Vĩnh Phúc: Trồng ngô không lấy hạt, cây còn xanh rờn đã chặt bán thân, bán lá, nông dân ở đây cứ trồng là khá
Dù mới được trồng, phát triển tại một số xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng ngô sinh khối đã bộc lộ nhiều ưu điểm trên đồng đất Vĩnh Phúc như ít sâu bệnh, giảm công chăm sóc, thời gian thu hoạch ngắn, có thể trồng 3-4 vụ/năm.
Trồng ngô sinh khối được coi là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giảm diện tích đất trống trong vụ Đông.
Trồng ngô sinh khối còn góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và thu nhập cho người nông dân.
Vụ đông năm 2020, diện tích trồng ngô sinh khối trên địa bàn xã Thái Hòa (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) chiếm khoảng 70-80% tổng diện tích cây trồng.
Vĩnh Phúc là tỉnh khởi nguồn sản xuất ngô Đông trên nền đất ướt, trước đây, Vĩnh Phúc có diện tích sản xuất ngô lấy hạt tương đối lớn so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Ở Vĩnh Phúc trồng ngô lấy hạt với 3 vụ chính trong năm: Xuân, Hè và Đông, chiếm khoảng 43-51% tổng diện tích sản xuất.
Thế nhưng, những năm gần đây, diện tích ngô có xu hướng giảm từ 1.000-2.000 ha/năm. Một trong những nguyên nhân khiến diện tích ngô giảm là do các giống hiện nay đang trồng phổ biến được nhập khẩu từ nước ngoài nên chi phí giống cao, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất còn hạn chế, đẩy giá thành sản xuất cao.
Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc có công nghiệp, du lịch và dịch vụ phát triển, thu hút nhiều lực lượng lao động nông thôn với mức thu nhập cao, ổn định hơn so với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy người dân có xu hướng chuyển đổi ngành nghề lao động, không mặn mà với sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cây ngô nói riêng.
Năm 2019, nhận thấy nhu cầu thức ăn thô xanh cho đàn bò sữa, bò thịt trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Vĩnh Phúc cao, một số hộ dân trên địa bàn xã như: Vĩnh Thịnh, Kim Xá, An Tường, Cao Đại ( huyện Vĩnh Tường), Hồng Châu, Liên Châu, Trung Kiên (huyện Yên Lạc), Bắc Bình, Thái Hòa (huyện Lập Thạch)… đã đem giống ngô sinh khối về trồng và phát triển tại địa phương.
Qua quá trình trồng ngô sinh khối, thu hoạch, nhận thấy ngô sinh khối tốn ít công chăm sóc và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng ngô lấy hạt. Đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 1.000 ha diện tích đất trồng ngô sinh khối.
Video đang HOT
Là đơn vị đầu tiên trồng ngô sinh khối trên địa xã Liên Châu (huyện Yên Lạc) với diện tích 45 ha, anh Vũ Tú Anh, Kỹ sư Công ty Hoa quả và Lương thực Việt Nam cho biết:
So với trồng ngô lấy hạt thì ngô sinh khối có thời gian từ trồng đến thu hoạch ngắn hơn từ 25-30 ngày, nhờ đó người dân có thể luân canh tăng vụ lên 3-4 vụ/năm.
Cùng với đó, thời gian từ khi trồng đến thu hoạch ngắn, nên hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm công chăm sóc và chi phí đầu vào.
Đặc biệt, ngô sinh khối được thu hoạch từ giai đoạn chín sáp và chặt luôn cả cây nên không mất thời gian rẽ hạt, phơi khô và bảo quản.
Hiện nay, nhu cầu thu mua thức ăn thô xanh (trong đó có ngô sinh khối) cung cấp cho bò thịt, bò sữa trên thị trường khá lớn mà lượng cung mới đáp ứng một phần.
Từ khi trồng ngô sinh khối đến nay, công ty được các đơn vị chăn nuôi bò sữa thu mua tại ruộng, với giá bán 800 đồng/kg cây tươi, doanh thu đạt 30- 35 triệu đồng/ha/vụ.
Trực tiếp trồng và chăm sóc ngô sinh khối từ năm 2019, ông Hà Xuân Hiển, xã Thái Hòa (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: Hầu hết các hộ chăn nuôi bò sữa tại xã Thái Hòa đều trồng ngô sinh khối để làm thức ăn thô xanh cho bò.
Ngô sinh khối gồm thân, lá, bắp tươi đem ủ chua rất giàu dưỡng chất, tốt hơn nhiều so với ủ chua bằng các phụ phẩm như thân, lá ngô già, bẹ ngô khô.
Đặc biệt, ngô sinh khối thu hoạch vào giai đoạn chín sáp, dưỡng chất đầy đủ, trâu, bò ăn thức ăn này sẽ cho chất lượng thịt, sữa cao và đảm bảo.
Vụ Đông 2020, tại xã Thái Hòa, ngô sinh khối chiếm đến 70-80 % tổng diện tích cây trồng trên địa bàn.
Những năm gần đây, chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng với tổng đàn trâu, bò có trên 136.000 con; trong đó trên 14.000 con bò sữa, nên nhu cầu về thức ăn thô xanh, trong đó có ngô sinh khối là rất lớn.
Tuy nhiên, hiện nay, diện tích trồng thức ăn thô xanh cho trâu, bò thịt và bò sữa nói chung, trồng ngô sinh khối nói riêng chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Trên thực tế chăn nuôi đại gia súc, nhất là nuôi bò thịt, bò sữa ngô có vai trò rất quan trọng, chiếm 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp.
Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngô sinh khối còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho gia súc, đặc biệt chăn nuôi bò sữa.
Để chăn nuôi phát triển bền vững, hiệu quả, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần quan tâm, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển cây thức ăn thô, trong đó có ngô sinh khối.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tích tụ diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ, trồng ngô sinh khối.
Vĩnh Phúc: Vĩnh Tường lan tỏa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Sáng 11/11, UBND huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc tổng kết 20 năm thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2000- 2020".
Dự hội nghị có các ông Kim Văn Ngoan Quýnh, Phó Giám đốc sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc; Lê Minh Thịnh, Chủ tịch HĐND huyện Vĩnh Tường; Lê Chí Thái, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, Trưởng ban chỉ đạo phong trào; lãnh đạo các xã, thị trấn và các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào.
Đánh giá cao thành tích thực hiện phong trào mà huyện Vĩnh Tường đạt được trong 20 năm qua, ông Kim Văn Ngoan Quýnh (ảnh trên), Phó Giám đốc sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai hiệu quả phong trào và cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" giai đoạn 2021-2025. Tập trung củng cố Ban chỉ đạo phong trào ở xã, thị trấn đưa phong trào ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng gia đình hạnh phúc, sống tương trợ, đoàn kết, thực hiện nếp sống văn minh, xóa bỏ tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang...
Ông Phí Văn Liệu, Huyện uỷ viên, Trưởng phòng Văn hóa & Thông tin huyện Vĩnh Tường nêu rõ: Rút kinh nghiệm chỉ đạo, phát huy kết quả đã đạt được, Vĩnh Tường tiếp tục thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trong giai đoạn tới. Huyện xác định tiếp tục khơi dậy, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương; hạn chế văn hóa phẩm độc hại xâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống xã hội; đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa gắn với thực hiện phong trào thi đua "Chung tay xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, thôn dân cư kiểu mẫu" và thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Duy trì, củng cố, phát triển phong trào thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Tiết mục hát Xoan do đội văn nghệ dân gian xã Kim Xá (Vĩnh Tường) thực hiện
Vĩnh Tường sẽ phát triển phong phú, đa dạng, nâng cao chất lượng phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao quần chúng và hoạt động thông tin cổ động; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng thiết chế văn hóa-thể thao, tạo điều kiện để nhân dân được vui chơi, giải trí, hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Chú trọng bảo tồn, tôn tạo, tu bổ phục hồi, phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội truyền thống, trò chơi, trò diễn dân gian tiêu biểu; bài trừ các hủ tục, lạc hậu, mê tín dị đoan, các loại văn hóa phẩm độc hại, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn, văn minh.
Lãnh đạo sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc và lãnh đạo huyện Vĩnh Tường trao tặng thưởng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" 10 năm qua.
Thông qua phong trào, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, kiện toàn và phát huy mạnh mẽ; mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân được tăng cường; tình làng nghĩa xóm được vun đắp, người dân đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng; các giá trị văn hóa dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy; những tập tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi; môi trường sinh thái, cảnh quan đường làng ngõ xóm ngày càng xanh-sạch-đẹp.
Lãnh đạo huyện Vĩnh Tường trao Giấy khen tặng các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Phong trào đã làm thay đổi nhận thức trong việc xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, xây dựng "Gia đình văn hóa", thôn, làng, tổ dân phố văn hóa. Tính đến cuối năm 2019, Vĩnh Tường có 53.438/60.498 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa chiếm tỷ lệ 88,3% (tăng 31,3% so năm 2001).
Nhân dịp này, 44 tập thể và 43 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" giai đoạn 2000 - 2020 được Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường biểu dương, khen thưởng.
Nam thanh niên tử vong sau khi đi nhậu về Thi thể của anh C được tìm thấy sau 2 ngày mất tích. Trước khi mất tích, anh này đã đi nhậu cùng bạn bè. Cụ thể vào chiều ngày 10/11, người dân đã phát hiện một thi thể nam thanh niên gần khu vực bờ kênh Thượng Lạp thuộc xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc). Tại hiện trường, mọi...