Vinmec ứng dụng AI nuôi cấy phôi thụ tinh ống nghiệm, cơ hội cho gia đình hiếm muộn
Là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam kết hợp trí tuệ nhân tạo và công nghệ nuôi phôi tự động Time-lapse, Vinmec đã khai thác triệt để những ưu việt của công nghệ hỗ trợ sinh sản mới này giúp nhiều gia đình hiếm muộn “tìm con”.
Giải pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều cặp vợ chồng không may bị vô sinh, hiếm muộn. Trong đó, giai đoạn nuôi cấy phôi đóng vai trò vô cùng quan trọng, có tính quyết định tới thành công của một chu kỳ thụ tinh này.
Nuôi mầm sống bằng công nghệ hiện đại
Chị N.T.L. (Hà Nội) đang từng ngày mong chờ đứa con chào đời. May mắn đã đến với chị ngay từ lần đầu nuôi phôi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. “ Những thước phim đầu đời của bé từ khi hình thành mầm sống đầu tiên đến suốt quá trình phát triển của phôi thật là kỳ diệu. Được nhìn thấy hình ảnh con yêu khỏe mạnh từ những ngày đầu đời, không có gì ý nghĩa hơn.” – Chị L. chia sẻ hạnh phúc khi lần đầu nhìn thấy con yêu từ giai đoạn phôi trong video trong Time – lapse.
Chị L. là một trong những bà mẹ đã được ứng dụng công nghệ mới nhất: Tủ nuôi cấy phôi nhiều ngăn tích hợp hệ thống kính hiển vi soi và camera ( công nghệ Time-lapse). Với công nghệ mới này, mỗi phôi sẽ được nuôi cấy riêng biệt và được camera ghi nhận hình ảnh phôi ở các giai đoạn phôi phân chia.
Từ tháng 11/2018, Bệnh viện Vinmec đã thực hiện nuôi cấy phôi Time- lapse, kết hợp sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo để chọn được phôi tốt, tăng khả năng đậu thai IVF.
Trước đây, khi nuôi cấy bằng tủ buồng lớn và nhiều ngăn, thông tin về phôi chỉ được ghi nhận một số lần vào ngày thứ 1, thứ 3, thứ 5 sau khi tiến hành thụ tinh. Còn với tủ Time – lapse, cứ 5 phút, video hình ảnh của phôi lại được ghi nhận một lần, vì vậy toàn bộ quá trình phát triển của phôi đều được thu nhận và xử lý. Dựa trên hình ảnh tủ Time – lapse cung cấp, phần mềm trí tuệ nhân tạo sẽ hỗ trợ các bác sĩ đánh giá phôi chính xác ở từng giai đoạn dựa vào hình thái và quá trình phân chia của phôi. Đặc biệt, môi trường nuôi cấy hoàn hảo được duy trì ổn định suốt trong quá trình nuôi, đem lại chất lượng và nâng cao khả năng sống của phôi thai.
Tủ nuôi cấy phôi hoàn hảo như cơ thể mẹ
Áp dụng công nghệ nuôi cấy phôi Time – lapse từ tháng 12/2018, đến nay, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec đã thực hiện thành công hàng trăm ca nuôi phôi bằng kỹ thuật tiên tiến này.
“ Kết hợp nuôi cấy bằng công nghệ Time-lapse và đánh giá phôi bằng phần mềm trí tuệ nhân tạo Eeva giúp chọn lựa được phôi có tiềm năng phát triển cao nhất, chúng tôi có thể hạn chế tối đa những đánh giá mang tính chủ quan. Do đó, các phôi được chọn thực sự sẽ là phôi tốt nhất và đem lại có kết quả đậu thai cao hơn - ThS.BS Lê Thị Phương Lan, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Vinmec cho biết.
Video đang HOT
Hệ thống tủ nuôi cấy phôi Time-lapse Geri plus (Geri ) đang sử dụng tại Vinmec là loại tủ nuôi cấy phôi hiện đại nhất hiện nay, tạo môi trường nuôi cấy tối ưu và hoàn hảo như bên trong cơ thể người mẹ, đồng thời loại bỏ được những hạn chế nuôi cấy bằng tủ thông thường. Theo BS.Ths Nguyễn Thị Cẩm Vân, nuôi cấy phôi và theo dõi chất lượng phôi là quá trình quan trọng, có vai trò quyết định đối với sự thành công khi thụ tinh ống nghiệm. Phôi là một mầm sống rất nhạy cảm nên môi trường nuôi phôi càng giống các điều kiện trong cơ thể người mẹ càng thuận lợi cho phôi phát triển.
Hệ thống tủ nuôi cấy phôi Time-lapse Geri có nhiều ngăn, mỗi ngăn nuôi cấy một phôi độc lập nên sự phát triển của từng phôi không bị ảnh hưởng lẫn nhau. Được trang bị kính hiển vi với camera có độ phân giải cao, tủ Geri sẽ thu nhận và truyền trực tiếp hình ảnh video liên tục về quá trình phát triển từng phôi tới máy tính bên ngoài.
Hình ảnh phôi trong tủ nuôi cấy Time – lapse được truyền ra ngoài màn hình nên có thể đánh giá chất lượng phôi mà không phải mở tủ, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi
Ngoài ra, dựa trên các đặc điểm trong quá trình phân chia của phôi, các bác sĩ Vinmec có thể phát hiện sớm và chính xác sự phân chia bất thường là dấu hiệu nhận biết sớm của bất thường nhiễm sắc thể. Đây được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thất bại làm tổ nhiều lần, sảy thai và dị tật bẩm sinh. Từ đó, làm tăng tỉ lệ thành công, tăng khả năng đón em bé khỏe mạnh chào đời, đồng thời giảm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân vô sinh hiếm muộn.
Một em bé khỏe mạnh ra đời từ phương pháp IVF tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Tại Việt Nam, nuôi cấy phôi Time – lapse đang coi là cuộc cách mạng IVF. Trong hơn 5 năm đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình tìm con yêu, các bác sĩ Vinmec không ngừng cập nhật những phương pháp mới để tăng tỉ lệ thành công IVF. Năm 2019, Vinmec ghi dấu ấn với 2 thành công lớn với phương pháp đánh giá miễn dịch tại niêm mạc tử cung kết hợp phác đồ cá thể hoá và mổ nội soi buồng tử cung sửa khuyết sẹo mổ cũ. Năm 2020, được nghiên cứu và khai thác triệt để, công nghệ Time – lapse hứa hẹn tiếp tục cùng các bác sĩ Vinmec đem lại hy vọng sớm cán đích cho các cặp vợ chồng mong con.
Để hiểu thêm về ứng dụng công nghệ Time – lapse, xem tại:
https://www.youtube.com/watch?v=Ip0Ewq2kUO4&feature=youtu.be&fbclid=IwAR3ALnhhIb1GtDCgx_-4vxELsyQPrqpJYVbq2gf04ihJJOzI1CelAwNCAJs
Lần đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu ứng dụng phương pháp mới chữa vô sinh
Bộ Y tế vừa trao Quyết định Phê duyệt Đề tài Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ứng dụng phương pháp mới chữa vô sinh, hiếm muộn.
Theo đó, lần đầu tiên Bộ Y tế cấp phép nghiên cứu ứng dụng phương pháp "Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân" trong điều trị nội mạc tử cung mỏng, mang đến phương pháp điều trị hiện đại, an toàn, hiệu quả, mở ra hy vọng mới cho các cặp đôi vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam.
Các đơn vị được cấp phép nghiên cứu gồm: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tâm Anh (Hà Nội) và Bệnh viện Mỹ Đức (TP.HCM).
Phương pháp này được chính thức đưa vào nghiên cứu ứng dụng đã thắp lên niềm hy vọng mới cho hàng nghìn phụ nữ suy nội mạc tử cung, nội mạc mỏng, chuyển phôi thất bại, sảy thai liên tiếp - vốn chiếm đến 20% số phụ nữ vô sinh hiếm muộn.
Trên thế giới, tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là khoảng 40-45%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này dao động ở 35-60%, nghĩa là phần lớn phụ nữ làm IVF phải trải qua ít nhất 2 lần thực hiện kỹ thuật IVF để có thể thành công.
Tỷ lệ IVF thành công sẽ giảm dần từ 2-10% đối với phụ nữ có nội mạc tử cung mỏng, suy nội mạc, đồng thời nếu may mắn có thai thì nguy cơ sảy thai cũng cao hơn rất nhiều.
"Kỹ thuật mới khiến chúng tôi như được mở ra con đường mới, tươi sáng và chắc chắn dẫn đến thành công", PGS.TS.BS Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Tâm Anh, Hà Nội chia sẻ.
Được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới, phương pháp bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân vào buồng tử cung kết hợp với liệu pháp hormone ngoại sinh đã chứng minh được hiệu quả làm tăng độ dày niêm mạc tử cung rõ rệt, nhờ đó tăng tỷ lệ làm tổ và đậu thai.
Tại Iran vào năm 2017, tiến sĩ Zadehmodarres và cộng sự đã tuyển chọn 10 bệnh nhân có tiền sử phát triển nội mạc tử cung (NMTC) không đầy đủ trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh để thực hiện nghiên cứu. Bệnh nhân đã được truyền 0,5ml PRP 2 lần trước khi tiến hành chuyển phôi. Kết quả, tất cả bệnh nhân được truyền PRP đều tăng độ dày NMTC, trong đó có 5 người mang thai, tương đương 50% số bệnh nhân.
Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân thu được thông qua quá trình lấy máu của chính bệnh nhân, xử lý bằng máy chuyên dụng để tách ly được thành phần tiểu cầu và làm giàu bằng các phương pháp kỹ thuật cao, do đó có lượng tiểu cầu nhiều gấp 2-10 lần so với huyết tương bình thường, có nhiều yếu tố tăng trưởng và Cytokin.
Khác với huyết tương giàu tiểu cầu có sẵn (thường được sử dụng trong các trị liệu thẩm mỹ), đây là chế phẩm sinh học tương thích nhất với cơ thể người bệnh, tránh được tình trạng thải ghép. Tuy nhiên, để có được huyết tương giàu tiểu cầu đảm bảo chất lượng cao nhất nhằm điều trị hiệu quả và an toàn cho người sử dụng, cần được thực hiện với các trang thiết bị máy móc chuyên dụng, đội ngũ chuyên gia cao cấp cùng hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt.
Đó cũng là những khuyến cáo cần thiết được các chuyên gia ở nhiều quốc gia như Ý, Iran, Trung Quốc, Ấn Độ, Venezuela nhắc tới trong các báo cáo khoa học về thành công của phương pháp hiện đại này.
Theo BVĐK Tâm Anh, bệnh viện sẽ nghiên cứu ứng dụng huyết tương giàu tiểu cầu tự thân trong điều trị vô sinh hiếm muộn ở các trường hợp nội mạc tử cung mỏng (
Chất lượng của nội mạc tử cung của người phụ nữ vô cùng quan trọng trong việc mang thai, đối với thụ tinh ống nghiệm sẽ quyết định đến khả năng đậu thai, mang thai và từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ IVF thành công.
Việc bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân vào tử cung của người phụ nữ có nội mạc mỏng, suy nội mạc được đánh giá là phương pháp có khả năng giúp tăng đến 50% tỷ lệ mang thai ở nhóm đối tượng này.
Các chuyên gia cũng khẳng định, việc sử dụng Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân của người phụ nữ giúp hiệu quả điều trị cao hơn, chống khả năng thải ghép và đảm bảo độ an toàn cao.
Với điểm ưu việt khi có Trung tâm tế bào gốc ngay tại bệnh viện và sở hữu hệ thống trang thiết bị và máy móc hiện đại, phòng lab tân tiến, quy trình khép kín, hệ thống quản trị chất lượng nghiêm ngặt... chính là nền tảng quan trọng để Trung tâm hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh có thể đủ điều kiện đưa vào điều trị an toàn và mang lại hiệu quả cho người bệnh.
Được biết, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh, Hà Nội (IVFTA) cũng là đơn vị đầu tiên sở hữu và đưa vào sử dụng máy nuôi phôi áp dụng trí tuệ nhân tạo AI chính hãng, giúp quá trình nuôi phôi tốt hơn, tăng chất lượng phôi cũng như theo dõi, đánh giá phôi chính xác, từ đó lựa chọn phôi để chuyển cho bệnh nhân hiếm muộn, tăng tỷ lệ thành công.
Năm 2019, IVFTA dẫn đầu cả nước về tỷ lệ IVF thành công, trung bình lên đến 60,9%, trong đó nhiều trường hợp phụ nữ lớn tuổi, nam giới không có tinh trùng, bệnh nhân có bệnh lý kèm theo. Riêng nhóm bệnh nhân trên 35 tuổi, tỷ lệ IVF thành công tại IVFTA lên tới 61,8% và 70% với nhóm bệnh nhân dưới 30 tuổi.
Nguyễn Tuân
Theo infonet
Em bé đầu tiên thụ tinh nhân tạo tại BVĐK Bình Định đã chào đời Sau khi được chuyển giao kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm từ Bệnh viện Từ Dũ, BVĐK tỉnh Bình Định đã điều trị cho 20 cặp hiếm muộn và trưa ngày 16/12, em bé đầu tiên do Bệnh viện này thực hiện kĩ thuật thu tinh nhân tạo, đã chào đời. Khoảng 11h ngày 16/12, em bé đầu tiên do Bệnh viện...