Vĩnh Phúc: Hướng tới thoát nghèo bền vững
Quyết định số 1722/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định rõ các mục tiêu cơ bản: đến năm 2020 giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% đến 1,5%/năm; các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% đến 4%/năm. Với những mục tiêu mà Chính phủ đề ra trong những năm vừa qua Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác giảm nghèo.
Theo đó, giai đoạn 2016- 2018, trên địa bàn tỉnh có trên 178.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được sử dụng vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội với số tiền trên 1.000 tỷ đồng; 380 hộ nghèo được vay 6,5 tỷ đồng làm nhà ở; trên 3000 hộ ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được vay trên 119 tỷ đồng để sản xuất kinh doanh; 1.286 học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo được hỗ trợ học nghề; 467 lao động được hỗ trợ xuất khẩu lao động với số tiền trên 312 triệu đồng.
Hỗ trợ về y tế, giáo dục, giai đoạn 2016-2018, có 114.317 lượt học sinh nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số được miễn, giảm học phí; 1.286 học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo được hỗ trợ học nghề.
Toàn tỉnh có 261.025 lượt người nghèo và người dân các thôn đặc biệt khó khăn được mua thẻ bảo hiểm y tế bằng nguồn ngân sách cấp. 100% người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người cận nghèo được tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ y tế từ tuyến xã đến tuyến huyện, tỉnh.
Từ những chính sách hỗ trợ trên, hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều toàn tỉnh còn 2,98%, giảm gần 1% so với năm 2016. Đến nay, toàn tỉnh có 110/112 xã đạt tiêu chí số 11 về hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới.
Để đạt mục tiêu giai đoạn 2018- 2020, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đã chiều toàn tỉnh còn dưới 2,0%, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ hộ về vốn, việc làm, y tế, giáo dục, pháp lý…
Đặc biệt, chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp và nhân dân các xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn để họ tiếp tục vươn lên thoát nghèo bền vững.
Video đang HOT
Nhiều hộ gia đình có đời sống khá nhờ vay vốn phát triển kinh tế
Chỉ còn hai năm nữa, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 cán đích. Để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra, thời gian tới, các cơ quan chức năng trong tỉnh đang tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi, thực hiện.
Trong đó, tập trung ba nhóm chính sách: hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Căn cứ các chính sách giảm nghèo hiện hành, từ nguồn lực đầu tư của Nhà nước, các địa phương tổ chức phân loại đối tượng hộ nghèo, xác định nhu cầu hỗ trợ, tổ chức để hộ nghèo đăng ký phấn đấu thoát nghèo, từ đó có giải pháp hỗ trợ tạo sinh kế, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động.
Phân công đảng viên, các tổ chức chính trị, đoàn thể cơ sở theo dõi giúp đỡ; tăng cường nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo cấp xã, huyện.
Gắn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường phân cấp cho cơ sở, chủ động trong lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt động của chương trình.
Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hệ thống chính sách giảm nghèo.
Thực hiện đa dạng nguồn vốn huy động, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Thực hiện nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng. Hy vọng với những giải pháp đồng bộ và thực hiện nghiêm túc, tỉnh Vĩnh Phúc nhanh chóng giảm số hộ nghèo hướng tới thoát nghèo bền vững.
Thanh Hoài
Theo CLO
Bộ NN&PTNT thúc các địa phương đẩy nhanh tiến độ chương trình OCOP
Ngày 12.12 Bộ NN&PTNT đã ban hành văn bản số 9654/BNN-VPĐP đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo để đẩy nhanh tiến độ triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 490/QĐ-Ttg ngày 7.5.2018. Kế hoạch triển khai cũng đã được Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2016 - 2020 ban hành ngày 22.8.2018 theo Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW.
Theo Bộ NN& PTNT, trong thời gian qua Bộ đã phối hợp với các Bộ, ban ngành Trung ương, các đơn vị tư vấn hỗ trợ tích cực các địa phương tổ chức xây dựng Đề án, kế hoạch triển khai chương trình OCOP. Đến nay, trên cả nước đã có nhiều tỉnh, thành phố tích cực triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Phạm Minh Hùng, UV Ban thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, chuyên trách công tác phía Nam, cùng lãnh đạo Hội Nông dân TP.HCM tham quan gian hàng triển lãm các sản phẩm nông nghiệp địa phương. Ảnh: QH
Trên tinh thần văn bản số 9654/BNN-VPĐP, Bộ NN&PTNT tuyên dương 22 tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai phê duyệt Đề án, kế hoạch Chương trình OCOP cấp tỉnh. Được biết, trong 22 tỉnh, thành đã phê duyệt kế hoạch, đề án có hơn 1.760 sản phẩm đặt mục tiêu chuẩn hóa OCOP đến 2020, huy động khoảng 4.146 tỷ đồng.
Cũng theo nội dung công văn trên, Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương chỉ đạo triển khai ngay một số nội dung: Chỉ đạo quyết liệt các cơ quan tham mưu hoàn thành xây dựng Đề án, kế hoạch triển khai chương trình OCOP để trình UBND tỉnh, thành phố xem xét, phê duyệt theo đúng tiến độ Ban Chỉ đạo Trung ương yêu cầu; Kiện toàn tổ chức triển khai Chương trình OCOP theo đúng tinh thần QĐ số 490/QĐ-Ttg ngày 7.5.2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Chương trình OCOP sẽ đem các sản phẩm tiêu biểu của các địa phương đến với các khách hàng trong và ngoài nước, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương. Ảnh: Quốc Hải
Theo đó cần giao nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị chuyên trách cấp tỉnh, cấp huyện để chịu trách nhiệm đầu mối triển khai các nội dung, hoạt động của Chương trình OCOP; sớm tổ chức khảo sát, đánh giá, lựa chọn sản phẩm lợi thế của từng xã, huyện để xúc tiến triển khai chương trình OCOP, tổ chức đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh, kịp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cấp quốc gia, tham gia cuộc thi đánh giá sản phẩm OCOP quốc gia vào cuối năm 2019;
Cân đối, bổ sung nguồn lực từ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn, các nguồn lực của địa phương, xã hội để triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP.
Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 về kết quả triển khai Chương trình OCOP tính đến 31.12.2018 trước ngày 10.1.2019.
Được biết thêm, ngày 16.12.2018, tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức công bố và cấp chứng nhận sản phẩm OCOP. Đây là tỉnh đầu tiên trên cả nước (trừ Quảng Ninh đã bước sang Giai đoạn 2) xét công nhận sao sản phẩm OCOP.
Theo đó, có 5 sản phẩm 4 sao, 32 sản phẩm 3 sao được UBND tỉnh công nhận.
Theo Danviet
Khó khăn triển khai chương trình nước sạch ở Hưng Yên Tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, người dân vẫn còn tâm lý trông chờ, chưa tự nguyện đầu tư kinh phí lắp đặt đồng hồ, nên tiến độ lắp đặt đấu nối để sử dụng nước sạch còn chậm. Ngày 21/9, tại Trung tâm văn hóa huyện Kim Động (Hưng Yên) đã diễn ra Hội nghị "Sử dụng nước...