‘Vip’ như sinh viên đại gia
Được trang bị “tới tận răng”, các sinh viên đại gia sống sung sướng như ở nhà. Thậm chí có phần thoải mái hơn vì không bị bố mẹ quản lý.
Từ ở…
Ngọc Huyền, sinh viên Đại học Kinh doanh công nghệ đã làm không ít các bạn Hà Nội phải trầm trồ về mức độ “ quý tộc” của mình. Ngay khi nghe tin đỗ đại học, món quà đầu tiên mà Huyền nhận được là một chiếc iPhone đời mới, tiếp đó là một chiếc xe LX để tiện cho việc đi lại dưới thủ đô. Món quá thứ ba, trị giá gấp vài chục lần là một ngôi nhà 5 tầng với đầy đủ nội thất đẹp đẽ ở Thanh Xuân. Được trang bị “đến tận răng”, đi học, Huyền vẫn sung sướng như ở nhà, thậm chí có phần thoải mái hơn vì không bị bố mẹ quản lý.
Phòng khách đầy đủ tiện nghi của Ngọc Huyền.
Kém hơn một chút, Thu Phương, sinh viên Đại học Quốc gia được bố mẹ mua cho một căn hộ 2 phòng ngủ, nội thất không thiếu một thứ gì. Giặt đồ đã có máy, dọn nhà đã có máy hút bụi, cô tân sinh viên này chỉ cần lo nấu cơm để đảm bảo vệ sinh. Đồ ăn luôn đầy ắp trong chiếc tủ lạnh 400l của Phương. Mỗi tháng được bố mẹ cho 5 triệu để chi tiêu, mà không cần lo ăn uống, Phương chi tiêu khá thoải mái, không mang nỗi lo ngay ngáy “chưa hết tháng đã hết tiền” như các bạn sinh viên khác.
Cứ đầu tuần, ba mẹ cô lại gửi thịt bò, gà, tôm, cua, cá đã đóng hộp và ướp đá ra cho con gái rượu
Đến đi…
Video đang HOT
Sinh viên thường đi xe buýt, xe đạp, có điều kiện hơn thì đi xe máy. Người ít tiền thì Sirius, Wave, nhiều tiền hơn một chút thì Click, Atila, Airblade… còn đã là sinh viên đại gia thì ít nhất cũng là Vespa, SH.
Dù đã ra trường nhưng hot boy Hà thành nổi tiếng đẹp trai vẫn được sinh viên các khóa sau nhớ đến, không chỉ vì ngoại hình rất ưa nhìn mà còn vì hot boy này đi BMW 325i tới trường.
Hình ảnh các bạn sinh viên trong những bộ đồ sành điệu, ngồi sau tay lái đã không còn hiếm nữa… (Ảnh minh họa).
Dạo qua bãi đỗ xe của các trường đại học, lẫn trong những chiếc xe ô tô của giảng viên, có không ít xe mà chủ nhân là sinh viên.
“Cái khó” của sự sung túc
Học trong môi trường ngoài, sinh viên đại gia có nhiều cơ hội thể hiện sự quý tộc của mình, tự làm cho mình lạc lõng giữa các bạn. Đối với các sinh viên vip học trong môi trường quân đội hay an ninh, cảnh sát, phải mặc quân phục, ăn cơm tập thể, tắm giặt tập thể, thì lại có những kiểu khác để thể hiện sự “quý tộc” của mình.
Thay vì dùng bể nước tập thể, V đã từng khiến bạn bè rất ngạc nhiên khi cậu sẵn sàng chi rất nhiều tiền mua lavie để đánh răng, rửa mặt, gội đầu. V cũng không thích chơi cùng ai, tình tình lại chảnh, sống tách biệt với mọi người. Bạn bè cũng chẳng ai muốn gần.Bạn bè nghĩ gì về sinh viên đại gia? “Các bạn ấy đến trường thì cũng ít trò chuyện với mọi người. Nói chung là kiêu lắm”.
Quá thừa thãi về vật chất, nhiều sinh viên đại gia không vượt qua được cái “khó” của sự sung túc, sống lưng chừng, không niềm tin, không mơ ước, cũng chẳng cần lo lắng quá nhiều về tương lai.
Tâm sự của Thu Phương: “Sáng tôi đi học, chiều đi shopping, tối lướt web hay là đi chơi với bạn bè. Tôi không quan tâm nhiều lắm đến công việc sau này. Đã có bố mẹ lo rồi”
Dư thừa về vật chất làm cho người ta không phải lo nghĩ, nhưng cũng khiến họ dễ sa đà vào nhiều sự cám dỗ và thiếu đi sự phấn đấu trong cuộc sống. Tất nhiên có điều kiện thì có quyền sung sướng, tuy nhiên, liệu sự giàu có bền nếu như các sinh viên đại gia không biết nghĩ và lo lắng cho chính tương lai của mình.
Theo Vietnamnet
Quý tử đỗ ĐH, được thưởng BMW
Con đỗ đai hoc, bố mẹ có phần thưởng, đó là chuyện thường. Nhưng vơi đại gia, món quà này dễ làm thiên hạ lắc đầu, lè lưỡi khi nghe nói đến.
Một đại gia trong ngành xuất nhập khẩu rượu vang tại Hà Nội khiến thiên hạ lác mắt khi tặng quà cho Phú, quý tử duy nhất, khi cậu đỗ ĐH.
Vốn dĩ lực học của "thiếu gia" này trong suốt những năm trung hoc phô thông chỉ xếp vào dạng làng nhàng dù cha mẹ đã thuê toàn các thầy giỏi kèm tại nhà. Phú mải chơi hơn học nên gia đình xác định cậu đi thi ĐH chỉ là thi cho vui. Ông bố đã chuẩn bị phương án cho Phú tiếp quản một nhà hàng của gia đình tại trung tâm Hà Nội để vừa học vừa làm rồi theo nghề kinh doanh của gia đình, không đặt áp lực thi đỗ cho Phú. Nhưng không ngờ Phú lại đỗ, mà lại là ĐH công lập hẳn hoi. Ngay khi vừa biết điểm, bố cậu đã quyết định "thưởng nóng" cho con 50 triệu đồng để... khao bạn bè. Còn phần thưởng chính thức là một chiếc BMW, đặt hàng từ nước ngoài gửi về để sắp tới "cậu ấm" làm phương tiện đi học.
Bảo Ngọc là con gái rượu của một đại gia trong lĩnh vực kinh doanh nhà nghỉ khách sạn. Ngọc học tại Hà Nội, còn gia đình thì "di cư" khắp cả nước theo từng mùa vì bố Ngọc sở hữu cả một hệ thống nhà nghỉ - khách sạn cao cấp ở hầu khắp khu du lịch lớn trong cả nước. Ngay sau khi đỗ ĐH T., Ngọc đã khoe với bạn bè là được bố mẹ thưởng cho một món quà "cây nhà lá vườn", và cô chia sẻ món quà này với các bạn.
Món quà "cây nhà lá vườn" đó là: Ngọc được sử dụng nguyên một khách sạn của gia đình tại bất cứ địa điểm nào cô thích để mời bạn bè đến ăn nghỉ cho đến... chán thì thôi, bố cô sẽ bao toàn bộ chi phí.
Những người bạn được Bảo Ngọc mời tuy cũng con nhà "quý tộc", nhưng cũng phải choáng khi đến ăn chơi ở đây, vì "cây" và "lá" vườn nhà Ngọc có thể ví là cây vàng, lá... đô la. Chi phí cho lần thiết đãi bạn bè này của cô tính ra cũng phải vài trăm triệu đồng.
Trong nhóm bạn của Bảo Ngọc cũng có một "thiếu gia" chuẩn bị nhận quà chúc mừng đỗ ĐH của bố mẹ, đều là dân chơi chứng khoán. Bố mẹ đã đặt cho cậu một chuyến du lịch vòng quanh châu Âu để xả stress sau những ngày học hành thi cử cực nhọc. Sau khi "ăn khao" của cô bạn Bảo Ngọc về, cậu sẽ lên đường vi vu trời Tây luôn để còn kịp về nhập học.Sắm xế hộp cho con đi học cũng là cách được nhiều đại gia chọn để cổ vũ tinh thần cho các cậu ấm, cô chiêu. Đây cũng là món đồ được các cô cậu yêu thích vào bậc nhất.
Linh, "ông chủ con" của một công ty kinh doanh nội thất cao cấp tại quận 1 (TPHCM), bình luận: "Xe máy dù là dòng đắt tiền như Vespa, SH, PS... bây giờ cũng là quá tầm thường. Đi xe máy thì nắng vẫn phải đội mũ, mưa vẫn phải mặc áo mưa, thế thì thà đi xe buýt còn hơn. Em đã bảo ông bố ở nhà, mua thì mua ô tô chứ nhất định không đi xe máy".
Coi chưng lơi bât câp hai
Theo nhà tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty Tư vấn An Việt Sơn, do xã hội quan niệm khá nặng nề về bằng cấp nên đỗ ĐH là một sự kiện lớn, niềm hãnh diện của cả gia đình. Chính vì thế, nhiều phụ huynh thưởng cho con món quà đặc biệt khi thi đỗ. Phần thưởng là sự động viên, cổ vũ tinh thần cho các em tiếp tục phấn đấu.
Tuy nhiên, theo ông, món quà quá đắt tiền, xa xỉ nhiều khi đi ngược ý nghĩa của nó, thậm chí có thể góp phần tạo cho con những quan điểm sai lầm, dẫn đến sa đà. Ông Chất kể, một nữ khách hàng mới đây đã hốt hoảng gọi điện nhờ tư vấn vì con bà vừa đỗ ĐH đã có nguy cơ hư hỏng. Bà nói, con bà vốn là một cô bé ngoan, chăm chỉ học hành. Khi biết cô bé đỗ ĐH, bà đã thưởng khá nhiều tiền và bảo con đi xả hơi để bù đắp cho những năm học miệt mài. Thế rồi bà tá hoa khi bắt gặp cô con gái ngoan đi "lắc" và quan hệ tình dục tập thể với nhóm bạn. Bà nghĩ có lẽ do cô bé bỗng nhiên có nhiều tiền, lại ngây ngô không biết cách tiêu nên mới bị bạn xấu lôi kéo. Khi nghe kể đến những món quà vô cùng xa xỉ mà các "đại gia" thưởng cho con, nhiều sinh viên nghèo chạnh lòng. Nguyễn Sỹ Cần (quê huyện Trực Ninh, Nam Định) vừa đỗ ĐH Bách Khoa, ước ao: "Chỉ cần một góc của những món quà đó là em đã trang trải được cho 4 năm ĐH rồi".
Bố Cần bố mất sớm, mẹ làm ruộng, hai em còn nhỏ, cậu chưa biết lấy tiền đâu để trang trải cho những năm ĐH. Mặc dù đỗ nhưng chưa chắc Cần đã bắt đầu đời sinh viên trong năm nay.
Theo Đất Việt
Đau đớn cậu bạn 18 tuổi đỗ đại học tử nạn Công sẽ làm một sinh viên như mơ ước cháy bỏng của mình, sẽ là niềm hy vọng của cả gia đình nếu như không có bước chân định mệnh vào chiều hôm ấy... Bước lội định mệnh Tai nạn đến với Trần Thành Công (18 tuổi, ở An Ninh, Phổ Ninh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) đúng 1 ngày sau khi Công biết...