Vinmec tạo thành công 2 bộ kit phát hiện Covid-19
VinKit SARS-CoV-2 RT-PCR 1.0, VinKit SARS-CoV-2 Multiplex RT-PCR có khả năng tích hợp phản ứng, giảm thao tác kỹ thuật, tăng tốc độ thực hiện, độ chính xác cao.
VinKit SARS-CoV-2 RT-PCR 1.0, VinKit SARS-CoV-2 Multiplex RT-PCR do Vinmec phát triển dựa trên quy trình công nghệ của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ), được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) cấp phép sử dụng vào tháng 3. Kết quả kiểm định độc lập từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế cho thấy, 2 bộ VinKit hoạt động ổn định, chính xác trên mẫu lâm sàng, đạt ngưỡng phát hiện tương đương với sinh phẩm chẩn đoán theo khuyến cáo của WHO.
Bộ sinh phẩm Vinkit SARS-CoV-2 Multiplex RT-PCR do Vinmec nghiên cứu phát triển.
Điểm khác biệt của VinKit SARS-CoV-2 RT-PCR 1.0 và VinKit SARS-CoV-2 Multiplex RT-PCR là quy trình thực hiện. Trong đó, bộ VinKit SARS-CoV-2 RT-PCR 1.0 hoạt động theo công nghệ của CDC với 3 phản ứng độc lập để khẳng định kết quả. VinKit SARS-CoV-2 Multiplex RT-PCR lại kết hợp 3 phản ứng độc lập thành một nhằm tiết kiệm sinh phẩm, thời gian, chi phí, giảm thiểu thao tác thực hiện, hạn chế sai sót kỹ thuật.
VinKit SARS-CoV-2 Multiplex RT-PCR là sản phẩm do Vinmec nghiên cứu cải tiến, có sự thay đổi và tối ưu trên quy trình của CDC, chỉ thực hiện một phản ứng duy nhất cho các vùng gen đặc hiệu. Theo các cơ quan kiểm định, VinKit SARS-CoV-2 Multiplex RT-PCR đạt độ chính xác, đáp ứng tốt các tiêu chí: độ đặc hiệu lâm sàng, độ nhạy lâm sàng, đặc hiệu phân tích (không nhiễm chéo với các chủng virus khác), tương đương với các bộ kit được khuyến cáo bởi WHO, CDC.
Bộ kit xét nghiệm Vinkit SARS-CoV-2 Multiplex RT-PCR thích hợp sử dụng với nhiều hệ thống máy RealTime PCR, cho kết quả chính xác và nhanh chóng.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec chia sẻ: “Bộ VinKit SARS-CoV-2 Multiplex RT-PCR do Vinmec nghiên cứu cải tiến đã giảm thiểu hai phần ba thao tác kỹ thuật, hạn chế tối đa sai sót trong quá trình thực hiện, tăng tốc độ xét nghiệm lên gấp 2 lần so với bộ kit đang có trên thị trường. Hiện chúng tôi khẩn trương thực hiện quy trình sản xuất, làm thủ tục cấp số đăng ký để lưu hành” .
Video đang HOT
Bên cạnh đó, với quy cách đóng gói linh hoạt, phù hợp với nhiều hệ thống máy Realtime – PCR, 2 bộ VinKit có khả năng ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế trong cộng đồng. Ông Liêm cho biết thêm, Vinmec sẵn sàng hợp tác với các đơn vị để sản xuất số lượng lớn VinKit, phục vụ kịp thời công tác chống dịch.
Để đảm bảo an toàn, các xét nghiệm virus SARS-CoV-2 với sinh phẩm VinKit sẽ được thực hiện trong phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2.
Bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 là dự án sản xuất thứ 2 của Tập đoàn Vingroup nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19. Tháng 5, máy thở do Công ty Vinsmart (thuộc Tập đoàn Vingroup) phát triển với tỷ lệ nội địa hóa lên tới 70% được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, đơn vị trao tặng cho Nga, Ukraina và Singapore.
Kết thúc hành trình 14 năm bỏ trốn của kẻ bị Cảnh sát Anh truy nã toàn châu Âu
Sau khi giết người ở Vương quốc Anh, Tú bỏ trốn về Việt Nam và trả giá sau 14 năm gây án.
TAND tỉnh Hưng Yên vừa mở phiên tòa xét xử bị cáo Lê Minh Tú (SN 1973, trú tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) về tội "Giết người". Vụ án xảy ra cách đây 14 năm tại Vương quốc Anh.
Theo cáo trạng truy tố, Lê Minh Tú sinh sống và làm ăn tại Ukraina đến năm 2000 thì nhập cảnh trái phép vào nước Anh. Tại đây, Tú sinh sống như vợ chồng với chị Nguyễn Thị H.T (SN 1978, tại Nghệ An).
Bị cáo Lê Minh Tú
5 năm sau đó, Tú quen biết với Huỳnh Văn Quỳnh (SN 1957, tại Bình Định). Tú và Quỳnh hợp tác làm ăn, theo đó Tú sẽ cung cấp lao động người Việt nhập cư trái phép vào nước Anh cho cơ sở trồng cây cần sa của Quỳnh. Tú còn được giao nhiệm vụ cung cấp đồ ăn thức uống, theo dõi công nhân, tiến độ công việc rồi báo lại cho Quỳnh.
Năm 2006, Quỳnh sắp xếp cho gia đình Tú chuyển đến sống tại 6/29 đường Cardiff, Newport cùng cháu họ Quỳnh là Cai Hoàng Tân (SN 1976, tại Bình Định).
Tháng 9/2006, Tú và Tân đã thuê anh Nguyễn Phương Bắc (SN 1977, quê TP.HCM) và anh Trần Nguyên (SN 1962, quê Hà Tĩnh) làm nhân viên trồng cây cần sa tại 2 địa điểm khác nhau.
Tối ngày 16/11/2006, anh Bắc đến xưởng trồng cây cần sa mà anh Nguyên đang làm việc tại số 40 Đại lộ Keynsham, Newport. Tuy nhiên trong đêm ấy có đối tượng lạ mặt vào xưởng trói anh Bắc và anh Nguyên lại rồi cướp 100 cây cần sa đang vào vụ thu hoạch.
Sau khi sự việc xảy ra, Tú nghi ngờ anh Nguyên liên quan đến vụ cướp nên đưa anh này đến số nhà 100 đường New Road, thành phố Luân Đôn, Anh.
Toàn cảnh phiên tòa
Tại đây Lê Minh Tú cùng với Huỳnh Văn Quỳnh, Lê Văn Công (em họ của Tú), Lê Mạnh Toàn (anh ruột Tú), Paul Adrian Harrison (được thuê để tra tấn anh Nguyên) đã đánh dã man khiến anh Nguyên tử vong tại Bệnh viện hoàng gia Royan Gwent, thành phố Newport thuộc xứ Wales vào ngày 20/11/2006.
Các đối tượng bị Cảnh sát Gwent bắt, đưa ra xét xử về tội ngộ sát. Phiên tòa kéo dài 4 tháng vào năm 2008 đã tuyên Huỳnh Văn Quỳnh 09 năm tù; Lê Văn Công 07 năm tù; Lê Mạnh Toàn 07 năm tù. Riêng Lê Minh Tú sau khi bỏ trốn đã sử dụng hộ chiếu giả mang tên U Nguyễn làm giấy tờ thông hành, trốn sang Cộng hòa Liên bang Đức rồi đến nước Cộng hòa Séc.
Tú được Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc cấp giấy thông hành về Việt Nam. Sau khi về Việt Nam, Tú sinh sống tại quê, ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Cảnh sát Anh đã ra Lệnh truy nã toàn Châu Âu đối với Lê Minh Tú.
Ngày 7/1/2015, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội có Công hàm kèm theo hồ sơ vụ án hình sự gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị phía Việt Nam tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Lê Minh Tú về hành vi Giết người tại nước Anh.
Viện KSND tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận hồ sơ từ Viện KSNDTC để giải quyết theo thẩm quyền. Công an tỉnh Hưng Yên sau đó cũng đã có yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, ủy thác cho Bộ nội vụ Anh đề nghị cung cấp các tài liệu có liên quan.
Lê Minh Tú thời điểm bị Cảnh sát Gwent truy nã năm 2006
Đây là vụ án được thực hiện nhờ sự hợp tác đặc biệt giữa Cơ quan Phòng chống tội phạm Vương Quốc Anh (NCA), Cảnh sát quận Gwent với Bộ Công An Việt Nam.
Tại phiên tòa sơ thẩm mới đây, TAND tỉnh Hưng Yên đã tuyên bị cáo Lê Minh Tú 12 năm tù giam về tội giết người, đồng thời buộc đền bù cho gia đình bị hại số tiền hơn 116 triệu đồng.
Cô gái trong vụ án cướp tài sản hơn 10 năm trước hầu tòa
Tập đoàn VinGroup tặng 2.400 máy thở cho Nga và Ukraina Đại sứ quán Nga và Đại sứ quán Ukraina tại Việt Nam đã ký kết biên bản thống nhất tiếp nhận 2.400 máy thở xâm nhập điều trị COVID-19 do Tập đoàn Vingroup trao tặng. Dự kiến những lô máy thở sẽ được chuyển giao từ ngày 15/05/2020 đến ngày 30/08/2020. Các mẫu máy được trao tặng là Vsmart VFS-410 và VFS-510 -...