Virus corona biến thể bất thường trong ổ dịch gia đình
Các nhà khoa học phát hiện biến thể bất thường của virus corona khi lây truyền từ người sang người trong một gia đình, giúp chúng tiến hóa và thích nghi với môi trường mới.
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát hiện ra những biến thể bất thường của virus corona xảy ra trong quá trình lây truyền giữa các thành viên trong một gia đình, South China Morning Post cho biết.
Dù ảnh hưởng của đột biến lên virus vẫn chưa được giải mã, nhưng chúng có khả năng thay đổi cách thức hoạt động của virus. Nhóm nghiên cứu đã phân tích mẫu bệnh phẩm trong một gia đình ở tỉnh Quảng Đông cho biết bộ gen của virus đã trải qua một số biến đổi đáng kể khi lây lan trong gia đình.
Virus đột biến mọi lúc, nhưng phần lớn các thay đổi đều đồng nhất hoặc không đáng kể và ít ảnh hưởng đến cách hoạt động của virus. Một số biến đổi khác, được gọi là thay thế không đồng nhất, có thể thay đổi đặc điểm sinh học, cho phép virus thích nghi với các môi trường khác nhau.
Theo nghiên cứu của giáo sư Cui Jie và các đồng nghiệp tại Viện Pasteur Thượng Hải, ghi nhận 2 sự thay đổi không đồng nhất diễn ra trong chủng virus được phân lập từ các thành viên trong gia đình.
Sự đột biến nhanh của virus có thể làm phức tạp thêm quá trình kiểm soát dịch bệnh. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Video đang HOT
Trong trường hợp này cho thấy sự tiến hóa của virus có thể xảy ra trong quá trình lây truyền từ người sang người. Nghiên cứu của nhóm đã được đăng trên tạp chí National Science Review vào ngày 29/1.
Nhóm nghiên cứu cho biết đang theo dõi chặt chẽ sự đột biến, tiến hóa và thích nghi của virus. Nhóm của giáo sư Cui đã phát hiện 17 đột biến không đồng nhất từ các mẫu bệnh phẩm trên khắp cả nước từ ngày 30/12/2019 đến cuối tháng 1/2020.
“Chúng tôi chưa có câu trả lời về việc liệu virus corona chủng mới có đột biến nhanh hơn SARS hay các loại virus khác hay không”, Shi Zhengli, nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán, người không tham gia nghiên cứu nói.
Đồ họa: Minh Hồng.
Theo các nghiên cứu trước đây về SARS, hay hội chứng hô hấp cấp tính nặng, có tốc độ đột biến rất nhanh. Nhà nghiên cứu Shi cho biết vẫn chưa biết được tốc độ đột biến của virus corona chủng mới, vì hầu hết các trình tự về bộ gen virus vẫn chưa hoàn tất. Các nhà khoa học chỉ mới nghiên cứu những mảnh vỡ trong bộ gen của virus.
Giải mã trình tự bộ gen của virus cần nhiều thời gian và tốn kém. Bộ gen virus corona chủng mới có tổng chiều dài gần 30.000 cặp cơ sở, dài hơn nhiều các loại virus khác, bao gồm chủng virus anh em xa của nó.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Chiết Giang cho biết đang hợp tác với Alibaba để phát triển phương pháp phân tích bộ gen mới bằng trí tuệ nhân tạo. Công nghệ mới sẽ cho phép rút ngắn thời gian giải mã từ vài giờ xuống còn khoảng 30 phút, cho phép các nhà khoa học theo dõi đột biến của virus nhanh và chính xác hơn.
Các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định sự đột biến của virus có thể gây ra tình trạng tái nhiễm bệnh sau khi đã điều trị khỏi hay không. Nhưng về mặt lý thuyết, sự đột biến của virus có thể khiến những bệnh nhân đã lành bệnh tái nhiễm trở lại, vì các phương pháp nghiên cứu của họ chỉ nhắm vào một đoạn trong bộ gen của virus.
Theo news.zing.vn
Pháp dùng hải âu chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp
Các nhà khoa học Pháp đã thử nghiệm và đề xuất gắn máy dò trên cơ thể chim hải âu để phát hiện và ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp trên biển.
Theo Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà sinh thái học Pháp từ Trung tâm nghiên cứu sinh học ở Chizé (Centre d'études biologiques de Chizé - CEBC) đã phát triển một phương pháp sử dụng hải âu được trang bị máy dò nhỏ xíu để phát hiện tàu cá trong đại dương mà thuyền trưởng tắt đèn hiệu để đánh bắt cá trong khu vực cấm.
Hải âu mang máy dò sẽ giúp ngăn chặn tình trạng đánh bắt hải sản bất hợp pháp - Ảnh: Nat Geo image Collection
Theo quy định, tất cả các tàu có chiều dài hơn 20m phải có đèn hiệu liên tục truyền dữ liệu vệ tinh về vị trí, tốc độ và hướng di chuyển của tàu. Trước hết, điều này được thực hiện để ngăn va chạm trên biển, vì dữ liệu vệ tinh cung cấp cho thuyền trưởng một bức tranh hoàn chỉnh hơn về không gian xung quanh so với radar tàu. Nhưng dữ liệu vệ tinh cũng cho phép xác định xem tàu có vào khu vực nơi đánh bắt hải sản bất hợp pháp hay không. Tuy nhiên, thuyền trưởng thường tắt đèn hiệu.
Nhà nghiên cứu Henri Weimerskirch và các đồng nghiệp ở CEBC của ông đã quyết định sử dụng hải âu để theo dõi các tàu cá. Những con chim này có thể vượt qua hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn km trong chuyến bay và phát hiện một tàu đánh cá ở khoảng cách lên tới 30km. Các nhà khoa học đã tạo ra các máy dò nhỏ chỉ nặng 65 gram, có thể phát hiện tín hiệu radar của tàu mà thuyền trưởng của tàu không tắt để tránh va chạm với các tàu khác. Các thiết bị mà hải âu mang trên người truyền tín hiệu này đến vệ tinh.
Từ tháng 12.2018 đến tháng 6.2019, Henri Weimerskirch và các đồng nghiệp đã triển khai máy dò nhỏ trên 169 con hải âu từ các đảo Crozet ở phía Nam Ấn Độ Dương. Trong thời gian này, chim đã gặp 353 tàu. Tọa độ của các tàu được truyền qua vệ tinh đến phòng thí nghiệm, thường là trong vòng chưa đầy 2 giờ. Nếu chúng không trùng với bản đồ vị trí của các tàu có đèn hiệu hoạt động, các nhà khoa học hiểu rằng đèn hiệu đã bị vô hiệu hóa trên tàu. Kết quả, 26% tàu đã tắt đèn hiệu trong vùng đặc quyền kinh tế của các đảo Crozet (cách bờ biển 200 hải lý), mặc dù việc sử dụng đèn hiệu ở khu vực này là bắt buộc.
Nhược điểm của phương pháp mới là hải âu có thể phát hiện các tàu như vậy, nhưng không thể theo dõi chuyển động của chúng trên khoảng cách quá xa. Nhưng tuần tra đại dương bằng hải âu trong mọi trường hợp sẽ giúp xác định các khu vực nơi đánh bắt đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ hơn.
Các máy dò nhỏ đeo trên chim hải âu sẽ được triển khai lại vào tháng 3 và tháng 4 năm nay tại khu vực các đảo Prince Edward ở phía Nam Ấn Độ Dương để phát hiện các vụ đánh bắt cá bất hợp pháp. Chúng cũng sẽ được sử dụng để giúp các dịch vụ đánh cá của New Zealand nghiên cứu sự nguy hiểm của tàu cá đối với hải âu. Các nhà nghiên cứu cũng đang phát triển các máy dò nhỏ hơn, họ dự định cài đặt trên các loài chim khác và thậm chí, có thể trên rùa biển.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Cậu bé nhắn mẹ bác sỹ: Virus ở rất xa nhà, mẹ yên tâm chữa bệnh, sớm trở về không bị lây nhiễm Cậu bé Zheng Zeyue tự hào về người mẹ bác sỹ của mình, hy vọng mẹ có thể sớm trở về khỏe mạnh sau thời gian chiến đấu với dịch viêm phổi cấp do virus corona gây ra. "Mặc dù mẹ mặc bộ đồ cách ly dày cộp, đội mũ trên trên đầu, đeo khẩu trang và kính bảo hộ, con vẫn nhận...