Vĩnh Phúc: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, công tác PBGDPL của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Triển khai hiệu quả nhiều chương trình phối hợp
Các sở, ban, ngành và địa phương xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác PBGDPL đã chủ động chỉ đạo phối hợp trong triển khai PBGDPL bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Nội dung PBGDPL từng bước đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong từng thời điểm, qua đó góp phần nâng cao trình độ pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân, giúp người dân hiểu biết pháp luật, tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội.
Cụ thể, công tác ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện luôn được chủ động, tích cực và kịp thời. Ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 209 giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch hàng năm. Hàng năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; các tổ chức chính trị-xã hội hầu hết đã ban hành Kế hoạch, chương trình phối hợp và các văn bản chỉ đạo triển khai công tác PBGDPL. Sở Tư pháp- Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL ký kết hợp đồng phối hợp triển khai công tác PBGDPL với 21 ngành và Ký kết 04 Chương trình phối hợp với các ngành.
Hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hiệu quả công tác PBGDPL thường xuyên được quan tâm. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp rà soát, củng cố và kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và người công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 300 báo cáo viên pháp luật, 2.559 tuyên truyền viên pháp luật, 6.166 hòa giải viên cơ sở. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ pháp chế các sở, ngành được tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật thường xuyên, đảm bảo tính chuyên nghiệp, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu công tác PBGDPL. Trong 5 năm đã tổ chức 9 hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ làm công tác pháp chế các sở, ban, ngành ở tỉnh.
Tăng cường phổ biến pháp luật cho cán bộ, nhân dân
Công tác PBGDPL cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở được tăng cường. Từ năm 2016 đến nay, mở được 876 lớp, cho 132.977 lượt người tham dự. Nội dung các lớp tập huấn đã được các cấp bám sát tình hình thực tiễn của từng địa phương để triển khai cho phù hợp với từng đối tượng; tập trung chủ yếu các lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân. Đối với các xã có đất bị thu hồi, khiếu kiện tập trung tuyên truyền về các chính sách, pháp luật về đất đai, giải phóng mặt bằng, cưỡng chế thu hồi đất, xử lý vi phạm hành chính, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Ngoài ra, tổ chức 13 các lớp tập huấn tuyên truyền kiến thức pháp luật pháp luật liên quan hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi tại các xã ven sông góp phần đảm bảo khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Ngoài lớp tập huấn cán bộ và nhân dân ở cơ sở còn được phổ biến pháp luật thông qua mô hình “Ngày pháp luật”, “Câu lạc bộ pháp luật”, hoạt động của các Tổ hòa giải ở cơ sở, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, Tủ sách pháp luật…
Video đang HOT
Hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua tài liệu đảm bảo chất lượng, đổi mới hình thức và phù hợp với các đối tượng. Sở Tư pháp đã biên tập và phát hành biên tập và phát hành 494.800 tài liệu PBGDPL pháp luật. Các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh đã tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan cấp phát trên 1.000.000 tài liệu. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện việc cấp phát trên 500.000 tờ gấp, bản tin, sách nghiệp vụ, băng, đĩa nội dung tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật mới cho các xã, phường, thị trấn và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn.
Công tác tuyên truyền, PBGDPL bằng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật tiếp tục được đẩy mạnh. Trong 5 năm qua, Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND đã tham mưu giúp UBND tỉnh đã tổ chức thành công 08 cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Cuộc thi đã thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật góp phần nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp; ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật để từ đó có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, phát huy quyền dân chủ của mình. Đây cũng là một đợt sinh hoạt chính trị pháp lý sâu rộng có ý nghĩa rất lớn trong mỗi cán bộ, Đảng viên và từng người dân.
Công tác PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại tích cực đổi mới, tạo sức lan tỏa rộng khắp và thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân. Hoạt động xét xử lưu động ngày càng tăng cường. Hoạt động PBGDPL đến các đối tượng đặc thù có nhiều chuyển biến. Hoạt động kiểm tra thực hiện Nghị quyết số 209/2015/NQ- HĐND bước đầu được triển khai nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện các mục tiêu Nghị quyết đề ra.
Nhìn chung sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND, các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết đề ra đã cơ bản được thực hiện đáp ứng yêu cầu. Hiệu quả của công tác PBGDPL có tác động xã hội to lớn, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân giúp cho chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực thi trong thực tiễn, hạn chế vi phạm pháp luật; giảm bớt tình trạng khiếu nại, tố cáo không có căn cứ, kéo dài, vượt cấp, xây dựng môi trường sống lành mạnh trong cộng đồng dân cư góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Hòa Bình huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo đột phá phát triển nhanh
Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh việc phát triển kinh tế-xã hội của Hòa Bình phải đặt trong mối liên kết tổng thể phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng thủ đô Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Bình Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)
Chiều 30/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cùng đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Hòa Bình về việc góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh nhấn mạnh 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Tỉnh Hòa Bình là cửa ngõ kết nối với Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Bắc với xu hướng phát triển thành phố vệ tinh, thành phố thông minh của vùng thủ đô, giúp Hòa Bình mở ra cơ hội để phát triển.
Thời gian tới, tỉnh Hòa Bình huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, dân tộc.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình Trần Đăng Ninh trình bày báo cáo đề dẫn dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả, hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, quân sự địa phương, an ninh, trật tự xã hội, công tác cải cách tư pháp, hoạt động tư pháp, công tác đối ngoại, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Dự thảo Báo cáo rút ra 5 bài học kinh nghiệm, đồng thời phân tích những thuận lợi, thời cơ phát triển, khó khăn, thách thức, đặt ra yêu cầu đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc phải nỗ lực phấn đấu với ý chí, quyết tâm cao để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới.
Mục tiêu đề ra là: phấn đấu kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước vào năm 2025 và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực Trung du và miền núi Bắc bộ; đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển trong cả nước.
Dự thảo Báo cáo đưa ra 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương cơ bản đồng tình cao với dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2002-2025.
Đồng thời, các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đoàn công tác cho rằng Hòa Bình cần đánh giá hiệu quả chất lượng xây dựng nông thôn mới; nguyên nhân của tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm; kết quả thu hút vốn đầu tư, kết quả đầu tư công trung hạn; bổ sung số liệu đánh giá sâu hơn về xã hội hóa giáo dục, đào tạo nghề; đánh giá tổng quát về kết quả thực hiện quy hoạch.
Hòa Bình cũng cần rà soát lại các chỉ tiêu cho 5 năm tới để đảm bảo tính khả thi; cụ thể hóa thành các chương trình triển khai sau Đại hội như phát triển kinh tế, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh liên kết vùng, xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới; bổ sung các khâu đột phá bám sát 3 khâu đột phá của Trung ương.
Hệ thống đường giao thông trong thành phố Hòa Bình được mở rộng, nâng cấp, góp phần quan trọng vào sự phát triển đồng bộ về kinh tế của hai bên bờ sông Đà. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích tỉnh Hòa Bình đạt được trong 5 năm qua; đồng thời đánh giá cao tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực, triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW và xây dựng các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh một cách bài bản, chất lượng.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhất trí với định hướng phát triển của tỉnh Hòa Bình trong dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025; đề nghị tỉnh Hòa Bình cần xác định đúng và tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, con người cùng lợi thế về quỹ đất sẵn có.
Việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh phải đặt trong mối liên kết tổng thể phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng thủ đô Hà Nội.
Tỉnh phát triển du lịch làm mũi nhọn, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo có cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển vùng động lực là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo sự lan tỏa đối với tất cả các vùng trong tỉnh.
Hòa Bình cũng cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân làm động lực quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của tỉnh./.
Hội nghị "Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thu hồi đất" Ban dân nguyện của Quốc hội tổ chức hội nghị chuyên đề "Giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thu hồi đất để phát triển kinh tế- xã hội". Chiều 27/7, tại Cần Thơ, Ban dân nguyện của Quốc hội tổ chức hội nghị chuyên đề "Giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thu hồi...