – Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, tư vấn về cách chọn lựa khẩu trang đúng. Theo ông Khuê, trong cuộc sống bình thường, người dân có thể sử dụng khẩu trang vải, những người tiếp xúc gần với mầm bệnh nghi ngờ như nhân viên y tế, phóng viên… cần đeo khẩu trang y tế.
Đặc biệt, những người tiếp xúc, điều trị trực tiếp với bệnh nhân nhiễm nCoV cần phải đeo khẩu trang N95 và phải có phòng hộ nghiêm ngặt. Cục trưởng Khuê cũng cảnh báo chỉ nên dùng khẩu trang y tế một lần, đặc biệt khi tiếp xúc với nguồn bệnh, để tránh lây lan cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, ông Khuê cũng khuyên người dân trong cộng đồng cần rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước rửa tay khô, nước sát khuẩn.
2 chuyên gia y tế tư vấn về cách phòng lây nhiễm virus corona. Ảnh: Hoàng Hà.
Hiện nay, nhu cầu mua khẩu trang, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn… để phòng bệnh của người dân rất cao. Theo nhà báo Káp Thành Long, Thư ký tòa soạn Zing.vn, cho biết người dân thường có tâm lý đám đông, hoảng loạn và đổ xô đi mua đồ tích trữ. Anh Long khuyên mọi người nên bình tĩnh, không chủ quan nhưng không nên hoảng loạn, lựa chọn giải pháp phòng ngừa phù hợp, không nhất thiết mua quá nhiều khẩu trang để tích trữ. Vì hàng trăm nghìn người mua, mỗi người mua hàng chục hộp sẽ khiến tình trạng khan hàng, giá càng cao.
Anh Long cũng khuyên mọi người không nhất thiết phải đổ xô vào những nơi nhiều người xếp hàng để mua. Bởi vì có rất nhiều kênh bán hàng online phù hợp, mọi người không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Cảnh giác nhưng không nên hoang mang
Chúng ta có thể thấy rằng so với các dịch bệnh trước đây, tin tức về dịch bệnh lần này lan truyền nhanh hơn và nhiều hơn. Cục trưởng Khuê cho biết những thông tin không đúng có thể hoang mang, khủng hoảng truyền thông. Ngay trong dịch bệnh nCoV, đã có rất nhiều thông tin nhiễu loạn liên quan đến khẩu trang, nước sát khuẩn…
Cục trưởng Khuê cho biết Bộ Y tế đã chuẩn bị các kịch bản để chống dịch khi dịch bệnh bùng phát. Theo Cục trưởng Khuê, Việt Nam là nước đầu tiên thành công công bố về dịch SARS. Và nhiều kinh nghiệm khi đối phó với dịch SARS được áp dụng khi chống dịch virus corona, đồng thời có nhiều điều chỉnh đảm bảo phù hợp với dịch tễ và đặc điểm lâm sàng của căn bệnh này.
Việt Nam đã làm chủ được phương tiện, điều kiện kỹ thuật và điều trị cho người bệnh. Và cũng chưa có ai bị lây nhiễm chéo ở trong các cơ sở y tế điều trị cho người bệnh nhiễm virus corona. Ông hy vọng người dân không nên hoang mang, giành niềm tin đối với chính phủ, ban chỉ đạo chống dịch, Bộ Y tế và các thầy thuốc, cùng nhau chung tay, hợp tác để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh sớm.
Zing.vn và nền tảng thương mại điện tử Lazada đồng hành thực hiện tuyến nội dung Tư vấn phòng tránh bệnh viêm phổi do virus Corona (nCov), với sự tham gia của các chuyên gia y tế và bác sĩ khám chữa bệnh, nhằm cung cấp các thông tin hữu ích, chung tay cùng cộng đồng phòng tránh dịch bệnh hiệu quả.
Theo news.zing.vn
Nữ bác sĩ đầu tiên phát hiện virus corona: 'Tôi khóc cạn nước mắt'
"Mỗi khi có bệnh nhân qua đời hay khi thấy kho đồ y tế trống trơn, tôi đều không thể giấu nổi nước mắt", bác sĩ Zhang Jixian (Hồ Bắc, Trung Quốc) chia sẻ.
Ngày 6/2, nữ bác sĩ Zhang Jixian (54 tuổi), Trưởng khoa Hô hấp và Chăm sóc Nguy cấp, Bệnh viện tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) được chính quyền Vũ Hán tuyên dương vì thành tích, đóng góp trong cuộc chiến chống lại virus mới gây bệnh viêm phổi. Vị bác sĩ này là người đầu tiên phát hiện ra virus corona. Năm 2002-2003, bà Zhang Jixian là một trong những y bác sĩ tuyến đầu trong cuộc chiến với dịch SARS tại Trung Quốc.
4 ca bệnh đầu tiên
Kể từ khi phát hiện ra chủng mới của virus corona, bác sĩ Zhang Jixian và hàng nghìn nhân viên y tế khác luôn sống trong cảm giác căng thẳng, mệt mỏi vì tình hình dịch bệnh ngày càng căng thẳng.
Ngày 26/12/2019, cặp vợ chồng sống trong khu dân cư gần bệnh viện Zhang tới gặp bà để khám vì ho, sốt không dứt. Kiểm tra kết quả CT phổi, bác sĩ Zhang phát hiện tình trạng viêm phổi khẩn cấp khác thường. Bà yêu cầu cậu con trai của họ tới khám, phổi của cậu bé cũng có những biểu hiện kỳ lạ tương tự. Điều đáng nói là, cùng ngày, Bệnh viện tỉnh Hồ Bắc tiếp nhận một bệnh nhân khác từ chợ hải sản Huanan (Vũ Hán) có nhiều điểm trùng khớp với ca bệnh của gia đình kia.
Nữ bác sĩ Zhang Jixian (54 tuổi) là người đầu tiên phát hiện ra virus corona. Ảnh: SCMP.
"Thông thường, rất hiếm trường hợp cả nhà cùng mắc một loại bệnh trừ khi nó là bệnh truyền nhiễm", bác sĩ Zhang nói với các bệnh nhân. Tình hình tiếp tục khiến bà thấy bối rối khi mỗi ngày lại có thêm nhiều bệnh nhân gặp tình trạng tương tự. Ngày 27/12, Bệnh viện tỉnh Hồ Bắc quyết định báo cáo tình hình cho Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh quận Giang Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc).
Kinh nghiệm chiến đấu với dịch SARS từ năm 2002-2003 khiến bà có một linh cảm không thể bỏ qua những bệnh nhân này. Bà Zhang quyết định chia khu cách ly cặp vợ chồng và con trai để điều trị, chăm sóc riêng. Số lượng bệnh nhân đến từ chợ hải sản Vũ Hán ngày càng nhiều. Giường bệnh, nhân viên y tế đều quá tải và kiệt sức.
Các bác sĩ trong bệnh viện của bà Zhang luôn trang bị khẩu trang, quần áo nhiều lớp và kính dày để tránh lây nhiễm virus corona từ bệnh nhân. Ảnh: China Daily.
Dù chưa có bất kỳ điều gì chắc chắn, bà vẫn yêu cầu tất cả bác sĩ, y tá sử dụng khẩu trang N95 để chống độc. Họ còn được trang bị 30 bộ trang phục bảo hộ vải nhiều lớp nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân. Đến ngày 22/1, những bộ đồ vải này được đổi sang quần áo bảo hộ đạt chuẩn sau khi có thông tin virus corona có thể lây từ người sang người. Nhờ sự cẩn trọng của bác sĩ Zhang mà tới nay, chưa có bất kỳ y bác sĩ nào trong khoa của bà nhiễm bệnh.
Những bữa cơm và giọt nước mắt lau vội
Mỗi ngày, bác sĩ Zhang Jixian bắt đầu công việc bằng những tờ chụp CT phổi của bệnh nhân đang điều trị tại một khu cách ly ở Vũ Hán. Sau khi đọc kết quả và nắm rõ tình hình, bà mặc đồ bảo hộ và kiểm tra tình hình sức khỏe của các bệnh nhân cách ly rồi trở về báo cáo kết quả, trao đổi về cách điều trị của từng trường hợp.
14h30 hàng ngày bác sĩ Zhang mới ăn cơm và chỉ có 15 phút cho giờ ăn trưa. Ảnh: China Daily.
Bữa trưa của nữ bác sĩ bắt đầu vào lúc 14h30 và chỉ có khoảng 15 phút ngắn ngủi để ăn. Những suất cơm trưa này là của các nhà hảo tâm chuẩn bị cho những nhân viên y tế trong bệnh viện.
Trưa 29/1, phóng viên Wuhan Evening News liên hệ với bác sĩ Zhang Jixian để phỏng vấn nhưng không thành công. Nguyên nhân được tiết lộ là công việc quá áp lực khiến nữ bác sĩ bật khóc nức nở, kiệt sức và chưa thể trải lòng với báo giới.
"Cả đời tôi chưa từng rơi nước mắt nhiều đến như vậy", bác sĩ Zhang bật khóc khi chia sẻ với truyền thông. Ảnh: China Daily.
Trong cuộc phỏng vấn thực hiện ngày hôm sau, bác sĩ Zhang tâm sự mỗi lần có bất kỳ bệnh nhân điều trị nội trú nào phải xuất viện sớm vì không đủ người chăm sóc cho họ, bà đều lặng lẽ lau đi giọt nước mắt và tự trách bản thân.
Khi một bệnh nhân nhiễm virus corona nào đó ra đi, người phụ nữ này cảm thấy trái tim như bị bóp nghẹt. Đồ bảo hộ hết dần, khẩu trang cạn kiệt, trong lòng bác sĩ Zhang nhói lên từng cơn, cố gắng tìm kiếm một điểm tựa trong thời điểm căng thẳng nhất của đời bà.
Những giọt nước mắt chưa kịp khô trên má, bà Zhang đã lao vào chăm sóc cho những bệnh nhân khác. Bởi bà hiểu rằng chỉ một giây phút dừng lại hay buông bỏ cũng khiến cơ hội sống sót của một bệnh nhân mất đi.
Những anh hùng trong tuyến đầu chống virus corona
Câu chuyện về bác sĩ Chen (Trung Quốc) tự mình cách ly với người nhà sau khi nghi bị lây nhiễm virus corona đã khiến cộng đồng mạng xúc động.
Theo news.zing.vn
Xử hình sự kẻ thu gom khẩu trang qua sử dụng rồi bán lại Trước hiện tượng thu gom khẩu trang y tế để bán lại, rất nguy hiểm vì không đảm bảo an toàn với sức khoẻ người sử dụng, Tổng cục Quản lý thị trường cho hay sẽ phối hợp với công an xử nghiêm, thậm chí hình sự vụ việc. Tại cuộc họp ngày 7/2, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục...