Vĩnh Phúc: Sự thật vụ Công an huyện Lập Thạch dàn dựng bắt người
Đối tượng mua bán ma túy bị bắt, sau khi được tại ngoại đã “tố” công an dàn dựng, bắt người trái luật.
Công an dàn dựng bắt người?
Thời gian vừa qua, tin tức Công an huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc bắt đối tượng Đỗ Cao Quý (SN 1994, trú tại thôn Văn Lãm, xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch) theo một “vở kịch” được dàn dựng khiến cho dư luận bất bình.
Nội dung vụ án thể hiện trong bản kết luận điều tra bổ sung số 76/KLĐT ngày 27/7/2015 của CQCSĐT CA huyện Lập Thạch.
Theo đó, nội dung nêu rõ: Sáng ngày 19/12/2014, Đỗ Cao Quý (SN 1994, trú thôn Văn Lãm, xã Xuân Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, hiện đang ở trọ tại tổ dân phố Phú Chiền, thị trấn Lập Thạch) thấy anh Nguyễn Văn Cường (SN 1992, trú cùng xã) đến nhà trọ và đưa cho Quý 2 gói thuốc ma túy được giấu kỹ trong vỏ bao thuốc lá. Cường nhờ Quý bán hộ, Quý đồng ý rồi nhận 2 gói ma túy cất vào trong nhà.
Đến khoảng 10h cùng ngày thì Trần Văn Tuấn (SN 1987, trú xã Vân Trục, huyện Lập Thạch) đến hỏi mua ma túy. Quý đồng ý bán, Tuấn đưa cho Quý 200 nghìn đồng. Quý cầm tiền cất vào trong túi áo khoác, đồng thời lấy 2 gói ma túy bán cho Tuấn. Cùng lúc đó, tổ công tác Công an huyện Lập Thạch phát hiện, bắt quả tang, thu giữ vật chứng…”.
Cùng ngày, CQCSĐT Công an huyện Lập Thạch đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở, đồ vật của Quý nhưng không thu giữ thêm được vật chứng gì có liên quan.
Căn cứ vào Quyết định trưng cầu giám định chất bột màu trắng trên của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Vĩnh Phúc, kết luận: Chất bột màu trắng chứa 0,0148g có thành phần hêrôin. Tuy nhiên, do mẫu vật đã hết nên CQĐT không có cơ sở để mang đi giám định hàm lượng chất ma túy.
Đối tượng Đỗ Cao Quý trong hồ sơ của CQCSĐT CA huyện Lập Thạch
Video đang HOT
Căn cứ theo khoản 1 điều 194 Bộ luật hình sự, CQCSĐT – Công an huyện Lập Thạch ra kết luận: Hành vi của Đỗ Cao Quý đã cấu thành tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Cũng tại Kết luận này, CQCSĐT – Công an huyện Lập Thạch, khẳng định: Quá trình điều tra Quý đã thành khẩn khai nhận hành vi của mình, trùng khớp với nội dung nêu trên. Lời khai nhận tội phù hợp với biên bản bắt người phạm tội quả tang, lời khai của người liên quan, nhân chứng, vật chứng thu giữ và các tài sản khác.
Theo như biên bản bắt người phạm tội quả tang, lập vào 11h, ngày 19/12/2014 có nêu: “Theo nguồn tin của quần chúng nhân dân báo có Đỗ Cao Quý có hành vi bán ma túy cho anh Tuấn tại nhà, Công an huyện Lập Thạch phát hiện, bắt quả tang”.
Theo như phán ánh của Đỗ Cao Quý (khi đang tại ngoại – PV): “Thực tế vào ngày 19/12/2014, tôi đang ở nhà trọ (Tổ dân phố Phú Chiền) là một quán Internet, cùng lúc đó có vợ tôi và anh Nguyễn Văn Cường cùng một số thanh niên đang chơi game, thì có 4 người lạ xông vào nhà, hỏi “ai là Đỗ Cao Quý?”.
Thấy vậy, tôi đứng lên và nói: “Tôi là Quý đây”. Ngay lập tức, tôi bị những người lạ mặt xông vào, quật tôi ngã xuống nền gạch, ghì tôi lại đồng thời còng tay nói rằng tôi bán ma túy, rồi áp tải tôi lên trụ sở Công an thị trấn Lập Thạch.
Lúc này, tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình. Chứng kiến việc mấy người lạ mặt xông vào bắt tôi có vợ tôi, anh Cường và một số người khác, ngoài ra không có ai tên là Tuấn nào cả”.
Tại trụ sở Công an thị trấn Lập Thạch, cán bộ điều tra mới cho Quý biết lý do bị bắt là có hành vi bán ma túy cho một người tên là Trần Văn Tuấn.
Trong khi đó, Quý không hề biết Tuấn là ai, lai lịch như thế nào, hơn nữa khi Quý bị bắt tại nhà cũng không có ai tên Tuấn cả.
Khi Quý bị bắt về trụ sở Công an thị trấn Lập Thạch, lúc này chỉ có một mình Quý, ngoài ra không có ai tên Tuấn hay người làm chứng nào khác.
Tại đây, các cán bộ điều tra đưa cho một biên bản “Bắt người phạm tội quả tang” nhưng chưa hề ghi nội dung gì, bắt Quý phải ký vào phần “Người bị bắt”, nếu không nghe lời sẽ bị “ăn” đòn, không còn cách nào khác, Quý đành phải ký khống vào biên bản.
Sau này, Quý mới biết, bị bắt cùng mình có người tên Trần Văn Tuấn và người làm chứng là một cái tên lạ hoắc Phùng Văn Thiện.
Trong khi, lúc bị bắt có mặt vợ Quý (tên Huyền), anh Nguyễn Văn Cường là người chứng kiến toàn bộ sự việc lại không được đưa vào biên bản, thay vào đó là hai nhân vật từ “trên trời rơi xuống”, làm thay đổi hoàn toàn sự việc (?).
“Chúng tôi khẳng định không có oan sai!”
Với vai trò là Phó trưởng Công an huyện Lập Thạch, ông Nguyễn Duy Hưng khẳng định: “Chúng tôi khẳng định việc bắt Đỗ Cao Quý là đúng người, đúng tội, không oan sai”.
Cũng theo tin tức từ ông Hưng, trước ngày 19/12/2014 (trước khi bị bắt – PV) Đỗ Cao Quý đã bán ma túy rất nhiều lần. Đỗ Cao Quý là người buôn bán nhỏ lẻ, mua từ chỗ khác về bán để kiếm lời.
“Theo hồ sơ trinh sát của chúng tôi, Quý đã nhiều lần buôn bán chất ma túy. Ngay cả khi ra trại, Đỗ Cao Quý vẫn tiếp tục việc mua bán ma túy của mình”, ông Nguyễn Duy Hưng thông tin.
Ông Hưng giải thích: “Việc bắt Đỗ Cao Quý ở quán internet, nhưng các điều tra viên ghi trong hồ sơ là bắt tại nhà chỉ là do thiếu ghi trú. Vợ chồng Quý đã ra ở tại quán internet đó, đó cũng được coi là nhà. Còn về việc người làm chứng, anh Phùng Văn Thiện chỉ là người làm chứng lúc lập biên bản vụ việc, chứ không phải người làm chứng bắt quả tang…
Còn về việc Quý nói không biết Trần Văn Tuấn là ai, chúng tôi đủ cơ sở để chứng minh Quý đã gặp Tuấn bao nhiêu lần, gặp ở đâu. Kể cả việc quý giao dịch hàng trắng với ai, gọi cho ai, giao hàng như thế nào chúng tôi cũng đã có căn cứ”.
“Hiện tại, vụ án đang trong giai đoạn điều tra bổ sung. Tuy nhiên, chúng tôi đã có đầy đủ bằng chứng để khẳng định về tội danh của Đỗ Cao Quý. Chúng tôi sẽ sớm có Kết luận để gửi lên VKSND đề nghị truy tố đối tượng này. Đỗ Cao Quý cũng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình”, ông Hưng cho biết thêm.
Đức Hạnh – Đào Tấn
Theo_Người Đưa Tin
"Nữ quái" đến cửa tòa án bắt người
Trong khi đồng bọn đã lần lượt bị bắt và bị xử lý đích đáng trước pháp luật thì Xuân vẫn chưa phải chịu sự phát xét trước tòa án. Lý do đơn giản là "nữ quái" này đã không tự giác chấp hành lệnh hầu tòa, sau một thời gian được tại ngoại điều trị bệnh.
4/5 đối tượng đồng bọn của Xuân tại phiên tòa hồi tháng 3-2013
Cụ thể, theo quyết định đưa vụ án ra xét xử, hôm qua (23-10), Phạm Thị Xuân (SN 1967, trú ở phường Lam Sơn, quận Lê Chân, Hải Phòng) sẽ phải có mặt tại trụ sở TAND TP Hà Nội để các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét về tội "Cướp tài sản", theo Điều 133-BLHS. Thế nhưng sau cả tiếng đồng hồ chờ đợi không thấy nữ bị cáo này xuất hiện nên HĐXX sơ thẩm buộc phải quyết định trì hoãn phiên xử...
Liên quan đến hành vi phạm tội của Phạm Thị Xuân, vào năm 2013, các đối tượng gồm: Tạ Quang Phú (SN 1979), Nguyễn Đức Kính (SN 1950), Nguyễn Ngọc Chiến (SN 1967) đã cùng bị tuyên phạt mức án 18 năm tù giam về tội "Cướp tài sản"; Nguyễn Thế Hùng (SN 1979) và Nguyễn Việt Anh (SN 1977) đều phải nhận cùng mức 5 năm tù giam về tội "Bắt giữ người trái pháp luật". Bị hại của Xuân và đồng bọn là chị Vũ Thị Thanh Thương, trú tại quận Hoàng Mai.
Nội dung vụ án thể hiện, sáng 19-4-2011, chị Vũ Thị Thanh Thương đến Tòa án Hà Nội để tham dự một phiên tòa xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tham dự phiên xử ấy còn có Nguyễn Đức Kính và Nguyễn Ngọc Chiến. Nhìn thấy chị Thương, Kính liền gọi điện báo cho Phạm Thị Xuân biết và Xuân lập tức gọi điện cho Việt Anh nhờ tổ chức "bắt giữ" người phụ nữ này.
Đến giờ tòa nghỉ trưa, chị Thương vừa ra khỏi phòng xử án liền bị một số đối tượng trong đó có Nguyễn Việt Anh và Tạ Quang Phú ép phải ra ngoài cổng nói chuyện. Sau đó, Việt Anh cùng "đàn em" đã bế thốc chị Thương lên xe rồi chở thẳng đến một quán karaoke ở quận Long Biên. Khi tận mắt nhìn thấy chị Thương đã bị "đệ tử" khống chế, Xuân lái ô tô bám theo phía sau. Cùng thời điểm, Kính và Chiến lặng lẽ rời Tòa án Hà Nội và tìm đến quán karaoke, nơi giam giữ bị hại.
Tại đây, Xuân và nhóm đối tượng, trong đó có Tạ Quang Phú đã dùng vỏ chai bia đánh đập chị Thương không nương tay. Thấy người phụ nữ sợ đòn, Xuân cùng đồng bọn liền ép bị hại phải viết giấy vay nợ đối tượng 138.000 USD và 280 triệu đồng, đồng thời yêu cầu phải trả ngay 1 tỷ đồng. Chưa hết, đối tượng này còn ép buộc chị Thương phải tự tay viết thêm một mảnh giấy với nội dung "chán đời nên tự tử".
Vừa đánh đập bị hại, Xuân vừa đe dọa nếu không trả ngay đối tượng 1 tỷ đồng thì nhóm "giang hồ" này sẽ ném chị Thương xuống sông cùng với mảnh giấy mang dòng chữ "chán đời nên tự tử". Sau cùng, Xuân ép chị Thương gọi điện cho chồng phải nhanh chóng mang tiền đến chuộc vợ. Và rồi chập tối cùng ngày, khi Xuân rời quán karaoke ra đầu Quốc lộ 5 để nhận bọc tiền từ chồng nạn nhân thì bị lực lượng công an ập tới bắt quả tang.
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ hành vi phạm tội của Xuân cùng đồng bọn bắt nguồn từ việc năm 2009, đối tượng và Chiến góp 6 tỷ đồng cho anh Vũ Đức Nam (trú ở quận Ba Đình) vay thực hiện một dự án. Đến hẹn, Xuân đòi nhiều lần nhưng anh Nam không có để trả nợ và cho rằng phần lớn số tiền vay mượn đó đã giao hết cho chị Thương. Trong một lần gặp gỡ 3 bên (gồm anh Nam, chị Thương và Xuân), anh Nam tuyên bố gán toàn bộ số tiền 6 tỷ đồng vay của Xuân, Chiến cho chị Thương. Tuy nhiên, người phụ nữ này đã kiên quyết không đồng ý. Từ đó, Phạm Thị Xuân cùng đồng bọn đã lên kế hoạch và áp dụng "luật rừng" để thu hồi nợ.
Theo_An ninh thủ đô
Đêm tự do đầu tiên của "người tù hai thế kỷ" Huỳnh Văn Nén Rời trại giam vào chiều 22/10 sau 18 năm ngồi tù, ông Huỳnh Văn Nén đã có một đêm trắng để tận hưởng những phút tự do đầu tiên bên người thân. Một thế giới khác Theo hồ sơ vụ án, ông Huỳnh Văn Nén (ngụ xã Tân Minh, nay là thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) bị bắt ngày...