Vinmec cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp khỏi “cửa tử” trong thời gian ngắn kỷ lục
Nhờ sự phối hợp nhanh chóng của ekip Hồi sức cấp cứu và Can thiệp tim mạch Bệnh viện Vinmec Times City, bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đe dọa sốc tim đã được cấp cứu thành công trong thời gian ngắn kỷ lục, thoát “cửa tử” trong gang tấc.
Phối hợp hội chẩn 3 bên tìm giải pháp tốt nhất
Nhìn bệnh nhân Nguyễn Văn Hòa (65 tuổi, Hà Nội) đang vui vẻ nói chuyện với mọi người, ít ai biết rằng chỉ vài ngày trước thôi, ông Hòa và ekip bác sĩ phải giành giật từng giây với thời gian để thoát “cửa tử” do căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp.
Ths.Bs Phạm Thành Văn (áo blouse trắng) chia sẻ niềm vui hồi phục với bệnh nhân Nguyễn Đức Hòa và gia đình
Nhồi máu cơ tim cấp là một siêu cấp cứu có tỷ lệ tử vong cao nhất trong giờ đầu tiên. Do đó, việc chạy đua với thời gian chính là yếu tố quyết định sinh mạng của người bệnh. Ông Hòa được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trong tình trạng đau ngực dữ dội, tụt huyết áp. Qua khám lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp, đe dọa sốc tim kèm nhiều bệnh phối hợp nặng.
Để có phương pháp điều trị tối ưu trong tình huống khẩn cấp này, ngay lập tức các bác sĩ tại Đơn nguyên Can thiệp tim mạch Bệnh viện Vinmec Times City đã hội chẩn với chuyên gia tim mạch Đại học Pennsylvania (Mỹ) và Đại học Yeungnam (Hàn Quốc). Kết quả hội chẩn 3 bên thống nhất lựa chọn can thiệp mạch vành cấp cứu dưới hướng dẫn của siêu âm trong lòng mạch (IVUS), kết hợp với điều trị nội khoa tối ưu trước và sau khi can thiệp. Trong đó, siêu âm trong lòng mạch vành IVUS là một trong những tiến bộ của lĩnh vực tim mạch can thiệp, giúp chẩn đoán bổ sung cho chụp động mạch vành, can thiệp điều trị xơ vữa động mạch vành một cách chính xác.
Các bác sĩ tại Đơn nguyên Can thiệp tim mạch Bệnh viện Vinmec Times City cùng các bác sĩ Đại học Yeungnam (Hàn Quốc)
Thời gian xử lý cấp cứu ngắn kỷ lục: 30 phút
Video đang HOT
Ths.Bs Trần Hải Hà (Khoa Cấp cứu – Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City) cho biết: Với người bệnh nhồi máu cơ tim, thời gian là sự sống. Trên thế giới, thời gian từ khi tiếp nhận người bệnh đến lúc luồn được dây dẫn qua tổn thương trung bình khoảng 120 phút. “Thời gian vàng” để can thiệp động mạch vành là dưới 120 phút. Nếu cấp cứu muộn, có thể dẫn tới cơ tim chết hoặc để lại những biến chứng nặng nề.
“Với trường hợp bệnh nhân Hòa, sự phối hợp kịp thời giữa các chuyên khoa giúp thời gian xử lý cấp cứu được rút ngắn chỉ 30 phút, nhờ đó tiên lượng bệnh nhân được tốt hơn, ngăn chặn để lại tổn thương không thể phục hồi” – BS Hà nhấn mạnh.
Sau hồi sức tích cực và can thiệp mạch vành cấp cứu, chỉ sau 1 tuần, sức khỏe bệnh nhân Nguyễn Văn Hòa đã ổn định, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, có thể đi lại bình thường. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm như đặt máy tạo nhịp tạm thời để ổn định nhịp tim, kiểm soát lượng đường máu ở mức an toàn.
Sau 1 tuần, sức khỏe bệnh nhân Nguyễn Văn Hòa đã ổn định, hoàn toàn tỉnh táo
Nói về kỹ thuật can thiệp mạch vành cấp cứu dưới hướng dẫn của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) đã áp dụng với ca bệnh này, Ths.Bs Phạm Thành Văn (Trưởng đơn nguyên Can thiệp tim mạch, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City) cho biết: “Để điều trị nhồi máu cơ tim cấp, cần phải tái lập dòng máu chảy trong đoạn động mạch bị tắc càng sớm càng tốt. Khi can thiệp mạch vành, chúng tôi sử dụng dụng cụ chuyên dụng đưa qua động mạch quay ở cổ tay, hoặc động mạch đùi đi đến vị trí động mạch vành bị hẹp, làm nở rộng thành động mạch giúp máu lưu thông trở lại bình thường. Đây là kỹ thuật cao, ít xâm lấn, nhờ vậy người bệnh có tốc độ hồi phục nhanh, thời gian nằm viện ngắn và tiết kiệm chi phí”.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã làm chủ kỹ thuật can thiệp mạch vành cấp cứu dưới hướng dẫn của siêu âm trong lòng mạch (IVUS), điều trị thành công cho 150 người bệnh. Các trường hợp được điều trị theo phương pháp này có tỉ lệ thành công cao, không ghi nhận biến chứng nặng.
Các bác sĩ đang thực hiện kỹ thuật can thiệp mạch vành cấp cứu dưới hướng dẫn của siêu âm trong lòng mạch (IVUS)
“Đòn bẩy” tiến tới Trung tâm tim mạch xuất sắc
Trường hợp xử trí cấp cứu với bệnh nhân Nguyễn Văn Hòa thành công trong thời gian ngắn kỷ lục còn có sự tham gia kịp thời của các chuyên gia tim mạch đến từ Đại học Pennsylvania (Mỹ). Đây là một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ hợp tác giữa Bệnh viện Vinmec và Đại học Pennsylvania (Mỹ) để xây dựng Trung tâm Tim mạch xuất sắc (Center of Excellence – COE), phát triển toàn diện về chuyên môn, nghiên cứu khoa học, nhân lực và vận hành theo các tiêu chuẩn cao nhất thế giới đang áp dụng tại Mỹ. Với sự hợp tác này, Bệnh viện Vinmec Times City luôn có đội ngũ chuyên gia tim mạch từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) đến làm việc, hỗ trợ chuyên môn, hội chẩn những ca khó và phức tạp, đồng thời áp dụng các tiêu chẩn đánh giá tiên tiến (PCI Registry của ACC – Trường môn tim mạch Hoa Kỳ) trong chẩn đoán và điều trị.
Các chuyên gia của Penn hỗ trợ Vinmec về chuyên môn và tham gia hội chẩn những ca tim mạch khó và phức tạp
Tại Việt Nam, các tim mạch và ung bướu ngày càng gia tăng. Đó là lý do Vinmec quyết tâm xây dựng thành công các “Trung tâm xuất sắc” trong 2 lĩnh vực này nhằm tìm kiếm các giải pháp điều trị tân tiến, tối ưu và toàn diện nhất cho người bệnh. Mô hình điều trị toàn diện và tích hợp của COE không chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng cao nhất mà còn đi đầu trong nghiên cứu áp dụng các phương pháp điều trị mới, góp phần đem lại những giải pháp điều trị đột phá và hiệu quả. Hiện mô hình COE đang được áp dụng tại Mỹ, châu Âu và nhiều quốc gia tiên tiến như Australia, Nhật Bản …
Theo vnmedia
Thành công trong thử nghiệm CRISPR chống ung thư
Trong thử nghiệm lâm sàng đầu tiên thuộc loại này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gen CRISPR để tinh chỉnh DNA người của các tế bào miễn dịch với hy vọng chống được bệnh ung thư.
Các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng liệu pháp chỉnh sửa gen để điều trị thử nghiệm trên bệnh nhân ung thư. Ảnh: AP
Hiện dữ liệu sơ bộ từ thử nghiệm cho thấy, kỹ thuật này an toàn để sử dụng ở bệnh nhân ung thư. "Đây là bằng chứng cho thấy, chúng ta có thể thực hiện chỉnh sửa gen của các tế bào này một cách an toàn", đồng tác giả nghiên cứu, GS.TS Edward Stadtmauer, chuyên gia về ung thư tại Đại học Pennsylvania (Mỹ), nói với truyền thông.
Tuy nhiên, "điều trị này chưa sẵn sàng để đi tới thời kỳ đỉnh cao", ông Sergemauer nói thêm trong một cuộc phỏng vấn với NPR. "Nhưng nó chắc chắn rất hứa hẹn".
Cho đến nay, chỉ có ba bệnh nhân được điều trị tiên phong - hai bệnh nhân bị ung thư máu gọi là đa u tủy và một bệnh nhân mắc sarcoma, ung thư mô liên kết, theo một tuyên bố từ Đại học Pennsylvania. Các nhà nghiên cứu đã có thể loại bỏ, chỉnh sửa và trả lại các tế bào một cách an toàn cho cơ thể bệnh nhân. An toàn được đo lường về mặt tác dụng phụ và các tác giả nhận thấy rằng, không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào từ việc điều trị.
Một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, như thử nghiệm này, thường chỉ bao gồm một số ít bệnh nhân, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Thử nghiệm nhỏ nhằm xác định cách cơ thể phản ứng với một loại thuốc mới và liệu bệnh nhân có gặp bất kỳ phản ứng bất lợi nào không. Các thử nghiệm ở giai đoạn I không giải quyết được liệu một loại thuốc có thực sự có tác dụng điều trị một tình trạng hay không - câu hỏi đó sẽ xuất hiện trong các thử nghiệm sau này. Như hiện tại, nghiên cứu CRISPR cho thấy, rằng liệu pháp điều trị ung thư mới ít nhất là an toàn cho ba người trên.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học lần đầu tiên sử dụng CRISPR để cắt ba gen từ DNA của các tế bào miễn dịch. Hai trong số các gen chứa các hướng dẫn để xây dựng các cấu trúc trên bề mặt tế bào đã ngăn các tế bào ung thư (T) liên kết với các khối u đúng cách, theo tuyên bố của trường đại học. Gen thứ ba cung cấp các hướng dẫn cho một loại protein có tên PD-1, một loại "công tắc tắt" mà các tế bào ung thư tác động vào để ngăn chặn các cuộc tấn công của tế bào miễn dịch.
"Việc sử dụng chỉnh sửa CRISPR của chúng tôi là hướng tới việc cải thiện hiệu quả của các liệu pháp gen, chứ không phải chỉnh sửa DNA của bệnh nhân", đồng tác giả GS.TS Carl June, chuyên gia về liệu pháp miễn dịch tại Đại học Pennsylvania, cho biết trong tuyên bố.
Với những điều chỉnh này được thực hiện, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại virus đã được sửa đổi để đặt một thụ thể mới trên các tế bào T trước khi tiêm chúng trở lại vào bệnh nhân. Các thụ thể mới sẽ giúp các tế bào xác định vị trí và tấn công các khối u hiệu quả hơn.
Cho đến nay, các tế bào được chỉnh sửa vẫn tồn tại bên trong cơ thể bệnh nhân và được nhân lên như dự định, ông Sergemauer nói với truyền thông. Tuy nhiên, không rõ liệu và khi nào các tế bào sẽ phát động một cuộc tấn công hiệu quả lên căn bệnh ung thư của bệnh nhân, ông nói thêm.
Hai đến ba tháng sau khi điều trị, bệnh ung thư của một bệnh nhân tiếp tục xấu đi như trước khi điều trị và một bệnh nhân khác vẫn ổn định, theo báo cáo. Bệnh nhân thứ ba mới được điều trị nên chưa có đánh giá phản ứng.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đặt mục tiêu tuyển dụng thêm 15 bệnh nhân vào thử nghiệm để đánh giá cả sự an toàn của kỹ thuật và hiệu quả của nó trong việc loại bỏ ung thư. Các kết quả an toàn sớm sẽ được trình bày vào tháng tới tại một cuộc họp của Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ tại Orlando, Florida, theo tuyên bố của trường đại học.
Lê Đức
Theo Livescience
Vụ thanh niên đột ngột tử vong khi nhập viện ở Quảng Nam: Do đột quỵ? Cho rằng cái chết đột ngột của anh Phan Văn Thuận (1994, trú xã Quế Lộc, H. Nông Sơn, Quảng Nam) là do Trung tâm Y tế (TTYT) H. Nông Sơn làm việc tắc trách, chiều 7-11, gia đình anh Thuận đã mang áo tang kéo đến trung tâm yêu cầu giải thích rõ sự việc. Người nhà nạn nhân mặc áo tang...