Virus corona có thể tấn công mạch máu trên khắp cơ thể
Virus corona không chỉ gây viêm phổi mà còn có thể tấn công các mạch máu trên khắp cơ thể, dẫn đến suy nhiều nội tạng, theo một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí y khoa Lancet.
“Virus không chỉ tấn công phổi, mà còn tấn công mạch máu ở mọi nơi” Frank Ruschitzka, tác giả nghiên cứu trên từ Bệnh viện Đại học Zurich, cho biết, theo South China Morning Post.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra virus không chỉ gây viêm phổi. “Nó xâm nhập vào lớp tế bào nội mô, là tuyến phòng thủ của mạch máu, làm cho tuyến phòng thủ yếu đi và gây rối loại tuần hoàn” ở từng mạch máu nhỏ nhất, tác giả cho biết.
Virus corona có thể tấn công niêm mạc mạch máu trên khắp cơ thể. Ảnh: British Heart Foundation.
Điều này khiến lượng máu tới các bộ phận giảm đi và cuối cùng dừng tuần hoàn máu. Vì vậy, bệnh nhân gặp vấn đề ở tất cả cơ quan như tim, thận, ruột.
Điều đó giải thích vì sao những người hút thuốc hay có bệnh nền vốn có các chức năng nội mô suy giảm hay mạch máu không khỏe mạnh sẽ dễ gặp nguy cơ từ SARS-CoV-2.
Nghiên cứu này, được đăng ngày 17/4, phát hiện dấu vết của virus trong các tế bào nội mô (là các tế bào niêm mạc bên trong mạch máu) và trong các tế bào bị viêm, ở các bệnh nhân Covid-19.
Mặc dù nghiên cứu chỉ khảo sát ba ca bệnh, Ruschitzka nói khám nghiệm các bệnh nhân Covid-19 khác cũng phát hiện niêm mạc mạch máu “có đầy virus” và chức năng mạch máu bị rối loại ở mọi cơ quan.
Từ những phát hiện này, nhóm nghiên cứu đề xuất các liệu pháp ổn định tế bào nội mô đồng thời với việc ngăn virus sao chép.
Ngoài việc tìm ra vắcxin để ngăn virus lây lan, Ruschitzka cho rằng tăng cường sức khỏe mạch máu có thể là điều quan trọng nhất trong việc chữa trị bệnh nhân Covid-19.
John Nicholls, giáo sư bệnh học tại Đại học Hong Kong, cho rằng vẫn cần thêm nghiên cứu.
“Trong khi nhiều cấu trúc có thể trông giống các thành phần của virus dưới kính hiển vi, các công nghệ phòng lab khác sẽ cần được tiến hành để thực sự xác nhận hiện tượng nhiễm virus”, South China Morning Post dẫn ý kiến của ông Nicholls.
Hàng nghìn ôtô xếp hàng chờ phát lương thực cứu trợ dịch ở Texas
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngân hàng thực phẩm San Antonio tại Texas (Mỹ) phát lương thực cho hơn 12.000 hộ gia đình.
Trọng Thuấn
Nữ sinh y khoa tốt nghiệp sớm để chống dịch
Ngày 31/1, Fatoumata Bogoy Bah, 26 tuổi, dự lễ tốt nghiệp trực tuyến của Đại học Y Massachusetts trên Zoom, sau đó tham gia chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19.
Fatoumata sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, mẹ làm việc tại một viện dưỡng lão trong khi chị gái làm ở khoa cấp cứu. "Tôi không chịu được việc nhìn mẹ và chị chăm sóc, cứu người trong khi mình không biết làm gì. Đó là lý do tôi theo đuổi ngành học này", cô chia sẻ.
Theo kế hoạch, Fatoumata sẽ kết thúc năm cuối Đại học Y Massachusetts vào tháng 7 với sự góp mặt của đông đảo gia đình và bạn bè. Sau đó, cô sẽ tự thưởng một chuyến du lịch nước ngoài trước khi trở thành bác sĩ nội trú.
Thế nhưng Covid-19 xảy ra khiến kế hoạch của cô gái 26 tuổi bị đảo lộn. Fatoumata tốt nghiệp trường y sớm hơn gần hai tháng, tình nguyện làm việc tại Trung tâm Y tế UMass Memorial ở Worcester, Massachusetts.
"Nếu vài tháng trước, ai đó gặp tôi và nói sẽ làm những công việc này vào tháng 4 năm nay, tôi sẽ nhìn họ như thể họ mất trí rồi. Tôi chưa từng tưởng tượng ra điều mình đang làm hiện tại", Fatoumata nói.
Chưa đầy một tuần sau lễ tốt nghiệp ngày 31/3, cô bắt đầu công việc tại Trung tâm Y tế UMass Memorial (Massachusetts), tham gia khóa học điều trị từ xa và chăm sóc các bệnh nhân mắc Covid-19. Lúc đó, Massachusetts có hơn 28.000 ca dương tính.
Nữ sinh y khoa Fatoumata Bogoy Bah. Ảnh: Good Morning America
Fatoumata làm việc tại khu vực cứu chữa và chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 trong bệnh viện. Hàng ngày, cô chủ yếu giao tiếp với người bệnh thông qua điện thoại và video. Bệnh viện chỉ cho một bác sĩ đi thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân để giảm rủi ro lây lan virus.
Các lãnh đạo bệnh viện cho biết, việc không để cho Fatoumata cùng sinh viên vừa tốt nghiệp khác tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19 nhằm tránh lây nhiễm chéo do bác sĩ tình nguyện không thể ở lại lâu dài.
Tháng 7 tới, Fatoumata sẽ trở thành bác sĩ nội trú ngành gây mê tại Bệnh viện New York-Presbyterian Hospital, Trung tâm y tế Weill Cornell, thành phố New York, nơi được coi là điểm nóng của Covid-19. "Tuy có chút lo lắng, tôi rất háo hức khi có cơ hội tham gia vào công tác y tế tại New York", Fatoumata nói.
Dù trực tiếp tham gia vào tuyến đầu chống dịch, Fatoumata không hề lăn tăn hay nghi ngại, cho rằng đây là một quyết định "không thể đúng đắn hơn". "Tôi thấy mình đang thực sự được sống trong lý tưởng và mục đích của bản thân khi lựa chọn theo đuổi ngành Y. Tại viện, tôi học được sự bình tĩnh của mọi người và biết bản thân đang đi đúng hướng mình muốn", cô nói.
Đến 20/4, Covid-19 đã lan ra 218 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 2,5 triệu người nhiễm bệnh và hơn 170.000 người chết. Mỹ đang là ổ dịch lớn nhất thế giới với gần 800.000 ca dương tính, trong đó 42.000 trường hợp tử vong.
Thanh Hằng
Lần đầu tiên Italy ghi nhận số bệnh nhân điều trị Covid-19 giảm Sau 2 tháng chiến đấu với đại dịch Covid-19, Italy lần đầu tiên ghi nhận số bệnh nhân đang phải điều trị Covid-19 giảm so với ngày trước đó. Theo con số do Cơ quan bảo vệ dân sự Italy đưa ra, trong ngày 20/4, Italy ghi nhận một chỉ số quan trọng, đó là lần đầu tiên kể từ ngày 21/2, số...