Vĩnh Phúc: Tình trạng mất song chắn rác các trục giao thông vẫn diễn ra phức tạp
Liên tiếp trong những năm gần đây, không ít tuyến đường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã xảy ra tình trạng mất song chắn rác và nắp đậy hố ga trên đường, vừa làm mất mỹ quan công trình, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người và phương tiện qua lại.
Song chắc rác bị trộm lấy mất gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại.
Đường trục Trung tâm khu đô thị mới Mê Linh có chiều dài gần 15 km, được thông xe kỹ thuật vào tháng 5/2016 với tổng mức đầu tư giai đoạn I trên 2.331 tỷ đồng. Con đường nằm trong khuôn khổ Dự án Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc; đoạn qua địa phận Vĩnh Phúc gần 3 km, còn lại thuộc địa phận thành phố Hà Nội. Riêng điểm đầu tuyến đường này giao với quốc lộ 2 tại địa phận tỉnh đang có khoảng 100 song chắn rác bị kẻ gian lấy mất.
Điều đáng quan tâm là các song chắn rác đều nằm dưới lòng đường (vị trí ở lòng đường sát với vỉa hè của đường). Song chắn rác có nhiệm vụ chặn các loại rác, chất thải rắn khi trời mưa. Phía dưới song rác là hệ thống hố, rãnh tiêu thoát nước để bảo vệ công trình đường không bị ngập nước khi mưa lớn. Khi song chắn rác bị cậy nắp để lộ rõ hố sâu rộng, kích thước có thể lọt hoàn toàn một bánh xe đạp, xe máy, đến bánh ô tô hạng nhỏ, hoặc cả người đi đường nếu vô tình bước chân vào.
Tương tự, tại một số tuyến đường khác trên địa bàn tỉnh cũng bị mất các thiết bị này, như đường Nguyễn Tất Thành đi qua một số địa phương của huyện Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên dài khoảng 10 km cũng có gần 100 song chắn rác bị mất. Điều này gây mất mỹ quan cho công trình và nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông, nhất là vào ban đêm.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, Sở Giao thông Vận tải tỉnh, tính từ khi đường trục Trung tâm khu đô thị mới Mê Linh thông xe và đưa vào sử dụng đến tháng 9/2021, đã xảy ba đợt mất song chắn rác và phải khắc phục, thay thế 454 song. Việc bổ sung các song chắn rác có thực hiện biện pháp gia cố, chủ yếu bằng việc khoan bê tông xuống mặt đường và bắt vít để giữ nắp đậy, tạo sự chắc chắn hơn. Tuy vậy, tình trạng mất song chắn rác, nắp hố ga vẫn xảy ra.
Để tránh gây nguy hiểm cho người và phương tiện, gia súc của người dân chăn thả gần hai bên đường, một số người dân đã lấy cành cây, thanh tre, gỗ cắm xuống các hố ga, lỗ hổng mất song chắn rác… để cảnh báo nguy hiểm tại địa điểm đó. Song, đây chỉ là giải pháp tạm thời, bởi những cành cây, tre, gỗ cũng bị chính người dân khác lấy về làm chất đốt; mưa nắng làm gãy vụn hoặc trôi lọt vào các hố, rãnh dưới lòng đường.
Trước tình trạng trên, ngành giao thông vận tải tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền, tố giác đối tượng trộm cắp. Công an các huyện, thành phố vào cuộc điều tra, xác minh, phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi trộm cắp nắp đậy hố ga, song chắn rác…
Song chắn rác trên đường trục Trung tâm khu đô thị mới Mê Linh bị lấy trộm.
Qua quan sát và tìm hiểu thực tế, khi các song chắn rác và nắp hố ga bị mất không được bổ sung kịp thời thì ngoài việc gây nguy hiểm cho người và phương tiện, đây cũng chính là nơi thu nhận các loại rác thải, chất thải rắn tồn đọng, tích tụ lâu ngày… làm ách tắc, không thoát được nước mưa, gây ngập nhiều đoạn đường…
Gia tăng bệnh nhi mắc tay chân miệng tại Vĩnh Phúc
Từ đầu năm đến ngày 13/6, tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận 309 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó chỉ riêng 13 ngày đầu tháng 6 có tới 139 ca mắc.
Trước tình hình này, ngành y tế tỉnh tích cực triển khai các biện pháp để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Bệnh nhân mắc tay chân miệng đến khám tại Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc. Ảnh: TTXVN phát
Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc tiếp nhận gần 60 trẻ bị bệnh tay chân miệng đến khám từ đầu tháng 6 tới nay. Chị Nguyễn Thị Hoa, ở thành phố Vĩnh Yên, có con 3 tuổi bị tay chân miệng cho biết: Cháu được gia đình đưa vào viện cách đây 4 ngày trong tình trạng sốt cao, kèm theo nôn, xuất hiện những nốt nhỏ li ti quanh miệng, lòng bàn tay. Bác sĩ khám và kết luận cháu bị bệnh tay chân miệng cấp độ 2A. Nhờ được khám, điều trị kịp thời nên giờ cháu khỏe lại, các mụn đã khô, ăn uống khỏe, vui như bình thường.
Bác sĩ Đỗ Thị Dừa, Phó Trưởng Khoa Nội nhi, Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc cho biết: Một tháng gần đây, số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị tay chân miệng tăng 20-30% so với đầu năm, có tuần tăng tới hơn 40%. Khoa hiện tiếp nhận điều trị cho gần 20 bệnh nhân. Trong số các bệnh nhi nhập viện, có trường hợp bị tay chân miệng mức độ 2B, buộc phải sử dụng các biện pháp hồi sức hô hấp; nếu người nhà đưa đến viện chậm sẽ gây biến chứng dẫn đến viêm màng não, phù phổi cấp rất nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tăng cường phối hợp với ngành y tế triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát của dịch bệnh trên địa bàn, tập trung vào các vùng có số ca mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch.
Sở Y tế giám sát chặt tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ca bệnh/ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng xử lý triệt để ngay sau khi phát hiện; củng cố các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch. Ngành chức năng tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh; thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; bố trí khu vực điều trị riêng cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế người nhà vào thăm bệnh nhân, nhất là các bệnh nhân nặng.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, kiểm tra, giám sát phát hiện ca nghi ngờ; tuyên truyền sâu rộng trong trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh khác.
Theo bác sĩ Đỗ Thị Dừa, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, bùng phát thường theo mùa. Bệnh xuất hiện phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, trong đó trẻ 1-3 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Phụ huynh khi thấy trẻ có các triệu chứng nghi ngờ bệnh tay chân miệng cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vaccine phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh, bác sĩ Đỗ Thị Dừa khuyến cáo, người dân cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi chăm sóc trẻ bị bệnh; tránh chạm vào mắt, mũi, miệng bằng tay không sạch; tránh thôn, ôm, dùng chung dụng cụ và đồ ăn với trẻ bị bệnh; thường xuyên khử trùng các bề mặt, đồ vật; tránh dùng chung dụng cụ ăn uống.
Tranh luận dữ dội việc chặt hạ dừa ở thành phố biển Nha Trang Người dân tiếc nuối khi hàng loạt cây dừa lâu năm bên bờ biển TP.Nha Trang (Khánh Hòa) mới đây bị chặt hạ. Nhiều người cho rằng cần có giải pháp xử lý dung hòa để bảo tồn cây trồng, mảng xanh đô thị. Những ngày qua, TP.Nha Trang cho chặt nhiều cây dừa lâu năm trên một đoạn đường Trần Phú. Hàng...